7 vấn đề tiền bạc khiến gia đình nào cũng phải đau đầu tìm lời giải

0
1159

Ai cũng có những mối lo, vấn đề tiền bạc, các mục tiêu tài chính cá nhân khác nhau ở mỗi giai đoạn trong cuộc sống.

Dưới đây là 7 vấn đề tiền bạc khiến đa số người dùng phải đau đầu tìm cách ứng phó trước những biến chuyển của xã hội.

1. Chi phí cho giáo dục con cái

70% các bậc cha mẹ thuộc thế hệ Millennials (sinh ra từ năm 1980 đến 2000) nói rằng họ ưu tiên sử dụng nhiều tiền cho việc học tập con cái hơn là tích lũy để nghỉ hưu. Học phí là một trong những khoản tiền bắt buộc với hầu hết học sinh, sinh viên hiện nay.

Thực tế, tại Việt Nam học phí các trường đại học cũng đã tăng chóng mặt trong vài năm gần đây. Chỉ chưa tới 5 năm qua, nhiều trường đã tăng học phí gấp đôi khiến tiền học trở thành gánh nặng tài chính cá nhân với không ít học sinh, sinh viên.

Ngoài học văn hóa, phụ huynh phải lo thêm các khoản tiền học thêm các lớp kỹ năng, năng khiếu như piano, học dancesport, học tiếng Anh, bơi lội …

Càng lên cao, các chi phí dành cho giáo dục sẽ ngày một lớn hơn. Việc này chỉ kết thúc khi con cái vào cánh cửa đại học. Cha mẹ có thể sử dụng các quỹ vay vốn dành cho sinh viên để trang trải và giáo dục con nhận thức về số tiền này.

7 cách dạy con tiêu tiền

Xem thêm: 7 cách dạy con tiêu tiền ngay từ nhỏ

2. Tiết kiệm nhiều hơn để mua nhà

Dân số tại Hà Nội hiện nay là > 8 triệu người và ở Hồ Chí Minh là trên 9 triệu dân. Và con số này còn tiếp tục gia tăng. Điều này làm giá cho thuê và mua nhà đất liên tục tăng cao khiến mọi người phải chi trả nhiều tiền hơn cho chi phí này.

Nếu mua căn nhà đầu tiên vào năm nay bạn đã phải trả nhiều hơn 45-67% số tiền so với những người mua nhà cách đây 5 năm (tùy từng phân khúc). Đây chính là lý do khiến việc sở hữu một căn nhà hiện nay trở lên vô cùng khó khăn với rất nhiều người trẻ.

Đối với lao động tại các khu vực thành phố lớn, có thể mất gần một thập niên để tiết kiệm số tiền tương đương 50% giá trị một căn chung cư. Thử ước tính, mỗi tháng thu nhập của bạn là 10 triệu đồng. Sẽ mất tới 10 năm mới đủ số tiền để sở hữu một căn nhà trị giá 1,2 tỷ.

8 điều cần tìm hiểu trước khi quyết định xuống tiền mua chung cư?

Chưa tính đến các rủi ro như chi phí sinh hoạt tăng cao, giá nhà đất tiếp tục leo thang. Chưa kể giá nhà đất sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai cùng với tình trạng lạm phát hàng năm sẽ làm tình hình tài chính cá nhân của bạn gặp khó khăn.

3. Tiền thuê nhà

Giá thuê nhà cũng không dừng lại hàng năm. Trong cơ cấu chi tiêu, bạn có thể phải tốn trung bình 30% – 35% tổng chi phí cho nhà ở. Thậm chí con số này sẽ cao hơn, khi số thành viên trong gia đình gia tăng nhưng bạn chưa đủ khả năng sở hữu một căn hộ riêng.

Tại các quận vùng ven thủ đô như Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai… giá thuê nhà đã tăng 25-30% so với 5 năm trước đây.

4. Chi phí đi lại

Các khoản chi phí này bao gồm toàn bộ tiền xăng xe, chi phí sửa chữa, chi phí di chuyển bằng phương tiện công cộng, tiền gửi xe… mỗi tháng. Tuy nhiên, số này chưa bao gồm các khoản bạn phải thanh toán nếu đang mua một chiếc xe trả góp hay nó sẽ tăng lên nếu đang sở hữu ôtô.

Chi phí đi lại đã tăng rất nhiều trong những năm gần đây do nhu cầu phát triển của xã hội. Các thành phố ngày càng phát triển theo chiều ngang, diện tích địa giới được mở rộng. Các khu dân cư bắt đầu được di chuyển ra xa trung tâm thành phố và con người mất nhiều thời gian cũng như quãng đường xa hơn để di chuyển mỗi ngày.

5. Chi phí chăm sóc gia đình

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số trung bình năm nay của cả nước vào khoảng 94,66 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 48,5 triệu người.

Sau khi đã trừ đi tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi vào khoảng 2,2%, ước tính hiện nay mỗi người lao động đều có ít nhất một người phụ thuộc.

Thống kê cũng cho biết khoảng 70% người cao tuổi hiện nay sống ở nông thôn là nông dân và làm nông nghiệp. Chỉ 30% người cao tuổi sống bằng lương hưu hay trợ cấp xã hội. Những người cao tuổi sống ở nông thôn chủ yếu không có tích lũy vật chất.

Gánh nặng này buộc phải đặt lên vai những người trong độ tuổi lao động của gia đình đó. Nhiều trường hợp một lao động đang phải gánh 3-4 người phụ thuộc bao gồm ông, bà và bố mẹ đã quá tuổi lao động.

Trong khi thu nhập chưa tăng bao nhiêu chi phí chăm sóc con nhỏ và người cao tuổi ngày một tăng khiến gánh nặng chăm sóc gia đình ngày càng lớn hơn.

6. Áp lực tiết kiệm nhiều hơn

Do ảnh hưởng từ lạm phát, số tiền từ sẽ tự bốc hơi khoảng 3 – 5% mỗi năm. Nếu bạn có 100 triệu đồng hôm nay, hãy tưởng tượng 10 năm sau bạn bạn sẽ không thể nhận giá trị thực của số tiền đó nếu không đầu tư hoặc đưa nó vào nơi có thể sinh lời. Mức tiết kiệm hàng năm của bạn cũng sẽ bị rút ngắn lại cùng với tình hình lạm phát và biến động của đồng tiền.

Với mức lạm phát khoảng 3-4%/năm, thay vì tiết kiệm 10 triệu đồng mỗi tháng để dự trù cho tương lai, bạn sẽ phải tiết kiệm 10,4 triệu/tháng để số tiết kiệm của bạn sau mỗi năm sẽ duy trì được giá trị như đúng mức ban đầu.

7. Các khoản đầu tư không hiệu quả

Một khoản đầu tư thua lỗ có thể giết chết toàn bộ số tiền tiết kiệm nhiều năm của bạn. Rất ít người có thể thành công ngay trong những lần đầu tiên tập tành đầu tư.

Hãy khiến tiền đẻ ra tiền từ các hoạt động đầu tư sinh lời, nhưng cần phải thận trọng lựa chọn kênh đầu tư an toàn. Mua vàng để tích trữ hoặc mua các mã cổ phiếu uy tín… cũng là những ý tưởng không tồi.

Dù những hình thức đầu tư này chậm sinh lời và đem về số tiền lãi thấp, nhưng ít rủi ro. Sau nhiều năm, số tiền tiết kiệm để nghỉ hưu của bạn cũng sẽ tăng lên đáng kể với những hình thức đầu tư “ăn chắc” này.

Nhìn chung, bạn đừng mạo hiểm “bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ” tức là đừng dốc tất cả tiền vào một hình thức đầu tư nào cả.

Cách làm này có thể giúp bạn trở thành hốt bạc chỉ sau một đêm nhưng cũng có thể khiến khoản tiền tiết kiệm mà đáng lẽ ra bạn dành cho tuổi già sẽ không cánh mà bay. Khi đó, bạn sẽ lại phải lập kế hoạch tài chính cho nghỉ hưu từ đầu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây