Có nên hợp nhất tài chính sau khi kết hôn?

0
1043

Một trong những thay đổi lớn nhất khi kết hôn đó là tài chính. Bạn có trách nhiệm với cả gia đình, không phải cá nhân mình như trước. Vì vậy, có nên hợp nhất tài chính sau khi kết hôn hay không?

Có nên hợp nhất tài chính sau khi kết hôn?

→ Xem thêm: 7 nguyên tắc tài chính cần thống nhất trước khi kết hôn

Không ít các cặp vợ chồng vẫn tiếp tục minh bạch tài chính cá nhân. Tuy nhiên, bạn cũng có thể xem xét việc hợp nhất tài chính của cả hai vợ chồng để dễ dàng triển khai kế hoạch quản lý tài chính.

Việc hợp nhất này phải dựa trên sự đồng thuận của cả hai bên. Trong quá trình thống nhất nếu không tính toán khéo léo sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình và cả tương lai sau này.

1. Quyết định đúng thời điểm để hợp nhất tài chính

Việc hợp nhất tài chính phụ thuộc phần lớn vào mối quan hệ. Nếu chỉ đang hẹn hò nghiêm túc, hãy tìm hiểu thói quen tài chính của nhau trước.

Đây là thời điểm chưa thích hợp để hợp nhất tài chính, nhưng vẫn có thể thảo luận đến vấn đề này để hiểu đối phương hơn.

Nếu bạn có kế hoạch kết hôn, hãy bắt tay triển khai việc hợp nhất tài chính. Cùng nhau đưa ra quan điểm và lập kế hoạch chi tiêu cho thời gian tới.

Khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân, cả hai cần thảo luận việc thanh toán các chi phí. Hãy liệt kê tất cả các khoản chi phí và giao trách nhiệm cho mỗi người. Cân nhắc và tính toán về mức thu nhập hiện tại của cả hai để đưa ra kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Nếu có kế hoạch sinh con, nên bắt đầu tìm hiểu về việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Đừng quên thảo luận với người bạn đời về kế hoạch tài chính để con trẻ được phát triển trong điều kiện tốt nhất.

2. Cùng nhau chia sẻ nền tảng tài chính

Hãy thẳng thắn chia sẻ về mức thu nhập hay các khoản vay nợ (nếu có) tại thời điểm hiện tại của cả hai. Hãy cùng vạch ra kế hoạch sử dụng tài chính, chia sẻ mục tiêu tài chính cần được ưu tiên trước. Từ đó khéo léo cân đối để giải quyết.

Ngoài chi phí sinh hoạt, hãy chú ý đến những khoản nợ (nếu có) để giải quyết chúng sớm nhất có thể.

Đồng thời, lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm hàng tháng. Cùng nhau thực hiện vì tương lai cũng như trách nhiệm của cả hai để mỗi người có ý thức thực hiện.

Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng không phải là điều dễ dàng, vì có quá nhiều khoản chi phí và khoản phát sinh mà bạn không thể lường trước. Sử dụng Money Lover sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng.

Phần mềm quản lý tài chính cá nhân Money Lover ghi chép chi tiêu hàng ngày, hàng tháng. Giúp bạn lập ngân sách cho các khoản chi tiêu thiết yếu. Kiểm soát chúng một cách dễ dàng chính xác và tiện lợi.

Có nên hợp nhất tài chính sau khi kết hôn?
Ảnh minh họa- Chia sẻ tài chính và cùng nhau thực hiện dự định tương lai 

3. Tìm chiến lược phù hợp với nhu cầu của cả hai

Có nhiều cách để hợp nhất tài chính của cả hai. Cách tốt nhất là kết hợp các tài khoản ngân hàng, chia sẻ thẻ tín dụng và giúp đỡ lẫn nhau trả hết các khoản nợ khi đi vào cuộc sống hôn nhân.

Đây là một trong những cách đơn giản nhất để hợp nhất tài chính của bạn. Tuy nhiên, nó đòi hỏi sự tin tưởng của cả hai.

Bạn cũng có thể thực hiện hợp nhất một phần tài khoản của mình. Ví dụ: một tài khoản tiết kiệm chung có thể là một phần tiền lương của cả hai. Đó sẽ là tài khoản tiết kiệm chung để thanh toán cho các chi phí đã thống nhất.

Một tài khoản thẻ tín dụng chung có thể tạo điều kiện thanh toán tại cửa hàng tạp hóa, giải trí, ăn uống và đi du lịch.

Sau khi quyết định chiến lược tài chính của mình, hãy thống nhất kế hoạch kiểm kê. Bao lâu và khi nào hai bạn sẽ ngồi xuống và kiểm tra tài chính cùng nhau. Ai chịu trách nhiệm gửi các khoản thanh toán cho các hóa đơn,…

Việc thống nhất này giúp mỗi người có trách nhiệm về việc tham gia kế hoạch chi tiêu hàng tháng, đồng thời tránh những xung đột. Và hướng tới mục tiêu lâu dài.

4. Luôn giữ bình tĩnh

Trong quá trình hợp nhất tài chính, sẽ có nhiều vấn đề và xung đột xảy ra. Hãy luôn giữ bình tĩnh trong bất cứ trường hợp nào. Khi cả hai không thể bình tĩnh, nên kết thúc cuộc nói chuyện.

Ở thời điểm nóng giận không nên thảo luận. Hãy đợi để giải quyết chúng trên tinh thần hòa giải, để tránh xung đột và dẫn đến hậu quả không tốt ảnh hưởng đến cả hiện tại và tương lai.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây