My Money

5 mẹo đi chợ cực tiết kiệm mà vẫn đầy đủ cho cả gia đình

Tiết kiệm chi phí ăn uống trong sinh hoạt gia đình là một trong những vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Vậy để tiết kiệm, nên cắt giảm hay chi tiêu như thế nào cho hợp lý?  

→ Xem thêm: Làm sao để quản lí chi tiêu cho việc ăn uống hàng ngày hiệu quả?

Đặt hạn mức chi phí ăn uống trong một tháng

Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc đặt hạn mức cho việc chi tiêu ăn uống cho cả gia đình chưa? Nếu muốn tiết kiệm chi phí tiền sinh hoạt hàng tháng, hãy bắt tay vào việc lên kế hoạch ngay nào!

Việc đặt hạn mức ăn uống sẽ căn cứ vào 2 yếu tố: Tiềm lực kinh tế và nhu cầu ăn uống của gia đình.

Trong đó, tiềm lực kinh tế là yếu tố then chốt cần phải quan tâm nhất. Nếu gia đình bạn có mức thu nhập cao, chi phí cho việc ăn uống có thể thoải mái một chút. Nhưng nếu chỉ có mức thu nhập trung bình thì cần phải cân nhắc kỹ càng.

Nên phân bổ chi tiêu một cách hợp lý, không nên dành quá nhiều cho một khoản mục, cũng không nên thắt chặt quá mức ở những khoản mục khác.Theo chia sẻ của một nhà tỷ phú, tiền nên được chia thành 5 phần với 5 mục đích khác nhau:

Ảnh minh họa- Lập kế hoạch phân bổ chi tiêu cho cả gia đình

Đây là 5 cách phân chia chi phí tối thiểu và cần thiết trong một gia đình. Tùy thuộc vào điều kiện cũng như nhu cầu của mỗi gia đình, sẽ có thêm những khoản mục chi phí khác nữa. Nhưng hãy biết cách tính toán và cân đối chi tiêu một cách hợp lý, khoa học nhất.

Nếu hiện tại, ngân sách cho ăn uống của gia đình đang chiếm quá nhiều mà hàng tháng bạn không thể lập một khoản tiết kiệm nào. Hãy xem xét lại, hãy hạn chế một cách đối đa những bữa ăn uống cùng bạn bè, đồng nghiệp, người thân ở nhà hàng.

Thay vì cùng bạn bè, người thân đi ăn nhà hàng hãy cùng nhau tổ chức những bữa ăn tự nấu tại nhà. Vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm chi phí. Hãy thử lập ngân sách và nghiêm túc thực hiện trong 1 tháng, bạn sẽ ngạc nhiên với số tiền còn dư thay vì tiêu xài hết như những tháng trước.  

Việc lập ngân sách này khá đơn giản, bởi hiện nay có khá nhiều ứng dụng hỗ trợ và quản lý chi tiêu giúp con người được ra đời. Trong đó có ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân Money Lover.

Đây là ứng dụng giúp bạn ghi chép, thống kê và kiểm soát chi tiêu một cách dễ dàng. Có thể cài đặt trên điện thoại, máy tính,… Bên cạnh đó, Money Lover còn có nhiều tính năng khác giúp người dùng dễ dàng kiểm soát và đạt được mục tiêu trong chi tiêu như tính năng lập ngân sách, tiết kiệm, nhắc nhở.

                   Lập ngân sách trên Money Lover

→ Xem thêm: Làm thế nào phân bổ lương hiệu quả cho chi tiêu trong gia đình?

Chuẩn bị thực đơn trong 1 tuần

Đây là một cách làm rất khoa học nhưng hầu hết các gia đình lại bỏ qua. Việc lên kế hoạch thực đơn cho cả gia đình đem lại rất nhiều lợi ích như:

Việc chuẩn bị thực đơn trong 1 tuần này sẽ giúp bạn chủ động hơn, không phải ngày nào cũng suy nghĩ ngày mai sẽ ăn gì. Hay có những công việc đột xuất không thể mua sắm, có thể nhờ người thân trong gia đình làm giúp khi đã có sẵn thực đơn.

Khi đã có thực đơn cho cả tuần, bạn sẽ có thời gian để tìm hiểu về giá cả thực phẩm trên thị trường, tại các cửa hàng hay các siêu thị. Từ đó, sẽ có kế hoạch mua sắm sao cho tiết kiệm chi phí nhất.

Mua số lượng hợp lý

Một trong những cách để tiết kiệm chi phí ăn uống đó là mua đúng và đủ. Mua đúng là mua đồ ăn theo sở thích, thói quen ăn uống của cả gia đình. Còn mua đủ là chỉ mua lượng thức ăn theo nhu cầu của cả gia đình.

Các bà nội trợ muốn tiết kiệm thì phải luôn ghi nhớ điều này. Việc mua vô tội vạ, mua nhiều đồ ăn không hợp khẩu vị hoặc mua quá nhiều so với khẩu phần ăn trong gia đình hay mua nhiều để dự trữ sẽ gây lãng phí và tốn nhiều tiền.

Ảnh minh họa- Không mua quá nhiều thực phẩm tránh dư thừa và gây tốn tiền

Đi chợ theo ngày hoặc tuần

Ở các nước Phương Tây người dân có thói quen đi siêu thị 1 lần và mua đồ cho cả 1 tuần. Nhưng ở Việt Nam thì thói quen này vẫn rất ít. Người dân vẫn muốn đi chợ thường xuyên để mua những đồ ăn tươi ngon cho cả gia đình.

Việc đi chợ hàng ngày đôi khi sẽ đem đến những bất cập. Bạn sẽ mất thời gian, tốn tiền xăng xe đi lại, đặc biệt có những công việc đột xuất không thể đi chợ thì gia đình có thể phải đi ăn ngoài. Điều này lại gây ảnh hưởng đến kinh tế và phá hỏng ngân sách của bạn. Vì thế, nếu chưa quen cách đi chợ 1 lần/ 1 tuần, hãy tập thói quen đi chợ 3 ngày 1 lần.  

Việc đi chợ theo tuần còn giúp bạn tiết kiệm thêm chi phí. Bởi khi mua nhiều thực phẩm cùng lúc, có thể sẽ được hưởng chương trình giảm giá, chiết khấu hay nhận những món quà tặng kèm.

Quan tâm các chương trình giảm giá

Với những thực phẩm có thể dùng trong thời gian dài như: các loại gia vị, mắm, muối, mì chính, hạt nêm, dầu ăn,… Bạn nên mua nhiều tích trữ vừa đủ, hay mua trọng lượng lớn để được hưởng mức giá ưu đãi. Như vậy, sẽ đem lại sự thuận tiện cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Đặc biệt, hiện nay tại các siêu thị thường xuyên có các chương trình giảm giá. Hãy cập nhật tin tức thường xuyên và tận dụng những chương trình này để vừa mua được sản phẩm tốt mà lại có giá thành thấp, tiết kiệm thêm chi phí.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc và tính toán kỹ càng những thực phẩm hay đồ dùng cần thiết trong gia đình. Tránh tình trạng, vì thấy giảm giá ½ hay ⅔ mà mua về sau này dùng, còn hiện tại chưa có nhu cầu sử dụng đến chúng.

Đồng thời, chỉ nên đem dư một chút so với ngân sách đã được thiết kế, để đảm bảo chi tiêu không vượt quá ngân sách hay thừa thãi.