Cam kết chưa đến 10 năm sẽ mua nhà tậu xe chỉ cần áp dụng các mẹo tiết kiệm sau đây

0
1142

Có thể nhiều người đã biết: Tiêu tiền thì dễ mà tiết kiệm được thì mới khó biết nhường nào.

Tại sao bạn làm việc chăm chỉ như vậy mà tiền tiết kiệm chẳng được là bao? Nếu biết tiết kiệm theo những cách sau, chưa đến 10 năm bạn đã có thể mua nhà tậu xe

1. Thích thì mua

Tâm lý “Thích thì mua” là biểu hiện rõ ràng nhất của người thiếu hụt kinh nghiệm quản lý tài chính.

Ai cũng mong muốn bản thân mình được hưởng thụ cuộc sống đầy đủ nhất. Tốt nhất là có một thẻ ngân hàng có thể thỏa mãn nhu cầu mua sắm bất cứ lúc nào, nói ngắn gọn là mua mà không cần để ý đến ví tiền.

Nhưng trên thực tế, tuyệt đại đa số chúng ta đều chỉ dựa vào nguồn thu duy nhất, đó chính là lương tháng. Bởi vậy, ước mơ thích thì mua cần phải được hãm lại.

Đối với những người có thói quen “mua sắm bốc đồng”, bạn nên xem lại túi tiền bạn đang có và lập danh sách các hóa đơn gần đây nhất. Có như vậy bạn mới khống chế được việc mua sắm trong suy nghĩ của mình.

2. Tiền tiêu vào đâu? Không hề biết

Rất nhiều người có cảm giác rằng: “Rõ ràng mình chẳng mua cái gì, mà tiền đi đâu không biết nữa”. Tiền tiêu vào việc gì cũng không hề biết, chứng tỏ đây là một người không hiểu một chút nào về quản lý tài chính. Bởi, bạn không hiểu được tầm quan trọng của việc lập một kế hoạch thu chi hợp lý.

Đối với những người nhớ nhớ quên quên như vậy, việc xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với họ là cực kì cần thiết (bao gồm kế hoạch ngắn hạn chỉ trong một ngày, và kế hoạch dài hạn lên đến một năm), từ đó hình thành lên thói quen hoạch định tiêu dùng.

Bằng cách ghi chép chi tiết thu chi, bạn mới có thể biết được tiền của bạn đi đâu về đâu, không thể hoàn toàn tin tưởng vào “bộ óc vĩ đại” của bạn được. Một khi quản lý tốt tài chính của mình, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.

3. Hết tiền rồi à? Không sao, cứ tiêu trước đã rồi tính sau

Chỉ vài ngày sau khi lấy lương, phần lớn số tiền lương ấy đều dùng để mua sắm đồ dùng, quần áo, vật dụng thiết yếu… Số tiền ít ỏi còn sót lại, không lâu sau cũng được bỏ ra tiêu hết. Cuối cùng, thẻ tín dụng lại là vị cứu tinh. Vòng tuần hoàn ấy cứ lặp đi lặp lại tháng này qua tháng khác, tiền tiêu còn chẳng đủ thì lấy đâu ra mà tiết kiệm.

Đối với những người hay vung tay quá trán này, tốt nhất nên mở cho mình một tài khoản ngân hàng chỉ gửi không rút, mỗi tháng theo định kỳ, ngân hàng sẽ tự động khấu trừ một phần tiền lương cố định để nhập vào khoản tiết kiệm của bạn.

4. Kiếm tiền để làm gì? Để tiêu

Mục đích của việc kiếm tiền là gì? Để tiêu.

Đại đa số những người thiếu hụt nhận thức về quản lý tài chính đều có suy nghĩ như vậy. Kiếm tiền là để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mà không phải là để tiết kiệm.

Những người ôm khư khư quan niệm “Sống ngày nào biết ngày đó”, tiền hôm nay kiếm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, đến lúc thực sự cần dùng đến tiền lại không biết kiếm ở đâu.

Thái độ sống có thể gọi là “biết hưởng thụ” ấy, đúng là có thể khiến bản thân ăn sung mặc sướng trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng thực sự không nên áp dụng vào cuộc sống thực tế.

Tiền vất vả kiếm được, đúng là để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu sinh hoạt, nhưng còn một mục đích khác không nên xem nhẹ, đó là tiết kiệm hoặc đầu tư.

Không chịu tích lũy là một thói quen xấu, và những người bảo thủ không muốn tiết kiệm thì nên lập ra một kế hoạch thu, chi, tiết kiệm hợp lý và dưới sự giám sát của những người thân trong gia đình.

5. Đừng trách tôi. Đâu phải tôi không muốn kiếm thật nhiều tiền

Những người không hiểu về quản lý tài chính thường có một đặc điểm rất dễ nhận thấy: Thích bao biện cho chính mình.

Dù là người hay mua sắm bốc đồng hay người vung tay quá trán đều tồn tại một tâm lý khá phổ biến, đó là khi tiền không đủ tiêu, lại quay ra trách lương thì thấp mà vật giá lại leo thang.

Có bao giờ bạn nghĩ rằng khái niệm tiêu dùng của chính mình có vấn đề hay không? Luôn hà khắc với các yêu tố bên ngoài nhưng lại khoan dung với chính bản thân mình. Đối với những người như vậy, điều quan trọng nhất phải là thay đổi quan niệm cũng như thái độ chi tiêu của mình. Đặc biệt, họ phải học cách lập các kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập và nhu cầu của bản thân.

Tại sao người ta có một khoản tiền tiết kiệm lớn như vậy mà bạn ngay một đồng cũng không thể tiết kiệm nổi?

Trong cuộc sống, thực sự có rất nhiều cách có thể tiết kiệm tiền. Mặc dù mỗi lần chỉ tiết kiệm được một chút, nhưng tích tiểu thành đại; trong vòng một năm có thể dành dụm được 100.000.000 đồng. Nhưng tiết kiệm không đồng nghĩa với việc hạ thấp chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy học cách cân đối thu chi một cách tốt nhất có thể.

Nếu tiết kiệm tiền theo những cách sau, chưa đến 10 năm bạn đã có thể mua nhà tậu xe:

1. Hãy mang theo bên mình những chai nước, tiết kiệm 2.520.000/năm

Đang đi trên đường bỗng nhiên cảm thấy khát nước, bạn liền rẽ ngay vào một quán tạp hóa cạnh đường mua một chai nước để giải tỏa cơn khát. Đó là thói quen của rất nhiều người.

Nhưng, nếu thường xuyên uống các loại nước ngọt như vậy, không chỉ dẫn đến việc tăng lượng đường trong cơ thể, mà chai nhựa còn gây ô nhiễm môi trường. Hãy mang theo bên mình những chai nước, vừa có thể tiết kiệm khoản chi tiêu của bản thân, lại có thể bảo vệ môi trường.

2. Tiết kiệm năng lượng bằng các mẹo vặt, tiết kiệm 1.260.000/năm

Trước hết, hãy ngừng mua ghế massage điện tại nhà và các thiết bị giảm cân bằng điện vì chúng thường không thực tế và khá tốn kém. Thứ hai, sử dụng một cách khoa học các thiết bị điện như tivi, quạt điện…

Trên thực tế, chúng ta có thể học được rất nhiều mẹo vặt trong cuộc sống từ các bà mẹ nội trợ. Ví dụ, khi nấu ăn, hãy thêm nhiều rau trộn, ít đồ chiên rán, vừa tiết kiệm gas, vừa giữ được vitamin và chất dinh dưỡng ban đầu của rau.

3. Mời bạn bè đến nhà ăn, tiết kiệm 10.000.000/ năm

Đi ăn ở những nhà hàng sang trọng, dù tốn một khoản tiền khá lớn, nhưng lại không gắn kết được mối quan hệ chủ – khách. Bầu không khí ấm áp của gia đình mới là thứ mọi người thực sự cần. Mời bạn đến nhà dùng bữa, vừa thể hiện lòng hiếu khách, lại có thể tạo ra một bầu không khí thân mật.

4. Mua sỉ, nhờ mua hộ, tiết kiệm hơn 20.000.000/năm

Người ta có câu “Nhiều thì mua nhà, ít thì mua ngói”. Mua sỉ (nghĩa là mua số lượng nhiều hoặc tập hợp nhiều người cùng mua) không chỉ nhận được sự ưu đãi về giá, mà còn có dịch vụ tư vấn nhiệt tình, có thể chọn được những sản phẩm chất lượng, vừa tiết kiệm tiền, vừa tránh mua theo đường vòng.

Ngoài ra, “mua hộ” cũng là một cách rất hay. Mỗi khi bạn đồng nghiệp đi công tác nước ngoài, bạn có thể nhờ họ mua giúp mỹ phẩm, kem dưỡng da… Như vậy bạn có thể tiết kiệm được ít nhất 30% so với mua trong nước.

Theo Cafef

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây