Trang chủ Tiết kiệm 9 cách giúp tiết kiệm được nhiều tiền trong năm 2019

9 cách giúp tiết kiệm được nhiều tiền trong năm 2019

0
1563
Có phải bạn đang rất cố gắng làm việc để tiết kiệm được càng nhiều tiền càng tốt trong năm 2019 này? Những cách sau đây có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

9 cách giúp tiết kiệm được nhiều tiền trong năm 2019

Cứ vào đầu năm, nhiều người lại tự đặt ra cam kết cho chính bản thân mình như là tập thể dục nhiều hơn, đi du lịch nhiều hơn hoặc gắn kết hơn với một hội nhóm nào đó. Nhưng yếu tố mấu chốt để có thể thực hiện tất cả cam kết này là tiết kiệm nhiều tiền hơn, từ đó giúp bạn dễ dàng theo đuổi mục tiêu của mình.

Cho dù bạn đã quyết định thực hiện một chuyến đi du lịch đến Thái Lan hay đăng ký tập ở một phòng gym trong thành phố thì 9 cách tiết kiệm tiền sau đây có thể giúp bạn trang trải các chi phí, dẹp bỏ các lý do lặt vặt, làm tăng con số trong tài khoản của mình. Hãy thử kiểm tra nhé!

1. Đánh giá tình hình hiện tại, xem xét làm sao để tiết kiệm nhiều tiền hơn

Nghe có vẻ cơ bản quá nhỉ nhưng đúng là bạn không thể cải thiện tài chính nếu không biết tình hình hiện tại như thế nào. Thử nhìn lại năm ngoái xem bạn đã chi bao nhiêu cho thực phẩm, tiền thuê nhà, cho vui chơi giải trí, có những khoản nào có thể cắt giảm không?

Ví dụ, tôi nhận ra rằng mình đã chi quá nhiều cho việc đi ăn ở ngoài trong năm 2018. Năm nay, tôi muốn đảm bảo mình cất nhiều thực phẩm bổ dưỡng trong nhà, giảm đặt hàng online… để hạn chế sự tiêu pha.

Để kiểm soát chi tiêu, chúng ta có thể sử dụng bảng ngân sách đơn giản chia ra 2 loại chi phí: Chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định là chi phí được xác định trước như thanh toán các khoản vay hoặc tiền thuê nhà. Chi phí biến đổi bao gồm những thứ như đi nhà hàng, chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào các hoạt động của bản thân bạn.

Ghi lại số tiền bạn dự kiến sẽ dùng cho các khoản lớn, sau đó theo dõi sự khác nhau giữa những thứ bạn mong muốn và những việc bạn đã làm. Nhiều ngân hàng có các tính năng trực tuyến có thể giúp bạn việc này, nhưng bạn cũng có thể tạo một bảng tính miễn phí bằng app hay đơn giản là Microsoft Office Excel.

2. Sẵn sàng trao đổi vấn đề tài chính với bạn đời

Nếu bạn có ý định chia sẻ tình hình tài chính của mình với một người nữa, như vợ/chồng chẳng hạn, thì phải nói về tiền một cách thường xuyên và liên tục. Đó có thể là một điều đáng sợ, đặc biệt nếu 1 trong 2 người đã từng hoặc đang “vật lộn” với vấn đề này.

Chuyên gia tài chính Brittney Castro (Mỹ) có một số lời khuyên tuyệt vời để làm cho cuộc trò chuyện đó trở nên dễ dàng hơn.

Castro khuyên rằng bạn nên bắt đầu cuộc trò chuyện càng chậm và bình tĩnh càng tốt. Đừng chỉ là “xả” chuyện tiền bạc với người ấy. Thay vào đó, hãy báo cho vợ/chồng trước một vài ngày rằng bạn muốn cả hai cùng ngồi xuống và thảo luận về việc chi tiêu. Khi đến hẹn, hãy hỏi về chuyện tài chính của đối phương (nếu đang vay rất nhiều), đưa ra bối cảnh cho tình hình hiện tại, bàn cách giải quyết…

Cuối cùng, Castro nói rằng bạn không nên hài lòng chỉ với một lần ngồi nói chuyện như thế. Hãy để tài chính trở thành đề tài trò chuyện lâu dài, để cả hai không còn bị bất ngờ về điều đó nữa.

3. Hãy lờ Bitcoin đi và đừng để ý bất kỳ khoản đầu tư rủi ro cao nào

Nhà đầu tư Phil Town (Mỹ) thường nói về một quy tắc đầu tư hàng đầu: Không bao giờ để mất tiền. Như vậy là quá đủ và quá đơn giản, đúng không? Đó cũng là quy tắc của Warren Buffett, chính nó đã giúp ông trở thành một trong những nhà đầu tư thành công và có ảnh hưởng nhất trên thế giới.

Bitcoin và các loại tiền điện tử khác có thể giúp bạn kiếm có thể là bộn tiền chỉ sau một đêm, nhưng cũng có thể khiến bạn phá sản vào lần tiếp theo. Nếu mục tiêu của bạn là an toàn, tăng dần số tiền tiết kiệm của mình, có lẽ Bitcoin không phù hợp.

Nếu bạn vẫn quan tâm, ít nhất hãy chắc chắn rằng bạn có kiến thức về Bitcoin và tiền điện tử.

4. Tạo một quỹ riêng để đi du lịch

Chuyên gia tài chính Brittney Castro (Mỹ) tán thành việc bất cứ ai có kế hoạch đi du lịch nên suy nghĩ và để dành tiền trước. Đừng chỉ dự trù ngân sách cho vé máy bay hoặc khách sạn, mà nên dự trù cho cả những trải nghiệm hoặc chi phí bạn sẽ cần đến trong chuyến đi.

Ví dụ: nếu bạn đến New York (Mỹ), bạn có thể dự trù thêm chi phí cho vé Broadway, một chuyến tham quan đảo Ellis hay một chuyến đi lên đỉnh tòa nhà Empire State chẳng hạn…

Bằng cách đó, bạn sẽ không phung phí và tiêu nhiều hơn mức bạn có thể chi trả, cũng không thấy hối hận khi đã tiêu xài. Đây là một cách tiêu tiền win-win.

5. Đóng góp vào quỹ hưu trí đi là vừa

Quỹ 401 (k) ở Mỹ, theo giải thích của Entreprenuer, là một chương trình hưu bổng dành cho công nhân viên, nơi họ được phép đưa một phần tiền lương trước thuế vào một tài khoản khác và có thể không rút khoản tiền này cho đến khi nghỉ hưu.

Tại Việt Nam hiện chưa có loại hình quỹ như thế nhưng nếu là một nhân viên toàn thời gian cố định, bạn nên bắt đầu tự đóng góp vào Quỹ 401 (k) của riêng mình, nó sẽ không thừa đâu.

6. Đừng mua sản phẩm có gói bảo hành kéo dài

Hãy trả lời thành thật: Bạn có thường trả lại lò vi sóng sau 3 năm hoặc lò nướng bánh mì sau 18 tháng không? Có lẽ không bao giờ phải không? Tuy nhiên hẳn là khi mua sản phẩm đó bạn đã được hứa kèm theo một thời hạn bảo hành kéo dài khá hấp dẫn, một trong những yếu tố dẫn đến quyết định mua hàng của bạn.

Có lý do để các trung tâm điện máy cung cấp các gói bảo hành kéo dài như vậy, mà theo một video do Entrepreneur Network thực hiện thì các loại gói bảo hành này đóng góp một phần lớn lợi nhuận cho họ.

Họ biết bạn có khả năng mất biên lai hoặc quên bảo hành hơn là thực sự trả lại bất cứ thứ gì bạn đã mua. Do đó, để tiết kiệm một số tiền vào lần tới khi bạn muốn mua thứ gì đó có thời hạn bảo hành kéo dài, hãy suy nghĩ kỹ.

7. Nếu chưa có, hãy làm một chiếc thẻ tín dụng nhưng phải đảm bảo quản lý được việc sử dụng nó

Các loại thẻ tín dụng có thể đi kèm với phần thưởng lớn và/hoặc dịch vụ hoàn lại tiền sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền cho tất cả các kiểu mua hàng. Bạn nên tìm một loại thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu của riêng mình. Đó có thể là loại thẻ giúp bạn tiết kiệm 7% cho mỗi lần mua, hoặc là loại giúp lấy lại 5% cho mỗi đơn hàng, cũng có thể là thẻ chung giúp lấy lại một vài phần trăm cho mọi thứ bạn mua…

Để xác định loại thẻ phù hợp với mình, bạn cần biết một vài điều sau:

  • Thẻ có giới hạn chi tiêu tối thiểu không: Nghĩa là hàng tháng bạn phải chi bao nhiêu để có được tấm thẻ đó.
  • Thẻ có tính phí hằng tháng không: Tức là bạn sẽ phải chi ra bao nhiêu để làm cho khoản phí đó là xứng đáng.
  • Những điều khoản phạt bạn có thể phải chịu khi không thể thanh toán trong 2 lần đầu tiên hoặc thường xuyên: Tóm lại, không việc gì phải dùng một tấm thẻ mà số tiền phạt còn nhiều hơn số tiền bạn tiết kiệm được.

8. Giá có rẻ thì cuối cùng bạn vẫn phải tốn kém

Nếu đặt mục tiêu tiết kiệm tiền, bạn sẽ có xu hướng muốn mua những thứ rẻ hơn. Và đó có thể là một điều tuyệt vời – nếu có thể – bạn nên đến cửa hàng tạp hóa thường xuyên hơn, tự nấu ăn, thuê một bộ phim hoặc xem một cái gì đó trên HBO… thay vì trả hơn trăm ngàn mỗi lần đến rạp.

Nhưng nếu cực kỳ muốn một thứ gì đó, bí quyết là bạn nên cố gắng để có được nó ngay lần đầu tiên. Ví dụ, nếu bạn cần một chiếc máy tính mới, đừng mua một chiếc máy tính bị hỏng với giá 300 USD, đồng nghĩa bạn sẽ phải thay một cái khác vào năm tới. Bởi vì nó có thể giúp bạn tiết kiệm tiền trong năm 2019, nhưng nó sẽ khiến bạn phải tốn thêm tiền vào năm 2020.

Cụ thể hơn, bạn nên coi trọng những thứ sẽ giữ được giá trị của chúng trong một thời gian dài. Ví dụ, mua một chiếc xe đã qua sử dụng với động cơ còn tốt hơn là mua một chiếc xe hoàn toàn mới, bởi vì xe mới sẽ bị mất giá ngay khi bạn mua nó.

Hãy nghĩ về việc mua sắm của mình như việc đầu tư – cân nhắc những thứ có ý nghĩa lâu dài và sẵn sàng thực hiện một cú đánh ngắn hạn nếu nó có thể thanh toán trong dài hạn.

9. Phải tạo một quỹ khẩn cấp

Việc Chính phủ Mỹ đóng cửa thời gian vừa qua đã khiến cho cuộc sống của nhiều công dân xứ cờ hoa có sự khó khăn, dù sự việc đó rất hiếm khi xảy ra – người Mỹ nghĩ như thế, nhưng rõ ràng nó vẫn có khả năng xảy ra. Phần lớn diễn biến của cuộc sống đều ngoài tầm kiểm soát. Chúng ta không thể đoán trước mọi việc sẽ xảy ra, nhưng chúng ta có thể cố gắng hết sức để chuẩn bị tài chính cho bất cứ điều gì sẽ đến.

Một vài nguyên lý đơn giản cho một quỹ khẩn cấp tốt:

  • Nên được kéo dài từ 3 đến 6 tháng
  • Phải ở trạng thái sẵn sàng trong mọi thời điểm
  • Chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp

Nếu bạn định sử dụng quỹ khẩn cấp cho bất cứ việc gì như quỹ hưu trí, cổ phiếu hoặc các khoản đầu tư khác hãy nhớ đến vấn đề là nó sẽ bị khóa cho đến khi bạn thực sự cần đến.

Theo Motthegioi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây