Xây dựng nền tài chính vững chắc là cách để đảm bảo tương lai cho chính bạn và gia đình. Hoàn thành những dự định: trả hết nợ, mua nhà, mua xe, tiết kiệm quỹ hưu trí… một cách dễ dàng. 

Xây dựng tài chính vững chắc

Một số cá nhân cho rằng, họ giàu có vì họ có một cuộc sống thoải mái trong ngôi nhà đắt tiền và du lịch khắp thế giới.

Nhưng những người khác lại thấy rằng, họ giàu có chỉ đơn giản là thanh toán hóa đơn đúng hạn. Hay có thể nuôi những đứa con khi chúng vào đại học. 

Như vậy, giàu có về tài chính được hiểu một cách đơn giản là vai trò của chúng đối với bản thân mỗi người. 

Để xây dựng sự tài chính vững chắc đòi hỏi bạn phải có liệt kê thông tin chính xác, kế hoạch đúng đắn và đưa ra lựa chọn phù hợp. 

Phần 1: Kiến thức về tài chính bạn nên biết  

Bất kỳ ai cũng mong muốn có một nền tài chính đảm bảo và vững chắc. Nhưng làm thế nào để thực hiện được điều đó?

Đó luôn là vấn đề mà nhiều người quan tâm, cũng như không phải ai cũng có thể bắt tay vào thực hiện và hoàn thành kế hoạch một cách hiệu quả. 

1. Tính toán giá trị tài sản ròng

Đây là công thức để bạn đo lường khối tài sản có giá trị (khả năng sinh sôi, nảy nở ra những tài sản khác) tương đối chính xác. Độ chính xác sẽ tùy thuộc vào sự thành thật khi liệt kê tài sản của bạn. 

Tổng tài sản – Nợ phải trả = Giá trị tài sản ròng

Trước hết hãy hiểu rõ thuật ngữ, để đảm bảo hiểu đúng – áp dụng đúng – áp dụng thành công. 

Tài sản tạo ra sự giàu có là những tài sản giúp tăng giá trị hoặc cung cấp lợi nhuận, chẳng hạn như:

  • Tài sản lưu động: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, cùng các khoản tiền tương đương khác…
  • Tài sản đầu tư: Bảo hiểm xã hội, hay các chương trình đầu tư không bắt buộc khác…
  • Bất động sản, tài sản hoặc cổ phần kinh doanh nếu bạn là chủ doanh nghiệp. 
  • Tài sản cá nhân và các khoản vay cá nhân, chỉ tính số mà bạn có khả năng thu hồi. 
  • Các tài sản khác không nằm trong nhóm trên.

Một khoản nợ, là tiền bạn đi vay mượn từ người khác, hay tổ chức quỹ, ngân hàng. Chẳng hạn như:

  • Vay thế chấp.
  • Vay trả góp. 
  • Nợ thẻ tín dụng. 
  • Vay cá nhân. 
  • Các khoản nợ khác.

Giá trị tài sản ròng là số dư cuối cùng khi lấy tổng tài sản bạn đang sở hữu, trừ đi tất cả các khoản nợ.

Đây là con số dùng để thể hiện vị trí của cá nhân, trên mọi mức thang đánh giá về tài sản mà bạn sở hữu. 

Xây dựng tài chính vững chắc
Ảnh minh họa – Tính toán giá trị tàn sản ròng

2. Ví dụ minh họa

Dưới đây là ví dụ minh họa để bạn hình dung rõ hơn về cách kiểm kê tài sản, các khoản vay- nợ và cách tính toán để tìm được giá trị tài sản ròng. Từ đó, xây dựng nền tài chính vững chắc trong tương lai. 

Để thực hiện, bước đầu tiên bạn cần làm đó là nhìn lại tổng thu nhập hàng tháng của bản thân, cùng các khoản vay – nợ tính đến thời điểm hiện tại. Cuối cùng áp dụng công thức để tính giá trị tài sản ròng. 

Tài sản Số tiền
Tiền mặt  1,500$ 
Tài khoản tiết kiệm  1,000$
Cổ phiếu, trái phiếu và các khoản đầu tư khác  5,000$
Kế hoạch nghỉ hưu 25,000$
Giá trị thị trường ngôi nhà  0
Các tài sản khác
Giá trị thị trường chiếc xe  14,000$
Tổng tài sản 46,500$
Nợ phải trả 
Thế chấp nhà  0
Cho vay vốn chủ sở hữu  0
Số dư vay mua ô tô  13,000$
Số dư thẻ tín dụng  3,000$
Khoản vay sinh viên  5,000$
Khoản nợ lặt vặt  1,500$
Tổng nợ phải trả  22,500$
Giá trị tài sản ròng 24,000$

 

Như vậy giá trị tài sản ròng nhận được là 24.000$. Với tài sản này bạn có thể thực hiện cho những dự định tài chính tương lai. Bằng cách gửi tiết kiệm; tham gia đầu tư; chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu. 

Đây là giá trị tài sản ròng có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân. Vì vậy, việc quyết định sử dụng số tài sản này như thế nào, có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của chính bạn.

Có thể khiến nền tài chính vững chắc, mà cũng có thể khiến quỹ tài chính của bạn trở về số 0. 

Phần 2: Lập ngân sách tiết kiệm – Cách xây dựng tài chính vững chắc

Bạn muốn giá trị tài sản ròng của mình là bao nhiêu sau:

  • 5 năm nữa? 
  • 10 năm nữa? 

1. Đặt mục tiêu tài chính

Hầu hết những người đã có ý thức xây dựng nền tài chính vững chắc nhận ra rằng, chỉ có thể thực hiện bằng cách thiết lập mục tiêu và thúc đẩy bản thân mới có thể thành công. 

Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, việc xây dựng những mục tiêu tài chính càng sớm càng tốt. Và cần phân biệt giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, để có bước đi vững chắc. 

Chẳng hạn, bạn có thể đặt ra 2 mục tiêu ngắn hạn như sau: 

  • Tiết kiệm 3.000$ trong 1 năm, dự kiến sau 3 năm sẽ có 9.000$ để chi trả cho khoản tiền đặt cọc ngôi nhà. 
  • Tích lũy thêm 500$ vào quỹ khẩn cấp trong 1 năm.  

Những mục tiêu dài hạn như: 

  • Tiết kiệm và đầu tư đủ để có 25.000$ trong 15 năm cho con cái vào Đại học. 
  • Tích lũy 5.000$ mỗi tháng để nghỉ hưu sau 30 năm nữa. 

Việc thiết lập những mục tiêu này chính là cách để bạn cải thiện tình hình tài chính của bản thân. Và có động lực để hoàn thành chúng trong tương lai không xa. 

Xây dựng tài chính vững chắc
Ảnh minh họa – Thiết lập mục tiêu tài chính là cách để bạn quản lý tài chính hiệu quả.

2. Một vài mẹo giúp đạt mục tiêu tài chính

Để xây dựng nền tài chính vững chắc, cần dựa trên các mục tiêu cụ thể. Một vài điểm cần lưu ý trong việc chuẩn bị mục tiêu của bạn: 

  • Hãy thực tế, bám sát với tình hình tài chính hiện tại.
  • Thiết lập thời gian thực hiện và hoàn thành.
  • Có kế hoạch rõ ràng.
  • Đảm bảo tính linh hoạt, mục tiêu tài chính có thể thay đổi theo thời gian. 

Vậy mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì? 

3. Thiết lập ngân sách – Bước không thể bỏ qua để xây dựng tài chính vững chắc

Sau khi xây dựng mục tiêu tài chính bạn cần xác định rằng, bạn cần hay muốn phải đạt được những mục tiêu này? 

Có một sự khác biệt rất lớn giữa những người làm và người chỉ có suy nghĩ.

Người làm là những người bắt tay thực hiện và nghiêm túc với kế hoạch đã đặt ra. Còn người chỉ có suy nghĩ, là những cá nhân luôn trì hoãn. Và luôn bị chi phối bởi những tác động khách quan. 

Và chắc chắn rằng, những người làm có nhiều khả năng tiếp cận mục tiêu và đạt được thành công nhiều hơn. 

Việc thực hiện những mục tiêu tài chính, sẽ giúp bạn có khả năng quản lý tài chính tốt hơn. Cụ thể: 

  • Theo dõi chi tiêu dễ dàng và thường xuyên. 
  • Thanh toán trong khả năng tài chính của bản thân.
  • Bám sát ngân sách. 
  • Trả nợ thẻ tín dụng kịp thời.
  • Gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng. 
  • Đóng góp thường xuyên để tiết kiệm cho quỹ hưu trí. 

3.1. Liệt kê các khoản chi tiêu

Để tối đa hóa khả năng xây dựng tài chính vững chắc. Bạn cần bắt tay liệt kê tất cả các khoản chi tiêu trong ngày. 

Điều này giúp bạn nắm rõ tình hình thu – chi. Từ đó, có những điều chỉnh sao cho hợp lý. Và thiết lập ngân sách chi tiêu hàng tháng.

Việc lập ngân sách cho phép bạn:

  • Hiểu nguồn tiền đã thu – chi như thế nào. 
  • Tránh bội chi. 
  • Thực hiện tiết kiệm và đầu tư.
  • Hiện thực hóa những mục tiêu tài chính tương lai.

Dưới đây là ví dụ minh họa về cách thiết lập và ghi chép tất cả các khoản chi tiêu, bạn có thể theo dõi: 

Bảng thống kê chi tiêu hàng ngày

Date Chi phí  Tiền mặt  Ghi nợ
1/8 Ăn sáng 550$
1/8 Cafe  375$
1/8 Bữa trưa  675$
1/8 Xăng xe  4600$
1/8 Cafe cùng bạn bè  1000$
1/8 Tạp hóa  5000$
1/8 Nước uống  1500$
1/8 Giải trí  1000$
2/8 Ăn sáng, ăn trưa  850$
2/8 Cafe  375$
2/8 Mua sắm  5000$
2/8 Xem phim  1500$
2/8 Ăn trưa  1800$
3/8 Ăn sáng  550$
3/8 Cafe 375$
3/8 Quà sinh nhật 2000$
3/8 Ăn trưa  1500$
3/8 Tiền chu cấp cho gia đình  3000$
3/8 Cafe 375$
3/8 Pizza 1500$

 

3.2. Thực hiện ngân sách chi tiêu

Theo dõi các khoản chi tiêu hàng ngày để thiết lập ngân sách chi tiêu, mục tiêu tiết kiệm 125$ mỗi tháng. 

Dưới đây là kết quả, bạn có thể theo dõi:

Ngân sách chi tiêu hàng tháng 

Thu nhập  Thu nhập thay đổi Ngân sách mới 
Tiền thuê nhà  2,600$ 2,600$
Lương làm tăng ca  40$ 40$
Trợ cấp hưu trí, an sinh xã hội
Trợ cấp / hỗ trợ trẻ em
Thu nhập khác 
Tổng thu nhập  2,600$ 40$ 2,640$
Chi phí  Chi tiêu thay đổi Ngân sách mới 
Thuê  750$ 750$
Bảo hiểm  30$ 30$
Tiện ích  155$ 155$
Điện thoại  100$ 100$
Truyền hình cáp / dịch vụ Internet 75$ – 20$ 55$
Bảo hiểm (tính mạng, khuyết tật) 0 0
Quyên góp từ thiện 0 0
Thanh toán bằng thẻ tín dụng 200$ 200$
Tạp hóa 200$ 200$
Quần áo  130$ – 30$ 100$
Chăm sóc/ học phí  0 0
Cho vay mua ô tô 300$ 300$
Bảo hiểm xe hơi 75$ 75$
Xăng xe  145$ – 20$ 125$
Các bữa ăn ngoài trời & giải trí 425$ – 50$ 375$
Chi phí khác  100$ – 50$ 50$
Tổng chi phí  2,685$ – 170$ 2,515$
Giá trị ròng (Thu nhập – Chi phí)  -85$ 125$
Có sẵn để tiết kiệm hoặc đầu tư  0 125$

 

Dễ nhận thấy, việc lập ngân sách giúp bạn kiểm soát chi tiêu hiệu quả. Đạt được những dự định để thực hiện mục tiêu xây dựng tài chính vững chắc.  

Với số tiền 125$ tiết kiệm mỗi tháng, bạn hãy cân nhắc và sử dụng chúng vào một trong những mục đích sau. Đây là cách để bạn bắt đầu xây dựng nền tài chính giàu có! 

  • Lập một tài khoản tiết kiệm. 
  • Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hoặc quỹ mở.
  • Sử dụng để trả nợ. 
  • Xây dựng quỹ hưu trí.

Như vây, phát triển ngân sách, bạn cần phải:

  • Tính toán thu nhập hàng tháng. 
  • Theo dõi các khoản chi hàng ngày. 
  • Xác định số tiền cần chi trả cho hóa đơn hàng tháng. 
  • Cân đối thu – chi.

Phần 3: Xây dựng kế hoạch đầu tư và tiết kiệm –  Phương pháp để có nền tài chính vững chắc

1. Hướng dẫn tham gia đầu tư 

Các bài toán về đầu tư đều không dễ dàng. Chính vì thế trước khi quyết định tham gia bạn cần cân nhắc giữa việc mất và còn. 

Đầu tư thành công sẽ giúp bạn giàu có, ngược lại nếu đầu tư không tốt có thể sẽ khiến bạn trở thành kẻ trắng tay. 

Chính vì thế, việc thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. Tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia tài chính để có kế hoạch đầu tư chính xác và hiệu quả. 

1.1 Tận dụng tài nguyên lãi kép

1.1.1. Lãi kép là gì?

Lãi kép được coi là nguồn tài nguyên hữu ích, là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Giúp bạn xây dựng tài chính giàu có một cách nhanh chóng.

Nếu bạn biết tận dụng chúng trong kế hoạch đầu tư của mình, chắc chắn bạn sẽ thành công. 

Lãi kép chính là tiền lãi kiếm được trên bản gốc tiền gửi hoặc đầu tư.

Trên thực tế, khi tận dụng lãi kép trong vài năm đầu sẽ không có nhiều khác biệt. Đòi hỏi bạn có sự kiên nhẫn và có kỷ luật trong việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm. Sau khoảng 20, 30 năm số tài sản sinh ra sẽ khiến bạn bất ngờ. 

Xây dựng tài chính vững chắc
Ảnh minh họa – Lãi suất kép được coi là kỳ quan thứ 8 của thế giới
1.1.2. Ví dụ minh họa

Chẳng hạn, bạn 25 tuổi và mỗi tháng bạn tiết kiệm 2 triệu. Bạn duy trì thói quen tiết kiệm đều đặn mỗi tháng trong suốt 20 năm.

Sau 20 năm nữa bạn sẽ có tiền gốc là 480.000.000 đồng. Cộng thêm mức lãi suất, giả sử mức lãi suất trung bình là 6%/ năm. Khi đó số tiền lãi bạn sẽ nhận được sau 20 năm sẽ là: 288.000.000 đồng. 

Như vậy, khi 45 tuổi bạn sẽ có 768.000.000 đồng. Số tiền này bạn có thể sử dụng để thực hiện những dự định tương lai như: mua nhà, mua xe, nghỉ hưu…

Dễ thấy, dù là số tiền nhỏ được tiết kiệm và tích lũy hàng tháng. Nhưng sau một thời gian nhất định, bạn sẽ có trong tay số tiền không hề nhỏ. Đó chính hiệu quả của việc tận dụng lãi kép. 

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý đến mức lãi suất hàng năm. Mức lãi suất này sẽ thay đổi theo năm, tùy thuộc vào điều chỉnh của ngân hàng.

Nếu bạn có dự định gửi tiết kiệm trong thời gian dài bạn, nên tìm hiểu kỹ về mức lãi suất tại các ngân hàng và những rủi ro có thể xảy ra. 

1.2. Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận

1.2.1. Rủi ro và những vấn đề liên quan đến rủi ro

Rủi ro được hiểu là sự khác biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. 

Lợi nhuận của một khoản đầu tư là phần chênh lệch, giữa thu nhập thu được sau một khoảng thời gian nhất định và phần vốn đầu tư ban đầu. 

Hiểu một cách đơn giản: là thu nhập có được từ một khoản đầu tư. Và đây là kết quả cuối cùng của cá nhân hay doanh nghiệp khi tham gia đầu tư, kinh doanh. 

Như vậy, có thể thấy mối quan hệ mật thiết giữa rủi ro và lợi nhuận đó là: Lợi nhuận kỳ vọng càng cao rủi ro sẽ càng nhiều. Và ngược lại, khi rủi ro ít hơn thì nhà đầu tư mong đợi lợi nhuận nhỏ hơn. 

Xây dựng tài chính vững chắc
Ảnh minh họa – Hiểu rõ mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận
1.2.2. Căn cứ để chấp nhận mức độ rủi ro

Khi tham gia đầu tư bạn cần cân nhắc đến trường hợp được và mất. Số tiền đầu tư có thể sinh sôi nảy nở hoặc bị mất trắng hoàn toàn. 

Có nghĩa rằng, khi tham gia đầu tư bạn cần xác định mức độ rủi ro có thể chấp nhận đối với tình hình tài chính và hoàn cảnh hiện tại.

Nếu không chấp nhận những rủi ro này, bạn không nên đầu tư mạo hiểm. Hãy lựa chọn hình thức đầu tư khác an toàn và phù hợp hơn.

Mức độ rủi ro có thể được cân nhắc dựa trên những căn cứ sau đây: 

  • Mục tiêu tài chính: Bạn muốn tích lũy bao nhiêu tiền trong khoảng thời gian nhất định? 
  • Thời gian: Bạn có thể tham gia đầu tư bao lâu? Nếu cần tiền trong một năm, bạn sẽ làm gì? Nên rút hay tìm từ nguồn khác? 
  • Chấp nhận rủi ro tài chính: Bạn có thể chấp nhận những rủi ro này không? Bạn nên hài lòng mức lợi nhuận thấp hơn nếu không thể chấp nhận rủi ro cao? 
  • Rủi ro lạm phát: Bạn chấp nhận mức lạm phát là bao nhiêu? Nếu lạm phát tăng cao, đồng nghĩa rằng mức lãi suất không cao thậm chí không đáng kể so với số vốn ban đầu. 

2. Các kênh đầu tư phổ biến hiện nay 

Khi có một tiền nhà rỗi, bạn có thể đa dạng hóa tài sản của mình với các kênh đầu tư khác nhau. 

Đa dạng hóa tài sản sẽ giúp bạn gia tăng thêm tiềm năng lợi nhuận. Có thể là tham gia đầu tư để thu lợi nhuận.

Nhưng để tham gia đầu tư, nhà đầu tư cần có tầm nhìn dài hạn, bỏ tiền đầu tư thường xuyên và nên đầu tư dài hạn để đạt mục tiêu tài chính tương lai. 

Hiện nay có khá nhiều kênh đầu tư trên thị trường, dưới đây là 5 kênh đầu tư phổ biến nhất. Bạn có thể tham khảo: 

2.1. Đầu tư chứng khoán

Tham gia đầu tư chứng khoán là việc cá nhân bỏ vốn để đầu tư gián tiếp vào doanh nghiệp. Bằng cách mua chứng khoán đang lưu hành trên thị trường. 

Hiểu một cách đơn giản, đầu tư chứng khoán là việc mua đi rồi bán lại nhằm mục đích hưởng phần giá trị chênh lệch. 

Đầu tư chứng khoán là một trong những kênh đầu tư cá nhân có khả năng mang lại lợi nhuận cao và khá an toàn. Nhà đầu tư được mua bán tự do trên sàn chứng khoán. 

Đầu tư chứng khoán bao gồm: 

  • Đầu tư trái phiếu
  • Đầu tư cổ phiếu 

Đầu tư cổ phiếu là mua cổ phần của một doanh nghiệp nào đó. Hay đầu tư tiền vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, sẽ được hưởng lợi tức theo thỏa thuận của hai bên. 

Đầu tư trái phiếu là hình thức cho doanh nghiệp hay các tổ chức vay tiền. Và tờ trái phiếu chính là “phiếu nợ” của doanh nghiệp. Sẽ được thanh toán vào một thời điểm cụ thể theo thỏa thuận cùng số lãi đi kèm. 

Xây dựng tài chính vững chắc
Ảnh minh họa – Đầu tư chứng khoán là kênh đầu tư khá an toàn

2.2. Đầu tư bất động sản

Đây là hình thức đầu tư được nhiều người lựa chọn bởi khả năng sinh lời cao. Nhưng đòi hỏi số vốn lớn, cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. 

Những năm gần đây, thị trường bất động sản phát triển mạnh tại các thành phố lớn. Nhiều nhà đầu tư rót vốn nhằm mục đích thắng lớn trên thị trường đầu tư này. 

Với kênh đầu tư bất động sản, nhiều người sẽ “phất” lên chỉ sau một đêm nhưng cũng có thể “trắng tay” chỉ sau một đêm. 

Trước khi quyết định tham gia đầu tư, hãy xem xét đến yếu tố chất lượng công trình, nhà thầu, địa điểm… Cũng như chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. 

2.3. Đầu tư vào quỹ – Kênh đầu tư an toàn giúp bảo vệ tài chính vững chắc

Quỹ đầu tư được hiểu là quỹ được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư với mục đích thu lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào chứng khoán hay các dạng khác. Trong đó, nhà đầu tư không tham gia trực tiếp vào việc quyết định đầu tư. 

Nói cách khác, đây là hình thức đầu tư vốn vào công ty quỹ, được gọi công ty quản lý quỹ. Tại đó, sẽ có các chuyên gia đầu tư tài chính sử dụng số vốn của bạn đi đầu tư vào các kênh khác nhau. 

Để tham gia kênh đầu tư này, bạn cần chuyển tiền vào tài khoản của quỹ tại ngân hàng giám sát. Tuy nhiên, đây không phải là tài khoản của công ty quản lý quỹ. Và công ty quỹ không có trách nhiệm giữ tiền của nhà đầu tư. 

Công ty quản lý quỹ chỉ chịu trách nhiệm đầu tư vào các kênh. Lợi nhuận hay thua lỗ sẽ thuộc về nhà đầu tư. Và nhà đầu tư chỉ cần thanh toán một khoản phí cho công ty quỹ. 

Đây là một trong những kênh đầu tư tài chính an toàn và phù hợp với những cá nhân không có quá nhiều kiến thức hay am hiểu về thị trường đầu tư. 

2.4. Đầu tư vàng

Đầu tư vàng là kênh đầu tư tài chính truyền thống được nhiều cá nhân hay hộ gia đình sử dụng. Đây là kênh đầu tư giúp bảo toàn nguồn vốn hiệu quả. Dễ mua vào hay bán ra khi cần thiết.

Tuy nhiên, một vài điểm trừ của hình thức đầu tư này là lợi nhuận không cao. Giá vàng trên thị trường thường không ổn định, không có quy luật rõ ràng.

2.5. Gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm là kênh đầu tư phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết ai cũng biết đến hình thức đầu tư này. 

Gửi tiền vào ngân hàng là một hình thức đầu tư tài chính đơn giản và ổn định mặc dù tỷ suất sinh lời không cao. 

Số tiền lãi nhận được sẽ phụ thuộc vào số tiền gửi ban đầu, thời gian gửi, lãi suất hàng năm…

Tuy nhiên, với tình hình lạm phát trong những năm gần đây. Số tiền lãi bạn nhận được so với số tiền gửi không lời lãi nhiều. Xét về mặt dài hạn, đây không phải là kênh đầu tư mang lại hiệu quả cao.

Xây dựng tài chính vững chắc
Ảnh minh họa – Gửi tiết kiệm là kênh đầu tư an toàn nhất hiện nay

Phần 4: Kiểm soát nợ tín dụng 

1. Lịch sử tín dụng 

1.1. Thông tin chủ thẻ được hệ thống CIC ghi chép

Khi sử dụng thẻ tín dụng bạn cần lưu ý đến thời điểm thanh toán nợ và các khoản chi tiêu.

Bởi ngay từ kê khai thông tin cá nhân để sử dụng thẻ tín dụng, hệ thống đã ghi lại những thông tin cá nhân của bạn. 

Khi bạn sử dụng thẻ thanh toán cho những khoản chi tiêu sẽ được hệ thống cập nhật thường xuyên hay thời điểm thanh toán nợ,…

Nói chung, mọi hoạt động bạn sử dụng trên thẻ tín dụng đều được ghi chép lại đầy đủ trên hệ thống thông tin tín dụng gọi là CIC.

1.2. Những ảnh hưởng của thẻ tín dụng

Lịch sử tín dụng chính là bản cập nhật chi tiết các thông tin lịch sử thanh toán vay của bạn trên báo cáo nợ của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

Lịch sử thanh toán gồm tổng hợp thanh toán 12 tháng gần nhất, lịch sử nợ xấu, nợ quá hạn… Và sẽ ghi lại trên hệ thống sau 5 năm mới có thể xóa đi.

Vì thế, lịch sử thẻ tín dụng có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân. Nó sẽ quyết định đến nhiều yếu tố như: 

  • Là cơ sở để các ngân hàng ra quyết định cho vay. Nếu bạn có lịch sử nợ xấu, nợ quá hạn thì bạn khó có thể vay vốn ở bất kỳ ngân hàng nào. 
  • Là căn cứ để cấp Visa sang một số nước như: Đức, Mỹ…
  • Lịch sử tín dụng là căn cứ để bạn được tuyển dụng vào một số tổ chức ngân hàng, doanh nghiệp….

Chính vì vậy, khi sử dụng thẻ tín dụng nên lưu ý đến những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng của bạn.

Nếu bạn chưa biết cách quản lý tài chính thì tốt hơn hết bạn không nên sử dụng thẻ tín dụng. 

1.3. Mẹo giúp xây dựng điểm tín dụng tốt

  • Xây dựng ngân sách chi tiêu và bám sát nó. 
  • Thanh toán hóa đơn đúng hạn. 
  • Hạn mức thẻ tín dụng chỉ nên bằng 50% tổng thu nhập.
  • Kiểm tra báo cáo tín dụng hàng năm để nắm rõ điểm tín dụng và những thông tin liên quan để có điều chỉnh kịp thời. 
Xây dựng tài chính vững chắc
Ảnh minh họa – Sử dụng thẻ tín dụng thông minh để bảo vệ tài chính cá nhân

2. Chi phí tín dụng 

Khi sử dụng thẻ tín dụng bạn nên tìm hiểu rõ về khoản vay, lãi suất, phí rút tiền mặt, mức phạt cho việc thanh toán trễ hoặc trả nợ sớm.

Để có kế hoạch sử dụng thẻ dụng thẻ tín dụng thông minh và không gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính. 

2.1. Lãi suất thẻ tín dụng

Lãi suất thẻ tín dụng là mức phí mà chủ tín dụng phải trả khi thanh toán chậm khoản dư nợ thẻ tín dụng của tháng liền trước. 

Thông thường ngân hàng sẽ gửi bản sao kê đầy đủ về tổng số tiền khách hàng chi tiêu trong tháng. Số tiền cần thanh toán tối thiểu và ngày đến hạn thanh toán.

Nếu đến hạn thanh toán thẻ mà bạn vẫn chưa trả đủ số tiền như trong sao kê, bạn sẽ bị tính thêm lãi suất chậm trả nợ.

Số tiền lãi = Dư nợ x Lãi suất

Tùy thuộc vào từng ngân hàng mà sẽ có mức lãi suất khác nhau, có ngân hàng chỉ 1 – 1,5%, nhưng cũng có ngân hàng 3 – 4,5%. 

2.2. Phí rút tiền mặt

Bên cạnh lãi suất trả chậm, phí rút tiền mặt cũng là một trong những yếu tố mà bạn nên quan tâm đặc biệt. 

Bản chất của thẻ tín dụng là cho vay tiêu dùng (thanh toán), chức năng rút tiền mặt chỉ là bổ trợ. Khi người dùng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng còn phải chịu mức phí gọi là phí rút tiền mặt. 

Vì vậy, không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Chỉ nên rút tiền mặt bằng trong trường hợp thực sự cần thiết. 

Hiện nay, mức phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng của đa số ngân hàng hiện nay khoảng 1 – 4%/ tháng. 

Chẳng hạn, bạn đang sử dụng thẻ tín dụng với hạn mức 10.000.000 đồng. Bạn cần rút 5.000.000 đồng từ thẻ tín dụng.

Khi đó, bạn sẽ chịu phí rút tiền mặt giả sử là 4%. Như vậy, mức phí rút tiền mặt bạn phải chịu là: 5.000.000 x 4% + 5.000.000 = 5.200.000 đồng. 

Đây là mức phí rút tiền mặt 5.00.000 đồng, chưa tính đến mức lãi suất và khoản còn lại 5.000.000 đồng còn trong thẻ.

Như vậy, chi phí cần phải trả ngân hàng không phải là con số ban đầu bạn vay. 

Xây dựng tài chính vững chắc
Ảnh minh họa – Phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hiện nay dao động từ 1 – 4%

2.3. Phí trả chậm thẻ tín dụng

2.3.1. Lãi suất khi trả chậm

Phí trả chậm là loại phí do ngân hàng phát hành thẻ quy định. Được áp dụng cho những khách hàng không thanh toán đủ và đúng hạn số tiền thanh toán tối thiểu hàng tháng. 

Có khá nhiều chủ thẻ tín dụng bỏ quên khoản phí trả chậm này. Dẫn đến tình trạng phải chi trả thêm những khoản phí khác ngoài số tiền vay ngân hàng ban đầu.

Hiện nay, tùy từng ngân hàng sẽ có mức tính phí trả chậm thanh toán thẻ tín dụng đối với các chủ thẻ khác nhau.

Dao động trong khoảng 4,4 – 6% đối với thẻ tín dụng quốc tế và khoảng 4% đối với thẻ tín dụng nội địa. 

Tỷ lệ này sẽ áp dụng dựa trên số tiền tối thiểu phải trả cho ngân hàng khi đến hạn (thường được ghi rõ trong bản sao kê hàng tháng). 

2.3.2. Ví dụ minh họa

Giả sử, bạn sử dụng thẻ tín dụng hạn mức 20.000.000 đồng từ ngày 1/8. Bảng sao kê sẽ gửi cho bạn vào ngày 31/8 và thông báo ngày đến hạn thanh toán là 15/9 mà bạn thanh toán chậm thẻ tín dụng.

Giả sử mức lãi suất trả chậm là 4%. Vậy đến hết 15/9 mà bạn chưa trả bất kỳ số tiền nào cho ngân hàng thì bạn sẽ bị tính phí trả chậm thẻ tín dụng như sau: 

  • Mức tiền phải đóng tối thiểu hàng tháng: 20 triệu x 5% = 1 triệu đồng. 
  • Phí trả chậm tín dụng: 1 triệu x 4% = 40.000 đồng.

Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng quy định phí trả chậm thẻ tín dụng là 50.000 đồng. Điều đó đồng nghĩa, trong trường hợp trên bạn phải đóng mức phí trả chậm cho ngân hàng là 50.000 đồng. 

2.4 Tiết kiệm tiền bằng cách chọn khoản vay phù hợp

Nếu bạn có tín dụng tốt, bạn có thể vay để thực hiện những dự định tương lai như: mua nhà, mua xe…

Nhưng bất kể tiền được sử dụng như thế nào thì khoản vay là một trách nhiệm. Bạn cần trả càng sớm càng tốt. Vì vậy, trước khi quyết định hãy cân nhắc và lựa chọn khoản vay phù hợp để đảm bảo khả năng chi trả. 

Một vài lưu ý khi vay mượn tiền mà bạn nên biết:

  • Tránh xa lời mời chào vay mượn tiền dễ dàng.  
  • Tìm hiểu thông tin của tổ chức cho vay một cách kỹ càng.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các thành viên gia đình

Phần 5: Bảo vệ sự giàu có của bạn 

Sau khi xây dựng nền tài chính giàu có, bạn cần duy trì và bảo vệ chúng một cách hiệu quả. Điều này đảm bảo có một cuộc sống an nhàn cho chính bạn và gia đình trong tương lai. 

Giàu có ở đây không chỉ là xây dựng nền tài chính vững chắc. mà đó còn là sức khỏe, sự an toàn cho bản thân mỗi người. 

Chỉ khi sức khỏe của bạn được bảo vệ, mọi mục tiêu trong cuộc sống mới có khả năng được hoàn thành. 

Vậy nên bảo vệ bản thân như thế nào? Dưới đây là một vài phương pháp mà Money Lover gợi ý, bạn có thể tham khảo và cân nhắc lựa chọn. 

1. Bảo hiểm y tế 

Tài sản vô giá nhất của con người đó là sức khỏe và thời gian. Thế nhưng, có thể có những rủi ro là điều không ai có thể lường trước. Vì thế việc chuẩn bị cho những điều không may là điều hoàn toàn cần thiết. 

Bảo hiểm y tế có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con người. Hỗ trợ bạn về mặt tài chính khi ốm đau, nằm viện…

Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều cá nhân còn thờ ơ về vai trò của bảo hiểm ý tế.

Khi còn trẻ, bạn có đủ khả năng để đối phó với những rủi ro mà bản thân gặp phải. Sẽ chẳng ai mong muốn việc gặp tai nạn hay sức khỏe bất ngờ suy giảm.

Nhưng nếu không có phương pháp tài chính dự phòng, gánh nặng kinh tế lên những người thân của bạn sẽ rất lớn. 

Chính vì thế, tham gia bảo hiểm y tế hàng năm là điều cần thiết cho mỗi người. Dù bạn còn trẻ hay đã già, đã lập gia đình hay còn độc thân vẫn nên đăng ký tham gia bảo hiểm y tế để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân. 

Ngoài ra, việc chuẩn bị trước những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra còn giúp bạn yên tâm tập trung vào thực hiện những mục tiêu tài chính tương lai. 

Xây dựng tài chính vững chắc
Ảnh minh họa – Bảo hiểm y tế quan trọng đối với mọi lứa tuổi

2. Bảo hiểm nhân thọ

2.1. Ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm

Thực chất việc tham gia bảo hiểm nhân thọ chính là giải pháp tài chính để bảo vệ nguồn thu nhập của người trụ cột. Nhằm đảm bảo kinh tế của họ và những người thân trong gia đình trước sự cố bất ngờ có thể xảy ra.

Khi lựa chọn mua sản phẩm bảo hiểm, nên lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Cân nhắc kỹ đến những điều khoản và thỏa thuận trước khi quyết định mua. Và cũng nên lưu ý, chỉ nên tham gia khi đã có nền tài chính vững chắc. 

2.2. Thời điểm thích hợp để tham gia bảo hiểm?

Nhu cầu tham gia bảo hiểm nhân thọ phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người. Trong những trường hợp không may xảy ra như ốm đau, tàn tật, chết chóc. Bảo hiểm nhân thọ sẽ là đơn vị trả tiền cho bạn hoặc người thụ hưởng.

Điều này được thỏa thuận từ ban đầu khi người tham gia bảo hiểm ký hợp đồng với công ty bảo hiểm.

Vì thế, nếu bạn đang có bất kỳ sự phụ thuộc nào, dù bạn đang độc thân hay đã có gia đình, bảo hiểm nhân thọ chính là một giải pháp tài chính hữu ích. 

Tuy nhiên, không ít người cho rằng việc mua bảo hiểm nhân thọ chỉ cần thiết khi đã lập gia đình, có con hay khi về già.

Thực tế, nếu bạn còn trẻ, chi phí đóng bảo hiểm nhân thọ sẽ càng thấp. Khi càng nhiều tuổi, rủi ro càng cao, phí bảo hiểm sẽ cao hơn từ 2 – 3 lần.

2.3. Tham gia bảo hiểm khi nền tài chính vững chắc

Trước khi quyết định tham gia bảo hiểm bạn và gia đình cần xác định khoản tiền có thể đầu tư cho lĩnh vực này là bao nhiêu.

Tiếp theo hãy xác định loại bảo hiểm, mua bảo hiểm kỳ hạn hay bảo hiểm lâu dài để tìm hiểu các chính sách hợp lý. 

Ngoài ra, nên quan tâm đến thời hạn bảo hiểm. Thời hạn này khá dài, có thể từ 20 – 30 năm. Bạn cần xem xét đến yếu tố thời hạn tham gia để có kế hoạch chuẩn bị tài chính.

Đảm bảo rằng, khoản tiền chi trả cho bảo hiểm này không ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu hay khoản tiết kiệm của gia đình.

Hiện nay việc tìm kiếm thông tin về bảo hiểm nhân thọ không hề khó khăn. Dành ra một chút thời gian để tìm hiểu về thị trường công ty bảo hiểm tại Việt Nam.

Đây là cách tốt nhất để bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp cho nhu cầu cá nhân. Hãy tìm hiểu ở những công ty bảo hiểm danh tiếng. 

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thông tin từ bạn bè, người thân đã từng tham gia bảo hiểm nhân thọ để có quyết định chính xác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây