My Money

Hướng dẫn cách quản lý chi tiêu hàng tháng cho người thu nhập thấp

Những cách quản lý chi tiêu hàng tháng dưới đây sẽ giúp bạn thiết lập kế hoạch thu – chi một cách hợp lý và khoa học dựa trên mức thu nhập. Nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nợ nần, sớm đạt tự do tài chính. 

1. Phân bổ chi tiêu 

Phân bổ chi tiêu có nghĩa là chia nhỏ khoản thu cho các khoản chi tiêu khác nhau dựa trên nhu cầu chi tiêu hàng tháng của mỗi người. 

Điều này giúp bạn nắm rõ dòng tiền, thói quen chi tiêu và hình thành kế hoạch tài chính cho tương lai. Nhằm cải thiện tình hình tài chính, thoát khỏi những rắc rối về tiền bạc. 

Dưới đây là những phương pháp phân bổ chi tiêu hàng tháng, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp. 

1.1. Phương pháp 60/10/10/10/10 

Theo phương pháp này, thu nhập của bạn sẽ được chia vào các nhóm chi tiêu, tương ứng với các tỷ lệ như sau: 

Nếu tình hình tài chính của bạn không khả quan, vẫn còn những khoản nợ. Cách tốt nhất bạn nên trích 10% cho kế hoạch nghỉ hưu để trả nợ. 

Nên ưu tiên cho kế hoạch trả nợ, để sớm đạt tự do tài chính. Bằng cách, thắt chặt chi tiêu, chỉ chi tiêu khi cần thiết hay gia tăng thu nhập.

Sau khi hoàn thành việc trả nợ, hãy bắt đầu xây dựng kế hoạch tiết kiệm tiền để nghỉ hưu. 

Ảnh minh họa – Phân bổ chi tiêu giúp kiểm soát dòng tiền dễ dàng

1.2. Phương pháp 20/80 

Đây là phương pháp quản lý chi tiêu đơn giản. Thu nhập được chia thành 2 phần, lần lượt với các tỷ lệ như sau: 

Để đạt hiệu quả tối đa áp dụng cách quản lý chi tiêu theo phương pháp này, bạn cần thanh toán hết những khoản nợ cá nhân và nợ ngân hàng. 

Nếu mức thu nhập của bạn chưa cao, bạn có thể giảm 10 – 15% cho quỹ tiết kiệm. Tùy thuộc vào nhu cầu chi tiêu mà bạn nên điều chỉnh con số này sao cho phù hợp. 

Giả sử, với mức thu nhập 7 triệu đồng/ tháng. Bạn có thể phân bổ chi tiêu như sau: 

Nhà ở: 1 triệu

Ăn uống: 2 triệu 

Đi lại: 500 nghìn

Hóa đơn điện nước: 200 nghìn 

Sức khỏe: 400 nghìn 

Mua sắm: 1 triệu

Hiếu hỷ, ma chay, sinh nhật: 500 nghìn

Ảnh minh họa – Phương pháp phân bổ chi tiêu 20/80

1.3. Phương pháp “các phân nửa”

Theo phương pháp này, thu nhập hàng tháng được chia thành 2 phần. 

Phương pháp này không cho bạn biết rõ tỷ lệ phân bổ cho từng danh mục, mà sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân mà sẽ có những cách phân bổ khác nhau. 

Chẳng hạn, mức thu nhập của bạn là 12 triệu/ tháng. Bạn có thể phân bổ theo tỷ lệ sau: 

Với 75% thu nhập, hãy phân loại thành những khoản chi cần thiết và không cần thiết cho danh mục chi tiêu hàng ngày. Cụ thể:

◊ Khoản chi cần thiết:

◊ Khoản chi không cần thiết: 

2. Chi tiêu theo mức độ ưu tiên 

Đây là cách quản lý chi tiêu hàng tháng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. 

Chi tiêu theo mức độ ưu tiên chính là việc liệt kê tất cả những khoản chi tiêu cần thiết và ưu tiên thanh toán cho chúng trước. 

Những khoản chi được gọi là cần thiết là những khoản nếu không chi trả, bạn sẽ gặp khó khăn và áp lực trong cuộc sống. Chẳng hạn như:

Nên trích một phần thu nhập theo danh sách đã phân bổ và để riêng. Không tính vào ngân sách cho khoản chi không cần thiết. 

Cách tốt nhất, sau khi nhận lương hãy tính toán con số này và trích riêng một phần theo ngân sách đã phân bổ. 

Phần dư còn lại để dành cho những khoản chi tiêu không cần thiết và quỹ tiết kiệm. 

Nên tiết kiệm trước khi chi tiêu, đây là cách giúp bạn bảo vệ tiền bạc của bản thân một cách hiệu quả. Tránh tình trạng chi tiêu quá đà khi có sẵn tiền trong tài khoản mà quên mất việc tiết kiệm. 

Ảnh minh họa – Ưu tiên thanh toán cho những khoản chi cần thiết

3. Cập nhật giao dịch chi tiêu thường xuyên 

Một trong những thói quen của nhiều người thường bỏ qua việc cập nhật và ghi chép chi tiêu. 

Nhiều người vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc cập nhật và ghi chép chi tiêu thường xuyên. 

Khi bạn không có thói quen ghi chép tất cả những khoản chi tiêu thì kế hoạch phân bổ tài chính sẽ bị phá sản hoàn toàn, vì không có tính chính xác và thực tế. 

Do đó, để hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Bạn nên tạo thói quen cập nhật và ghi chép thu – chi thường xuyên. Dù những khoản chi nhỏ lẻ như mua 5 nghìn tăm ủng hộ người bán hàng rong. 

Ảnh minh họa – Ghi chép chi tiêu thường xuyên

4. Tạo thói quen sử dụng tiền mặt

Thêm một cách quản lý chi tiêu hàng tháng mà nhiều người thường hay bỏ qua đó chính là không sử dụng tiền mặt. 

Nhiều người cho rằng việc sử dụng tiền mặt không thuận tiện, dễ gặp phải những rủi ro hơn khi sử dụng thẻ ngân hàng. 

Không thể phủ nhận những lợi ích của thẻ ngân hàng đối với cuộc sống của con người trong xã hội hiện nay. 

Tuy nhiên, việc tạo thói quen sử dụng tiền mặt khi chi tiêu sẽ đem lại nhiều hữu ích trong việc quản lý và thắt chặt chi tiêu. 

Khi thanh toán bằng tiền mặt, bạn dễ dàng nhận thấy thói quen chi tiêu của bản thân và số tiền cần chi trả cho những thói quen này. Từ đó, bạn sẽ có ý thức trong việc thanh toán cho nhu cầu chi tiêu của bản thân. 

Ảnh minh họa – Tạo thói quen sử dụng tiền mặt khi chi tiêu

5. Đối mặt với các khoản vay nợ 

Không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng hay nhu cầu chi tiêu luôn cao hơn thu nhập hàng tháng chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn lâm vào tình cảnh nợ nần. 

Vay mượn bạn bè, người thân, đồng nghiệp để chi trả cho những nhu cầu cá nhân không cần thiết như: mua sắm, giải trí, du lịch… dần đã trở thành thói quen của không ít cá nhân. 

Hết tiền rồi đi vay, khi nhận lương sẽ trả. Nếu bạn có suy nghĩ như vậy, chắc chắn bạn không thể thoát khỏi vòng xoáy nợ nần và không thể cải thiện tình hình tài chính. 

Dù khoản nợ không nhiều, nhưng chính nó sẽ khiến bạn hình thành một thói quen không tốt. Và coi đó như một điều hiển nhiên, bạn mắc nợ nhưng bạn vẫn đủ khả năng thanh toán nợ. 

Một cá nhân quản lý tài chính cá nhân tốt là có kế hoạch chi tiêu cụ thể và rõ ràng dựa trên thu nhập của bản thân. Không phát sinh các khoản vay nợ hay gặp những vấn đề rắc rối về tài chính. 

Ảnh minh họa – Đối mặt với các khoản nợ để giải quyết chúng càng sớm càng tốt

6. Thiết lập quỹ dự phòng

Cách quản lý chi tiêu hàng tháng hiệu quả là thiết lập một quỹ dự phòng hàng tháng cho bản thân. Quỹ này được dùng với mục đích giải quyết khi không may có những rủi ro xảy ra trong cuộc sống như: ốm đau, bệnh tật, xe hỏng, thất nghiệp…

Quỹ dự phòng hoàn toàn khác quỹ tiết kiệm. Quỹ tiết kiệm được sử dụng với mục đích tích lũy vốn cho tương lai để hiện thực hóa những dự định trong tương lai như: du lịch, mua nhà, mua xe, lấy vợ, sinh con… 

Khi phân bổ tiền lương hàng tháng, bạn nên trích một phần thu nhập cho quỹ dự phòng. Có thể là 5%, 10% hoặc nhiều hơn nữa, tùy thuộc vào thu nhập hàng tháng của mỗi người. 

Bạn nên để quỹ dự phòng tại tài khoản ngân hàng. Hãy đăng ký mở thẻ ngân hàng, không nên gửi tiết kiệm. 

Khi gửi tiết kiệm bạn cần chọn thời gian gửi tiết kiệm như: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng… Mà không phải lúc nào cũng có thể rút để sử dụng. Điều này khá bất tiện trong những trường hợp khẩn cấp. 

Do đó, khi thiết lập quỹ dự phòng, nên mở thẻ tài khoản ngân hàng. Khi cần sử dụng có thể rút ngay, kịp thời xử lý rủi ro. 

Ảnh minh họa – Thiết lập quỹ dự phòng đẻ kịp thời giải quyết những rủi ro không may xảy ra

7. Sử dụng công cụ hỗ trợ quản lý tài chính 

Cách quản lý chi tiêu hàng tháng đơn giản và dễ dàng nhất khi bạn nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ quản lý tài chính. 

Sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý chi tiêu hàng ngày giúp bạn tiết kiệm thời gian, không đau đầu vì phải tính toán những khoản chi tiêu. 

Hiện nay có khá nhiều công cụ quản lý chi tiêu, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của mỗi người mà sẽ có những sự lựa chọn khác nhau. 

Bạn có thể tham khảo các ứng dụng như: Money Lover, Sổ thu chi Misa, Mint, HomeBudget…

Mỗi ứng dụng sẽ có những tính năng nphù hợp với nhu cầu của mỗi người. Nhưng tựu chung lại, đều giúp người dùng quản lý và kiểm soát tài chính cá nhân tốt hơn. 

Chẳng hạn, với phần mềm quản lý chi tiêu Money Lover. Người dùng có thể sử dụng trên tất cả các thiết bị, sử dụng mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào. 

Money Lover cho phép người dùng ghi chép, cập nhật giao dịch chi tiêu vào từng nhóm thu – chi, hiển thị dưới dạng biểu đồ giúp người dùng dễ dàng quan sát. 

Tính năng Báo cáo trên ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

Ngoài ra, Money Lover còn có các tính năng khác như: lập ngân sách, chia sẻ ví, liên kết ngân hàng… nhắc nhở người dùng về thói quen chi tiêu hay các khoản vay – nợ đến thời hạn thanh toán. 

Như vậy, việc quản lý tài chính cá nhân sẽ trở nên dễ dàng, không còn là lỗi ám ảnh. Giúp bạn dễ dàng đạt tự do tài chính, làm chủ cuộc sống của mình.