9 bước để bắt đầu cuộc sống tự lập khi còn trẻ

0
5786

Để có được một cuộc sống tự lập được thoải mái, tự do và hạnh phúc, cần có những kiến thức, hiểu biết để chuẩn bị một cách tốt nhất có thể.

1) Chuẩn bị tinh thần

Trước tiên, cần chuẩn bị tinh thần khi dọn ra ở riêng. Hấu hết mọi người đều sống cùng bố mẹ từ nhỏ, được bố mẹ che chở và bảo vệ, lo toan tất cả mọi thứ. Vì vậy, nhiều bạn trẻ vẫn sống phụ thuộc nhiều vào bố mẹ.

Nhưng khi ra ngoài tự lập, bạn phải tự mình lo tất cả. Từ chuyện cơm, áo, gạo, tiền đến những mối quan hệ xung quanh công việc, bạn bè, đối tác, đồng nghiệp…

Không những vậy, những lúc ốm đau, bệnh tật, đồ dùng trong nhà hỏng, bạn phải tự mình giải quyết. Vậy nên, hãy chuẩn bị tinh thần thật vững vàng để có một cuộc sống tự lập như mơ ước.

tự lập

» Xem thêm: Sống tự lập rất tốt nhưng cần tránh 4 sai lầm về tiền bạc nhiều người mắc phải dưới đây

2) Chuẩn bị tài chính

Đây là một trong những yếu tố bắt buộc và quan trọng khi muốn sống tự lập. Trước khi muốn ra ở riêng, cần chuẩn bị một khoản tiền đủ để trang trải cuộc sống tự lập trước mắt.

Nếu cảm thấy tài chính của mình chưa ổn, chưa đủ điều kiện ra ngoài tự lập, có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách đi làm thêm hoặc nhờ tới sự trợ giúp của bố mẹ, người thân, bạn bè.

tự lập

» Xem thêm: 5 bước quản lý tài chính để bắt đầu cuộc sống tự lập

3) Chuẩn bị nhà cửa

“An cư lạc nghiệp” – Ít nhất bạn phải có một chỗ ở ổn định, sau đó mới nên nghĩ đến chuyện công việc, sự nghiệp.

Nếu muốn tự lập, bạn phải xác định cho mình chỗ ở của mình ở đâu? Mua nhà hay thuê nhà? Nhà chung cư hay nhà loại nào? Chi phí nhà cửa hàng tháng là bao nhiêu?

Bạn cần lên dây cót chuẩn bị và định hướng ngôi nhà mình muốn ở trước khi bắt đầu cuộc sống mới.

tự lập

4) Mục tiêu cuộc sống khi tự lập

Nhiều bạn trẻ hiện nay thích ra ở riêng, bắt đầu cuộc sống tự lập. Nhưng hầu hết đều chưa có định hướng, mục tiêu cuộc sống cụ thể.

Việc chưa xác định được đam mê của chính mình là gì, cuộc đời sẽ đi vào đâu là điều cực kỳ nguy hiểm đối với tương lai của thế hệ trẻ.

Vì vậy, trước khi sống tự lập, hãy vạch ra các mục tiêu cuộc sống của bản thân. Bao gồm: mục tiêu tài chính, mục tiêu mối quan hệ, mục tiêu sức khỏe, mục tiêu phát triển bản thân, mục tiêu cống hiến xã hội,…

tự lập

5) Xác định chi phí sinh hoạt hàng tháng

Khi ra ở riêng, bạn sẽ lo toan tất cả mọi thứ bạn sử dụng mỗi tháng như tiền ăn, tiền thuê nhà, tiền điện,… Hãy xác định rõ ràng, cụ thể các chi phí cố định và các chi phí linh động mỗi tháng bạn chi tiêu. Có thể tham khảo những người đã có cuộc sống tự lập để có kinh nghiệm cho bản thân.

chi phí sinh hoạt

6) Tự nấu ăn

Nấu ăn là kỹ năng bắt buộc bạn phải có nếu muốn sống tự lập. Bạn ở riêng đồng nghĩa với việc phải tự chăm sóc cho chính mình.

Tự nấu ăn không chỉ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh mà còn là cơ hội để trổ tài nấu ăn của bản thân. Biết đâu bạn lại khám phá ra tài năng hay sở thích mới cho mình.

tự nấu ăn

7) Tự thân vận động

Đây là một trong những bước khó khăn trong hành trình sống tự lập của bạn nhưng hãy cố gắng. Bạn phải tự mình đi làm, tự mình hoàn thành công việc, tự mình quản lý cuộc sống. Sự tự tin sẽ giúp bạn có cuộc sống tự lập như mong muốn.

tự thân vận động

8) Tiết kiệm tiền

Hãy tiết kiệm tiền càng nhiều càng tốt. Khoản tiền này có thể giúp bạn vào những lúc nguy cấp trong cuộc sống tự lập.

Bạn có thể tiết kiệm mỗi tháng một khoản vừa phải và nếu cuối tháng còn dư nhiều, hãy cất lại, đừng vội chi tiêu cho những thứ vô bổ.

tiết kiệm tiền

9) Học cách quản lý tài chính cá nhân

Muốn có cuộc sống tự lập tự do, hoàn hảo, hạnh phúc, bạn phải quản lý được tài chính cá nhân của mình bằng cách lập kế hoạch chi tiết về ngân sách chi tiêu cũng như các khoản chi tiêu hàng ngày.

Hãy theo dõi, ghi chép các khoản mà bạn đã chi tiêu mỗi ngày. Sau đó tổng kết xem cách chi tiêu của mình đã hợp lý chưa.

Để quản lý tốt tài chính cá nhân của mình, bạn có thể sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover.

money lover

Ứng dụng giúp bạn nhập và theo dõi các khoản thu chi một cách tiện lợi và nhanh chóng ngay trên điện thoại, máy tính bảng, laptop,… Từ đó, điều chỉnh thói quen chi tiêu phù hợp với tình hình và mục tiêu tài chính của bản thân.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây