Mẹo đi chợ cực tiết kiệm mà vẫn đầy đủ cho cả gia đình

0
1074

Hằng ngày, các khoản chi tiêu cho việc ăn uống của cả gia đình là không hề nhỏ. Vậy nên để quản lý tài chính gia đình hiệu quả, Money Lover sẽ mách bạn các mẹo đơn giản để đi chợ tiết kiệm mà vẫn đảm bảo chất lượng cho bữa ăn gia đình.

Đặt hạn mức chi phí nấu ăn trong một tháng

Điều đầu tiên chị em cần làm nếu muốn tiết kiệm tiền nấu ăn nhất chính là đặt ra hạn mức chi tiêu cho việc nấu ăn, sinh hoạt. Việc đặt hạn mức sẽ căn cứ vào 2 yếu tố: Tiềm lực kinh tế của gia đình nhu cầu ăn uống của gia đình.

Trong đó tiềm lực kinh tế là yếu tố then chốt cần phải quan tâm nhất. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao thì chi phí cho việc ăn uống có thể thoải mái. Nhưng nếu như gia đình bạn chỉ có mức thu nhập bình thường thì chi phí để nấu ăn cần phải cân nhắc kĩ càng. Nếu bạn tập trung hết tiền vào nấu nướng, chi tiêu thì bạn sẽ không còn tiền để tiết kiệm và làm các việc khác

Theo chia sẻ của một nhà tỷ phú thì tiền nên được chia thành 5 phần với 5 mục đích khác nhau.

  • Phần 1: Chi phí nấu ăn, sinh hoạt phí
  • Phần 2: Chi phí tiết kiệm
  • Phần 3: Đầu tư cho việc học của con cái
  • Phần 4: Chi phí đi lại, tiếp khách, bạn bè
  • Phần 5: Chi phí dùng để đầu tư kinh doanh, thu lại lợi nhuận.
Đặt hạn mức chi phí nấu ăn cho cả gia đình trong 1 tháng
(Ảnh minh họa): Đặt hạn mức chi phí nấu ăn cho cả gia đình trong 1 tháng

Tuy nhiên cách phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối vì nếu như mức thu nhập của bạn quá thấp thì bạn chỉ có thể phục vụ việc nấu ăn, sinh hoạt là hết chứ không còn tiền để làm các việc khác. Vì vậy bạn hãy căn cứ vào tình hình kinh tế của mình để phân chia tiền sao cho phù hợp.

Ví dụ nếu gia đình bạn tổng thu nhập được 10.000.000đ, gồm 4 người: 2 vợ chồng và 2 trẻ nhỏ bạn có thể đặt hạn mức chi phí ăn uống và phần chia nguồn tiền như sau:

  • Phần 1: Tiền ăn uống, sinh hoạt: 3.500.000đ
  • Phần 2: Tiền điện, nước: 500.000đ
  • Phần 3: Tiền tiết kiệm: 2.000.000đ
  • Phần 4: Tiền học hành cho con: 2.000.000đ
  • Phần 5: Tiền chi phí đi lại, tiếp khách bạn bè: 1.000.000đ
  • Phần 6: Tiền đầu tư kinh doanh: 1.000.000đ

Sau khi có hạn mức chi phí ăn uống rồi bạn sẽ chia nó cho số ngày trong tháng để biết được một ngày bạn nên đi chợ, mua đồ ăn thức uống cho gia đình như thế nào.

Với ví dụ trên mỗi tháng bạn bỏ ra 3.500.000đ để phục vụ việc ăn uống thì mỗi ngày bạn chỉ có thể mua trong vòng 100.000đ  tiền đồ ăn cho gia đình. Số tiền chi cho việc mua dầu ăn, mắm muối, bột giặt….là 500.000đ

Lên kế hoạch thực đơn trong 1 tuần

Đây là một cách làm rất khoa học nhưng hầu hết các gia đình lại bỏ qua. Việc lên kế hoạch thực đơn cho cả gia đình đem lại rất nhiều lợi ích.

  • Thiết kế món ăn phù hợp với lượng tiền của gia đình
  • Đảm bảo đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho cả gia đình
  • Giảm thời gian đi chợ do phải nghỉ hôm nay ăn món gì, hôm nay chế biến như thế nào

Sau khi có thực đơn cả gia đình rồi bạn chỉ cần mang theo thực đơn này và mua sắm cho gia đình mình theo đúng thực đơn đã thiết kế.

Thời gian thiết kế thực đơn cho cả gia đình chỉ mất khoảng 30-45 phút nên các bà nội trợ hãy chịu khó làm nhé.

Mua theo sở thích ăn uống của cả nhà và theo số lượng, nhu cầu của các thành viên

Một cách để tiết kiệm chi phí ăn uống chính là mua đúng và mua đủ. Mua đúng là mua đồ ăn theo sở thích, thói quen ăn uống của cả gia đình. Còn mua đủ là chỉ mua lượng thức ăn theo nhu cầu của cả gia đình.

Các bà nội trợ muốn tiết kiệm được nhiều tiền nhất thì phải luôn ghi nhớ điều này. Việc mua vô tội vạ, mua nhiều đồ ăn không hợp khẩu vị hoặc mua quá nhiều so với lượng người trong gia đình vừa gây lãng phí vừa làm tốn tiền.

Đi chợ một lần cho cả ngày

Ở các nước Phương Tây người dân có thói quen đi siêu thị 1 lần và mua đồ cho cả 1 tuần. Nhưng ở Việt Nam thì thói quen này vẫn rất ít. Người dân vẫn muốn đi chợ thường xuyên và mua những đồ ăn tươi sống cho cả gia đình. Đặc biệt có những gia đình ngày ăn ba bữa thì đi chợ ba lần.

Việc đi lại nhiều như vậy vừa tốn thời gian lại tốn tiền xăng xe. Chính vì vậy để tiết kiệm chi phí bạn hãy đi chợ 1 lần cho cả ngày hoặc cho 1 vài ngày. Vừa tiết kiệm tiền xăng, vừa có thể mua nhiều đồ và giá thành tất nhiên sẽ thấp hơn.

Mua số lượng lớn thay vì mua từng ít một, tích cực săn các chương trình giảm giá, chương trình khuyến mãi

Với những thực phẩm có thể để lâu và dùng trong thời gian dài như: mắm, muối, mì chính, hạt nêm, dầu ăn….bạn nên mua nhiều, mua chai lớn để được hưởng mức giá thấp. Như vậy cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Săn các chương trình khuyến mãi để giảm chi phí mua thực phẩm, đồ dùng
(Ảnh minh họa): Săn các chương trình khuyến mãi để giảm chi phí mua thực phẩm, đồ dùng

Đặc biệt hiện nay tại các siêu thị luôn luôn có các chương trình giảm giá. Bạn hãy tận dụng những chương trình này để vừa mua được đồ ăn ngon, sản phẩm tốt mà lại có giá thành thấp, tiết kiệm được nhiều tiền hơn.

Để kiểm soát tốt việc chi tiêu các bạn hãy sử dụng ứng dụng quản lý tiền bạc MoneyLover. Money Lover là ứng dụng quản lý tiền thông minh, đã được dịch ra 34 ngôn ngữ trên toàn thế giới, được rất nhiều người tin tưởng lựa chọn. Với ứng dụng này tiền của bạn sẽ được quản lý một cách khoa học, an toàn và tiết kiệm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây