Bạn chuẩn bị sinh con? Đây là những chi phí bắt buộc cần chuẩn bị

0
999

Có con luôn là điều tuyệt vời nhất. Nhưng khi có thêm thành viên mới, các chi phí sinh con sẽ tăng lên. Cần chuẩn bị tài chính thế nào để an tâm khi mang bầu.

Nếu thế hệ trước có tâm lý khá thoải mái trong việc mang thai. Họ không quá kỹ lưỡng trong việc chăm sóc sức khỏe thai sản, chủ yếu làm theo kinh nghiệm dân gian. Việc dưỡng thai, theo dõi định kỳ và sinh con được thực hiện theo hướng thuận tự nhiên.

Nhưng ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, xã hội coi trọng con người, nhất là trẻ em. Hơn thế, y học phát triển, người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn thông tin kiến thức, họ ngày một cầu kỳ, cẩn thận hơn, chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe và nuôi trẻ. Kéo theo đó là một loạt các chi phí cần có.

Chi phí khám thai

Trong quá trình dưỡng thai nhi trong bụng người mẹ, bạn nên siêu âm, xét nghiệm, khám thai định kỳ vào tuần thứ 4, tuần 11, tuần 16, tuần 32 tuần và tuần thứ 35. Đặc biệt sau 35 tuần, mỗi tuần phải đi siêu âm một lần vì khoảng thời gian sinh nở thường ở tuần 36 đến 40, có thể sớm hơn. Chi phí cho mỗi lần siêu âm như vậy là từ 80.000đ đến 150.000đ. Như vậy, trong suốt quá trình mang thai, tổng chi phí cho việc này vào khoảng 800.000đ đến 1,5 triệu đồng.

Chi phí khám thai, sinh con

Chi phí thực phẩm dưỡng thai

Phụ nữ khi mang thai cần được cung cấp một số dưỡng chất tốt cho thai nhi trong bụng như vitamin, sắt, canxi. Chi phí hàng tháng cho những sản phẩm này thường rơi vào 500.000đ/tháng. Tổng số tiền mua thực phẩm dưỡng thai ( thuốc, thực phẩm chức năng…) trong suốt quá trình mang thai sẽ cần khoảng: 5 triệu đồng.

Chi phí ăn uống

Phụ nữ mang thai cần lượng thức ăn nhiều hơn cả về chất lượng lẫn số lượng. Chi phí mua thực phẩm trung bình cho việc này cơ bản nhất khoảng 1.000.000đ/tháng.

  • Tổng số tiền mua thực phẩm khoảng: 10.000.000đ
  • Bên cạnh đó là tiền mua đồ sơ sinh cho con: 2.000.000đ – 3.000.000đ
  • Tiền đi sinh và chi phí ăn uống ở viện trong quá trình sinh con sẽ dao động khoảng 5.000.000đ nếu đẻ thường và 10.000.000đ nếu đẻ mổ

Như vậy tổng hợp số tiền cần sử dụng trong suốt quá trình mang bầu và sinh con vào khoảng: 17.000.000đ đến 25.000.000đ

Chi phí nuôi con

Nếu chi phí mang thai và sinh con có thể hạch toán trước được thì chi phí nuôi con lại không thể nói trước được. Bởi cơ thể trẻ nhỏ rất non nớt nên dễ bị ốm. Trong trường hợp bị ốm sẽ phát sinh thêm rất nhiều chi phí. Chi phí nuôi con có thể chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: (Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi). Trong thời gian này trẻ chỉ chủ yếu bú mẹ hoặc uống sữa ngoài nên chi phí để nuôi con giai đoạn này khá đơn giản, chủ yếu là tiền bỉm hoặc sữa ngoài. Dự trù khoảng 1.000.000đ/ tháng
  • Giai đoạn 2: (Từ 6 tháng đến 18 tháng). Lúc này trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, cần bổ sung thêm nhiều loại thức ăn ngoài sữa mẹ…Dự trù khoảng : 1.500.000đ
  • Giai đoạn 3: (Sau 18 tháng). Bước vào giai đoạn này trẻ bắt đầu đi học. Ngoài chi phí ăn uống sẽ phát sinh thêm tiền học phí. Dự trù khoảng: 2.000.000đ.

Như vậy trung bình mỗi tháng chi phí nuôi con là khoảng 1.000.000đ – 2.000.000đ

Chi phí sinh con, nuôi con
Bên cạnh việc sinh con, nuôi con cũng cần chuẩn bị tài chính kỹ càng.

Chuẩn bị tài chính cho việc sinh con và nuôi con như thế nào là tốt nhất

Do số tiền cần chi cho việc mang thai, chi phí sinh con và nuôi tương đối lớn nên nếu không sự chuẩn bị trước thì sẽ rất vất vả cho gia đình, đặc biệt là với những gia đình có thu nhập trung bình. Ngược lại nếu có sự chuẩn bị trước thì sẽ đỡ vất hơn và giảm được nguy cơ mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng. Để chuẩn bị được tiềm lực tài chính các bạn hãy làm theo các cách sau đây:

Lên kế hoạch sinh hợp lý. Sau khi kết hôn không nên sinh con ngay và nên để từ 4- 6 tháng. Sở dĩ nên có khoảng thời gian như vậy để nàng dâu mới có thời gian thích nghi với môi trường của nhà chồng. Thêm nữa, tình cảm vợ chồng được gắn kết và hai vợ chồng dần dần thích nghi hoàn toàn lối sống cũng như cách làm việc của cả hai. Và có thời gian để tích lũy một phần chi phí hoặc toàn bộ chi phí sinh con, nuôi con hoặc chỉ giai đoạn mang thai.

Lập kế hoạch tiết kiệm tiền

Mỗi tháng các bạn phải có kế hoạch tiết kiệm một số tiền nhất định để dành cho việc sinh bé. Hãy tiết kiệm tiền càng nhiều càng tốt. Nếu 2 vợ chồng có tổng thu nhập bằng 10.000.000đ mà không phải sống chung với bố mẹ nên phân chia số tiền như sau:

  • Phần 1: Chi phí ăn uống: 3.000.000đ
  • Phần 2: Chi phí tiết kiệm sinh con: 4.000.000đ
  • Phần 3: Chi phí đi lại, xăng xe,tiếp khách, bạn bè: 1.000.000đ
  • Phần 4: Tiền điện, nước, ga, dầu ăn, mắm muối…: 1.000.000đ
  • Phần 5: Tiền tiết kiệm để đầu tư kinh doanh, thu lại lợi nhuận: 1.000.000đ

Một số biện pháp giúp giảm chi phí sinh con, nuôi con

Tận dụng các quần áo sơ sinh cũ của gia đình anh, chị, bạn bè, hàng xóm thân cận để giảm bớt chi phí mua đồ sơ sinh. Không mua nhiều quần áo, đồ sơ sinh, bỉm vì trẻ sẽ lớn rất nhanh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây