20 mục tiêu tài chính cá nhân cần thực hiện trong năm 2020

0
5464

Vui lòng đọc lướt qua giải thích 20 mục tiêu tài chính cá nhân dưới đây để thực hành tốt hơn khi download check-list ở phía cuối bài viết. 

checklist personal finance 2020

20 mục tiêu tài chính 2020

1) Xác định mục tiêu tài chính rõ ràng

Nghe có vẻ lý thuyết và sáo rỗng. Nhưng trước khi bắt tay vào thực hiện cũng cần biết mình đang cố gắng vì điều gì? Học thạc sỹ? Mua nhà? Chuẩn bị sinh con? Trả các khoản vay? Để tăng cơ hội thành công, bạn phải thật cụ thể.

Một lời nói chung chung không giúp giải quyết điều gì. Hãy nghiêm túc ngồi xem xét lại những nguồn lực tài chính, cơ hội nào bạn có thể tận dụng trong năm nay. Phác thảo một kế hoạch. Và triển khai thôi.

2) Kiểm tra lại chi tiêu

Mọi người thường bị “sốc” khi biết tiền của mình đã thực sự đi đâu? Các khoản cần chú trọng như tiết kiệm, quỹ dự phòng vẫn trống rỗng. Chi phí hàng ngày lại cao một cách không ngờ.

20 mục tiêu tài chính cá nhân 2020

Bắt đầu bằng cách xem lại báo cáo chi tiêu từ ngân hàng, thẻ tín dụng trong ít nhất 03 tháng gần đây. Cố gắng ghi chép lại vào sổ, bảng excel hoặc ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover.

money lover

Money Lover cho phép bạn ghi chép và theo dõi các khoản thu chi hàng ngày của mình một cách đơn giản và nhanh chóng. Các khoản thu nhập và chi tiêu sẽ được phân loại vào từng mục cụ thể như Ăn uống, Mua sắm, Lương, Thưởng,…

Những biểu đồ báo cáo trực quan sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính của bản thân để điều chỉnh kế hoạch chi tiêu phù hợp trong tương lai.

» Tải miễn phí Money Lover cho Android TẠI ĐÂY

» Tải miễn phí Money Lover cho iOS TẠI ĐÂY

3) Lập kế hoạch chi tiêu

Giống như một chế độ ăn kiêng, một ngân sách tốt chỉ thực sự tốt nếu gắn bó với nó lâu dài. Nếu không muốn ghi chép từng đồng vì chúng quá bất tiện. Hãy cho bản thân một khoản tiền cố định hàng tuần, hàng tháng cho các chi phí tùy ý. Khi hết lập tức dừng lại.

Nếu tiêu nhiều hơn số kiếm được. Hoặc không tiết kiệm đủ để đạt được mục tiêu đã đặt. Thử ngó qua để xem bạn có thể sử dụng bất cứ mẹo tiết kiệm nào trong số này để giảm chi phí của mình không?

4) Kiểm tra bảo hiểm

Hãy chắc chắn rằng bạn luôn có phương pháp dự phòng cho những tình huống xấu nhất. Bảo hiểm y tế, xã hội, sức khoẻ, tài sản, xe, tín dụng, … Xem những gì bạn đang được bảo vệ và nhận được. Có thể mua bổ ngay sung nếu cần thiết.

20 quyết định tài chính cá nhân năm 2020

5) Kiểm tra tình trạng tín dụng

Khi có nhu cầu vay vốn nhưng ngân hàng từ chối cho vay với lý do bạn bị nợ xấu. Vậy làm sao để biết mình có bị nợ xấu hay không? Có thể bạn không hề vay vốn, hoặc có khoản nợ ngân hàng chưa trả. Nhưng do một số nhầm lẫn, gian lận gắn với định danh bản thân.

Cung cấp thông tin cho tổ chức tín dụng mà bạn muốn đăng ký vay vốn. Họ sẽ tiến hành kiểm tra CIC. Có thể sẽ mất một khoản phí 100.000đ cho mỗi lần.

6) Ngày không tiêu tiền

Hãy cùng một người bạn, thành viên trong gia đình để cam kết một “ngày cuối tuần không chi tiêu”. Hoặc “ngày không tiêu tiền” mỗi tháng.

Bạn sẽ ăn ở nhà, tìm các cách giải trí miễn phí như đọc sách. Và bỏ qua bất cứ hoạt động mua sắm nào. Duy trì thói quen này trong suốt cả năm để có được lợi ích tài chính lớn nhất.

20 quyết định tài chính cá nhân năm 2020

7) Cắt giảm thói quen tiêu tiền xấu

Xác định một thói quen tài chính tồi tệ. Ăn nhà hàng quá thường xuyên; Cafe mỗi ngày; Quá nhiều quần áo; Chi phí cho thú cưng… Hãy hứa xoá bỏ nó trong năm nay.

Đồng thời cũng cần có phương án đối phó mỗi khi thói quen cũ lại nổi hứng lên. Hãy chuẩn bị bữa ăn hoặc các buổi nấu ăn vào chủ nhật. Nấu chúng với số lượng lớn để luôn trấn an việc ra ngoài ăn tối.

8) Liên kết đội ngũ hỗ trợ tài chính

Nếu bạn có ý định gặp một người khai thuế mới, cố vấn tài chính, luật sư, tư vấn nhà đất, nhà môi giới bảo hiểm. Hãy dành thời gian trong năm nay để tập hợp họ lại. Hỏi một số những người bạn tin tưởng để tìm được người phù hợp nhất.

20 quyết định tài chính cá nhân năm 2020

9) Chuẩn bị giấy tờ cho các bất động sản

Cái này chỉ là đề phòng cho trường hợp xấu. Nhưng không phải không xảy ra. Soạn thảo các chỉ thị về chăm sóc sức khoẻ, giấy uỷ quyền lâu dài trong các quyết định tài chính nếu bạn không có đủ khả năng nữa.

Ngoài việc ai là người thừa kế tài sản? Chúng được phân chia cụ thể như thế nào? Trách nhiệm người thừa kế với người liên quan là gì? Bạn có muốn thêm ai vào danh sách thụ hưởng từ nguồn thu nhập nữa không? Hãy thuê một luật sư và nhờ họ giúp những điều này. Tránh tranh chấp và chi phí giải quyết tranh chấp về sau.

10) Xây dựng quỹ khẩn cấp

Lý tưởng nhất là có đủ tiền mặt và thậm chí là thực phẩm để trang trải chi phí sinh hoạt trong ít nhất 3-6 tháng. Hãy nhớ rằng số tiền này luôn đặt ở nơi nào an toàn, dễ lấy ra sử dụng mọi lúc cần thiết. Và không đầu tư vào bất cứ điều gì rủi ro khác.

20 quyết định tài chính cá nhân năm 2020

11) Đánh giá lại phúc lợi xã hội từ công ty

Nếu bạn đủ may mắn khi tìm được một đơn vị phù hợp hỗ trợ bạn về các phúc lợi xã hội. Bạn có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, khuyết tật, kế hoạch nghỉ hưu, thai sản… Hoặc bạn cần tìm những sản phẩm này ở các đơn vị tư nhân cung cấp.

12) Trả nợ lãi suất cao

Nếu bạn có khoản nợ với lãi suất trên 6%, bạn có thể tiết kiệm nhiều hơn bằng cách trả bớt khoản nợ. Hơn là dùng số tiền đó để đầu tư.

Bắt đầu bằng cách xem có cách giảm lãi suất được khoản vay hay không? Vay khoản khác bù vào hoặc thương lượng với chủ nợ. Sau đó thực hiện các khoản thanh toán bổ sung với khoản nợ có lãi suất cao nhất. Khi một khoản được trả hết, dồn tiền vào khoản lãi cao tiếp theo.

20 quyết định tài chính cá nhân năm 2020

13) Bảo vệ tín dụng cá nhân

Thiết lập các khoản thanh toán tự động để tránh bị bỏ lỡ khi đến hạn. Lưu ý về vấn đề bảo mật khi cung cấp thông tin cho bất cứ hệ thống, phần mềm, trang web và người liên hệ nào.

14) Mua một ngôi nhà nếu bạn có đủ khả năng

Sở hữu một tổ ấm và trở thành ông hoàng trong “cung điện” của riêng mình cho cảm giác thực sự khác. Đồng thời mang lại lợi ích tài chính khi có thể khấu trừ một số chi phí nhà ở. Và sở hữu một tài sản thường được đánh giá cao trong thời gian dài.

Lưu ý, chi phí cho nhà ở không nên vượt quá 40% thu nhập.

20 quyết định tài chính cá nhân năm 2020

15) Ước tính chi phí hưu trí

Hãy bắt đầu nghĩ về mục tiêu nghỉ hưu của mình cần bao nhiêu tiền? Điều này sẽ cho biết, liệu bạn có đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu của mình hay không. Và nếu không, bạn có thể làm gì để đạt được chúng.

Khi dùng bất kỳ công cụ nào để tính toán, hãy nhớ đến tỷ lệ lạm phát khoảng 4%. Lợi nhuận đầu tư trung bình hàng năm là 6% – 8%, tuỳ thuộc vào mức độ chịu rủi ro.

16) Tham gia bảo hiểm hưu trí

Nếu bạn có đủ điều kiện, hãy đóng góp sớm cho một quỹ bảo hiểm hưu trí. Có hai hình thức là tự nguyện và bắt buộc. Đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi; một số trường hợp nghỉ hưu sớm hơn theo quy định của Luật BHXH.

Điều quan trọng, lương hưu không phải nộp thuế và được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế, được bù bằng mức lương tối thiểu chung.

20 quyết định tài chính cá nhân năm 2020

17) Tiết kiệm cho sức khoẻ

Nếu bạn đủ điều kiện để đóng góp vào một tài khoản cho các chi phí chăm sóc sức khoẻ, thì đó cũng có thể là một tài khoản hưu trí có giá trị. Chúng có thể được đầu tư và rút tiền miễn thuế khi đến đủ thời hạn quy định cho bất kỳ mục đích nào.

18) Chi phí cho giáo dục con cái

Trước khi nghĩ đến các chi phí khác. Hãy luôn chắc chắn rằng kế hoạch hưu trí của bạn đang đi đúng hướng đầu tiên. Bởi vì không có bất cứ hỗ trợ tài chính nào cho việc đó.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách ước tính số tiền bạn cần đóng góp cho chi phí giáo dục của con bạn. Từ đó, tính toán số tiền cần tiết kiệm.

19) Đầu tư tiền đúng cách

Hãy chắc chắn rằng các khoản đầu tư được đa dạng hoá đúng cách. Yếu tố lớn nhất trong việc xác định rủi ro và lợi nhuận của danh mục đầu tư là cách phân bổ tài sản. Tiền của bạn được phân chia như thế nào giữa cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt.

Một cách đơn giản để đa dạng danh mục đầu tư là đầu tư vào một quỹ phân bổ tài sản hỗn hợp.

tư vấn tài chính cá nhân

20) Mục tiêu Tiền bạc hay gia đình quan trọng?

Đừng quên rằng, mục đích cuối cùng của tiền là đáp ứng tốt các nhu cầu cho bản thân và gia đình. Không phải việc bạn chi bao nhiêu tiền, mà là trải nghiệm tạo ra hạnh phúc như thế nào? Đó mới là những cột mốc đáng nhớ.

Download Check-list

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây