My Money

Làm thế nào để xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp?

Khi cuộc sống có quá nhiều rủi ro không may xảy ra, làm thế nào để sẵn sàng đối mặt với chúng? Chuẩn bị kế hoạch tài chính là cách duy nhất giúp bạn giải quyết những vấn đề này.

→ Xem thêm: Nguyên tắc chi tiêu trong gia đình, có nên dự phòng quỹ đen?

1. Quỹ dự phòng là gì?

Quỹ dự phòng là khoản tích lũy tài chính để đề phòng cho những rủi ro không may xảy ra trong cuộc sống.

Chính vì thế mà chúng được coi là là khoản tiên quyết đầu tiên, cần trích ngay một phần trong tổng thu nhập. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cá nhân vẫn cho rằng đây là khoản không cần thiết vì chưa nhận ra giá trị và ý nghĩa của chúng.  

2. Lập quỹ dự phòng để làm gì?

Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, mỗi cá nhân cần chuẩn bị cho một quỹ dự phòng. Dù ít hay nhiều, hãy tạo cho mình thói quen trích một khoản từ thu nhập hàng tháng. Bởi nó như một kế hoạch phòng bị cho những rủi ro trong tương lai mà bất cứ ai đều có thể gặp phải.

Ảnh minh họa – Lập quỹ dự phòng để giải quyết những rủi ro không may xảy ra

→ Xem thêm: Tại sao cần tạo quỹ khẩn cấp khi lập kế hoạch tài chính cá nhân?

3. Tại sao không lập được quỹ dự phòng?

Sẽ có hàng loạt những câu hỏi xoay quanh chủ đề này. Và đây là một vài câu hỏi chính mà nhiều cá nhân thắc mắc.

Theo các chuyên gia tài chính, một vài nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến việc không thể lập quỹ dự phòng cho chính mình đó là:

Ảnh minh họa – Chi tiêu mất kiểm soát là một trong những nguyên nhân dẫn đến không thể lập quỹ dự phòng

4. Lập quỹ dự phòng bao nhiêu là đủ?

Dựa trên những nguyên nhân mà nhiều cá nhân mắc phải, các chuyên gia tài chính đưa ra một vài phương pháp giúp bạn thực hiện kế hoạch lập quỹ dự phòng, đề phòng những rủi ro trong tương lai như sau.

Trích 1 khoản tự động từ thu nhập hàng tháng

Đây là phương pháp đơn giản và dễ dàng thực hiện nhất. Bạn chỉ cần thống kê tất cả các khoản thu nhập cố định trong 1 tháng. Sau đó, trích một khoản để dành cho quỹ dự phòng. Dựa trên mức thu nhập được các chuyên gia tài chính khuyến cáo như sau:

Ảnh minh họa – Trích một khoản tự động cho vào quỹ dự phòng sau khi nhận lương

Dựa theo nguyên tắc trên, hãy cố gắng dành một khoản cho quỹ dự phòng bằng cách mở một tài khoản tiết kiệm thời hạn ngắn từ 3 đến 9 tháng cùng ngân hàng bạn nhận lương.

Thực chất đây là hình thức nhờ ngân hàng giữ hộ tiền, bạn nên gửi tiết kiệm trong thời hạn ngắn mặc dù lãi suất là khá thấp. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đây là quỹ dự phòng để giải quyết những bất trắc trong cuộc sống chứ không phải là khoản tiết kiệm.

Đồng thời, khi ký gửi thời hạn ngắn, việc rút tiền để giải quyết cho những vấn đề không may xảy ra cũng dễ dàng hơn.

Hoặc mở một tài khoản tại một ngân hàng để gửi tiền, đóng vai trò là một thẻ ATM và hàng tháng bạn gửi vào đó một số tiền. Khi cần thiết sẽ rút chúng để giải quyết cho những vấn đề phát sinh.

Cách này khá thuận tiện, cần lúc nào có lúc đó. Nhưng nhớ rằng, đây là khoản dự phòng và chỉ sử dụng với đúng mục đích, không sử dụng để chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Ảnh minh họa – Mở một tài khoản ngân hàng mới dành cho quỹ dự phòng

Tính theo chi phí sinh hoạt hàng tháng

Đây là phương pháp thứ 2 mà các chuyên gia tài chính gợi ý cho bạn để hoàn thành kế hoạch lập quỹ dự phòng. Bạn có thể tham khảo và áp dụng nếu phù hợp với bản thân.

Ở phương pháp này, sẽ đòi hỏi khả năng tính toán và kỳ công hơn một chút. Với cách này, quỹ dự phòng được xây dựng dựa trên giá trị của tổng chi phí sinh hoạt hàng tháng.

Có nghĩa rằng, bạn cần tính toán trong 1 tháng chi phí dành cho sinh hoạt là bao nhiêu. Sau đó, dựa trên con số này hãy dành một khoản cho quỹ dự phòng có giá trị tương đương.

Theo các chuyên gia, nên lập quỹ dự phòng đảm bảo từ 3 đến 6 tháng, có thể nhiều hơn càng tốt. Tối thiểu nên bằng chi phí sinh hoạt trong 3 tháng.

Ảnh minh họa – Theo các chuyên gia nên lập quỹ dự phòng từ 3 đến 6 tháng

Đầu tiên, bạn cần gạch đầu dòng tất cả các khoản cần chi trong 1 tháng và kèm theo chi phí. Chẳng hạn mức thu nhập 9 triệu/tháng, trừ khoản tiết kiệm hàng tháng là 1 triệu. Còn lại 8 triệu để chi tiêu.

Như vậy, trong 1 tháng bạn chi tiêu hết 8 triệu. Áp dụng theo phương pháp trên, bạn sẽ tính được số tiền cần cho quỹ dự phòng:

Có thể đây là con số sẽ khiến bạn ngạc nhiên, nhưng đó là con số thực tế dựa trên mức chi tiêu hàng tháng. Và sẽ có nhiều người không nghĩ rằng bản thân đã chi tiêu nhiều đến vậy.

Ảnh minh họa – Ngân sách quỹ dự phòng bằng chi phí sinh hoạt mỗi tháng

5. Giảm chi tiêu – Tăng tiết kiệm

Nhận lương hàng tháng, trích một khoản tiết kiệm, sau đó thoải mái chi tiêu với số tiền còn lại và yên tâm vì đã có một khoản tiết kiệm. Đây là tư tưởng đúng nhưng chưa đủ, vì bạn chưa nhận thấy tầm quan trọng của quỹ dự phòng tương lai.

Hãy thay đổi cách chi tiêu cá nhân. Bằng cách lập ngân sách chi tiêu cho từng khoản, đồng thời cắt giảm những khoản không cần thiết. Lúc này mức chi phí sinh hoạt hàng tháng sẽ giảm xuống một cách đáng kể.

→ Xem thêm: Mẫu lập ngân sách và quản lý thu chi cho cá nhân, hộ gia đình

Khi chi phí sinh hoạt giảm xuống, quỹ dự phòng cũng được giảm xuống tương ứng. Bạn sẽ dễ dàng thực hiện và hoàn thành kế hoạch lập quỹ dự phòng.