8 điều cần lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng 2019

0
2126

Gửi tiết kiệm là một trong những hình thức đầu tư ít rủi ro và khá an toàn. 8 điều cần lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ giúp bạn có kế hoạch tài chính phù hợp. 

8 lưu ý khi gửi tiết kiệm ngân hàng

1. Cân nhắc tình hình tài chính 

Trước tiên, khách hàng cần cân nhắc đến khả năng tài chính của bản thân để lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm phù hợp. 

Ưu điểm của hình thức gửi tiết kiệm đó là bạn hoàn toàn có thể gửi tiết kiệm với số tiền tùy thuộc vào khả năng của cá nhân. 

Tuy nhiên, trước khi quyết định gửi bạn cần hiểu rõ số tiền gửi là khoản tiền nhàn rỗi hay tiền cố định được trích từ lương hàng tháng. 

Điều này giúp bạn biết chính xác nhu cầu của bản thân, để lựa chọn hình thức gửi phù hợp. 

Hiện nay, các ngân hàng có nhiều gói vay dành cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của người gửi. Như: gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, gửi ngắn hạn, tiết kiệm thả nổi… 

Sự linh hoạt và đa dạng trong phương thức gửi này giúp khách hàng an tâm và khả năng duy trì khoản tiền gửi đều đặn hàng tháng. 

Cân nhắc tình hình tài chính cá nhân
Ảnh minh họa – Nắm rõ tình hình tài chính để lựa chọn hình thức gửi phù hợp

2. Số tiền tối thiểu cần gửi ngân hàng 

Mỗi ngân hàng sẽ có yêu cầu số tiền gửi tối thiểu khác nhau. Đồng thời, còn tùy thuộc vào từng thời điểm mà ngân hàng sẽ có quyết định nhằm phục vụ lợi ích của khách hàng. 

Thông thường tại các ngân hàng, số tiền gửi hiện nay từ 100.000đ – 1.000.000đ. Nếu gửi góp định kỳ theo tháng, bạn cần gửi ít nhất bằng mức tối thiểu hoặc lớn hơn. 

Ngoài hình thức gửi tại quầy ngân hàng, hiện nay còn có hình thức gửi tiết kiệm online. Ngoài khoản tiền tối thiểu bạn cần gửi, người gửi cần duy trì thêm mức phí 50.000đ. Đây là phí duy trì tài khoản. 

Hiện nay, tại một số ngân hàng có những quy định khác nhau về số tiền tối thiểu. Bạn có thể tham khảo: 

  • Ngân hàng BIDV: yêu cầu số tiền gửi tối thiểu là 500.000đ, nếu gửi ngoại tệ thì mức tối thiểu là 100 USD hoặc 100 EURO. 
  • Ngân hàng Vietcombank: tiền gửi tối thiểu là 500.000đ, gửi tiền ngoại tệ mức tối thiểu là 20 USD. 
  • Ngân hàng Vietinbank: yêu cầu số tiền gửi việt nam đồng tối thiểu là 100.000đ, gửi ngoại tệ tối thiểu là 10 USD hoặc 10 EURO. 
  • Ngân hàng Techcombank: yêu cầu số tiền gửi tối thiểu là 1.000.000đ, gửi ngoại tệ tối thiểu là 100 USD. 

Như vậy, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích gửi tiền tiết kiệm của mỗi cá nhân mà sẽ có những sự lựa chọn khác nhau. 

Trước khi quyết định gửi, bạn nên cân nhắc về số tiền gửi và tìm hiểu về các gói gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng để có sự lựa chọn chính xác. 

Số tiền tối thiểu gửi ngân hàng
Ảnh minh họa – Tiền gửi tối thiểu tại ngân hàng từ 100.000đ – 1.000.000đ

3. Lựa chọn ngân hàng uy tín 

Hiện nay có rất nhiều ngân hàng với quy mô và mục đích phục vụ khách hàng khác nhau. Và đó cũng chính là vấn đề gây khó khăn cho người gửi. 

Tại Việt Nam có hai khối ngân hàng đó là ngân hàng Nhà nước và ngân hàng Tư nhân. 

Khối ngân hàng Nhà nước, bao gồm những ngân hàng có 100% vốn góp của Nhà nước và những ngân hàng có một phần vốn của Nhà nước như: 

  • Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank): 100% vốn góp Nhà nước.
  • Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (CBbank): 100% vốn góp Nhà nước.  
  • Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (Oceanbank): 100% vốn góp Nhà nước. 
  • Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GPbank): 100% vốn góp Nhà nước. 
  • Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV): 95,28% vốn góp Nhà nước.
  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): 71,11% vốn góp Nhà nước.
  • Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank): 64,46% vốn góp Nhà nước.  

Ngoài những ngân hàng kể trên, còn những ngân hàng như: VIB, BacAbank, ACB, SHB, VPbank, LienViet, HDbank, Techcombank, SeAbank…. là những ngân hàng tư nhân. 

Khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Nhà nước thì mức lãi suất sẽ thấp hơn ngân hàng tư nhân. Nhưng mức an toàn sẽ cao hơn, bởi tỷ lệ phá sản của ngân hàng Nhà nước sẽ thấp hơn so với ngân hàng tư nhân. 

Ngoài ra, hình thức gửi tiết kiệm online cũng được nhiều lựa chọn. Giúp tiết kiệm thời gian, theo dõi khoản tiết kiệm một cách dễ dàng… mà bạn có thể tham khảo. 

Lựa chọn ngân hàng gửi uy tín
Ảnh minh họa – Lựa chọn ngân hàng gửi uy tín

4. Chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm 

Kỳ hạn là khoảng thời gian gửi tiết kiệm tại ngân hàng để sinh lời. Có nhiều kỳ hạn để khách hàng lựa chọn như: kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng. 

Khi kỳ hạn gửi càng lâu thì lãi suất càng cao. 

Thông thường, bạn nên gửi 12 tháng để hưởng mức lãi suất. Khi đến ngày đáo hạn mà chưa muốn tất toán, có thể tiếp tục kỳ hạn gửi mới. 

Ngược lại, khi bạn muốn tất toán trước đáo hạn thì có thể sẽ không hưởng mức lãi suất theo thỏa thuận ban đầu.

Mà chỉ được hưởng một phần nhỏ, thậm chí là không được hưởng mức lãi suất. Điều này phụ thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng. Bạn nên tìm hiểu kỹ càng những thông tin này để đảm bảo quyền lợi cá nhân. 

Hiện nay hầu hết các ngân hàng khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm dài hạn linh hoạt chia nhỏ sổ tiết kiệm.

Điều này đảm bảo kế hoạch tiết kiệm tiền được duy trì, lãi suất được hưởng và có thể rút khi cần thiết. 

Hãy cân nhắc xem số tiền đó bạn gửi bao lâu và chia nhỏ sổ ra để bảo toàn được lãi suất.

Lựa chọn hình thức gửi
Ảnh minh họa – Cân nhắc lựa chọn kỳ hạn gửi phù hợp

5. Quan tâm đến lãi suất và lợi ích đi kèm 

Để thu hút cũng như giữ chân khách hàng, các ngân hàng đã tung ra hàng loạt những chương trình như bốc thăm trúng thưởng khi gửi tiết kiệm dịp sau Tết, ngày lễ, dịp sinh nhật… 

Nếu có ý định gửi tiết kiệm, bạn có thể lựa chọn vào những thời điểm này để hưởng những ưu đãi. 

Hiện nay mức lãi suất gửi tiết kiệm tại khối ngân hàng Nhà nước sẽ thấp hơn khối ngân hàng tư nhân.

Bạn có thể tham khảo một vài ngân hàng với mức lãi suất tiền gửi từ 12 tháng (Số liệu trong bảng được cập nhật đến tháng 10/2019): 

Khối Ngân hàng Nhà nước Kỳ hạn  Lãi suất
Agribank  12 tháng 6.8%
Vietcombank 12 tháng 6.8%
Vietinbank 36 tháng trở lên  7%
BIDV 12 tháng  7%
Oceanbank 12 tháng  7.8%
GPbank 12 tháng  6.63% Ngân hàng trả lãi đầu kỳ 

7.1% Ngân hàng trả lãi cuối kỳ 

CBbank 12 tháng  8.2% Ngân hàng trả lãi cuối kỳ

7.5% Ngân hàng trả lãi đầu kỳ 

Khối ngân hàng tư nhân 
TPBank 12 tháng  6.7% Ngân hàng trả lãi đầu kỳ 
VPBank 12 tháng  7.3%
MB Bank 12 tháng – 24 tháng 7.5% 
VIB Bank 12  tháng – 13 tháng 7.99%
Techcombank 12  tháng 6.3% Ngân hàng trả lãi định kỳ 

6.5% – 6.8% Ngân hàng trả lãi cuối kỳ 

6. Đảm bảo thông tin chính xác trên sổ tiết kiệm 

Những thông tin như số chứng minh thư nhân dân (Thẻ căn cước), tên chủ tài khoản, chữ ký… là những thông tin cá nhân vô cùng quan trọng. Những thông tin này được sử dụng suốt trong quá trình giao dịch với ngân hàng. 

Do đó, nên kiểm tra thông tin kỹ càng, tránh sai sót. 

Đặc biệt, cần đảm bảo chỉ sử dụng một dạng chữ ký duy nhất trên sổ tiết kiệm. 

Trong trường hợp thay đổi chữ ký, cần báo ngay với ngân hàng để được xác minh lại. Tránh những rắc rối có thể xảy ra. 

Đảm bảo thông tin chính xác trên sổ tiết kiệm
Ảnh minh họa – Đảm bảo thông tin cá nhân chính xác

7. Kiểm tra số dư tài khoản tiết kiệm định kỳ 

Đây là việc mà bất kỳ ai cũng nên thực hiện khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đảm bảo việc kiểm soát số dư, hay kịp thời giải quyết những rủi ro không may xảy ra. 

Ngoài ra, việc theo dõi số dư trong tài khoản tiết kiệm còn là cách để bạn có thêm động lực để duy trì thói quen tiết kiệm mỗi tháng. 

Việc theo dõi số dư hiện nay khá đơn giản, bạn có thể thực hiện qua tài khoản dịch vụ ngân hàng điện tử đã được đăng ký với ngân hàng. 

8. Giữ gìn sổ tiết kiệm cẩn thận

Sổ tiết kiệm là giấy tờ quan trọng, chứng minh bạn đã gửi tiền vào ngân hàng. Do đó, nên giữ gìn cẩn trọng, tránh để thất lạc hay mất. 

Không nên cho người thân, bạn bè hay người lạ mượn sổ. Vì có thể, kẻ gian sẽ giả mạo chữ ký và giấy tờ cá nhân để rút toàn bộ số tiền trong sổ. 

Trong trường hợp bị mất sở, cần thông báo với ngân hàng và đến tiếp ngân hàng để làm thủ tục cấp lại sổ.  

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây