Vì sao phải chuẩn bị tài chính trước khi tốt nghiệp?

0
1045

Bạn chuẩn bị bước vào sang một trang mới của cuộc đời – tốt nghiệp và bước ra xã hội? Việc chuẩn bị tài chính trước khi bước vào cuộc sống mới có thực sự cần thiết?

Vì sao phải chuẩn bị tài chính trước khi tốt nghiệp?

→ Xem thêm: Sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, đâu là yếu tố quyết định để các nhà tuyển dụng chú ý đến bạn?

Nên chuẩn bị tài chính trước 6 tháng 

Đối với những “tân binh” vừa bước ra từ giảng đường đại học, điều đáng quan tâm nhất là tìm cho mình một việc làm tốt phù hợp với khả năng bản thân. Nhưng trong quá trình đó, nỗi lo về tiền bạc là điều khó tránh khỏi.

Thời điểm được coi là khó khăn nhất đối với mỗi con người đó chính là công cuộc đi tìm kiếm công việc phù hợp và bản thân yêu thích. Để tìm kiếm được, đó là điều không hề đơn giản.

Giả sử bạn phỏng vấn thành công và bắt đầu thử việc, tuy nhiên vẫn có những điều bất ngờ khó có thể dự đoán trước. Môi trường không phù hợp, bạn phát hiện ra đó là công việc mình không đam mê  hoặc chế độ lương không xứng đáng,…

Có hàng nghìn lý do để sau 2 tháng thử việc, bạn phải quyết định thay đổi nơi làm việc. Và một quá trình tìm việc – thử việc mới lại bắt đầu. Nếu không chuẩn bị tốt về tài chính cũng như tiết kiệm, sẽ rất khó khăn vượt qua giai đoạn này.

Vì vậy, để tránh gặp phải những khó khăn trong cuộc sống mới, việc chuẩn bị kế hoạch tài chính trước khi tốt nghiệp là điều rất cần thiết và quan trọng mà ai cũng nên thực hiện.

Vì sao phải chuẩn bị tài chính trước khi tốt nghiệp?
Ảnh minh họa- Lập kế hoạch chuẩn bị tài chính ít nhất 6 tháng trước khi tốt nghiệp

→ Xem thêm: Top 7 kỹ năng cần và đủ để có một công việc tốt

Lập kế hoạch chuẩn bị một khoản tiết kiệm dự phòng

Hãy tập luyện cho mình thói quen chi tiêu tiết kiệm và nên có một khoản tiền dự phòng trong mọi tình huống. Đặc biệt khi bạn còn 6 tháng – 1 năm trước khi tốt nghiệp. Điều này khá quan trọng, giúp bạn giải quyết trước mọi tình huống không may xảy ra.

Sau đây là một số gợi ý giúp bạn tiết kiệm tiền để thực hiện kế hoạch tiết kiệm hiệu quả:

  • Thuê phòng trọ giá rẻ: nếu chấp nhận sống ở các địa điểm xa trường học một chút, hoặc tìm thêm vài người khác như bạn bè, người thân thuê chung, sẽ giảm đáng kể chi phí và có thêm một khoản tiền tiết kiệm.
  • Việc làm bán thời gian: giúp bạn kiếm thêm thu nhập, có thể trang trải một phần chi phí và có thêm tiền tiết kiệm. Mặt khác, nó cũng sẽ mang đến cho bạn những kinh nghiệm làm việc và hoàn thiện hồ sơ của bạn trước nhà tuyển dụng. Nếu sau một thời gian mà bạn vẫn chưa tìm được công việc full-time thích hợp, việc duy trì việc làm bán thời gian cũng sẽ giúp bạn có được thu nhập để chống đỡ.
  • Cân đối chi tiêu hợp lý: chỉ nên mua những gì cần thiết nhất, mạnh dạn thay thế bằng phương pháp khác có chi phí rẻ hơn. Ví dụ đối với sách, tài liệu học tập, bạn có thể sử dụng ebook để thay thế không? Hoặc những buổi họp mặt bạn bè ở quán xá có thật sự quan trọng hay chỉ là sự vui vẻ nhất thời? Những khoản tiền mà chúng ta thường vô ý bỏ qua này có thể chiếm một khoản lớn trong chi tiêu nếu chúng “tích tiểu thành đại”.
Vì sao phải chuẩn bị tài chính trước khi tốt nghiệp?
Ảnh minh họa- Lập kế hoạch kiếm tiệm để dự phòng những rủi ro 

Nhờ sự giúp đỡ của gia đình trong thời gian đầu tìm việc

Khi chưa có công việc và chưa thể hoàn toàn tự chủ về tài chính, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của gia đình. Đây không phải là biện pháp dựa dẫm về tiền bạc, mà là cách giúp bạn không gặp khó khăn, rắc rối trong cuộc sống mới.

Chỉ nên nhờ gia đình khi số tiền tiết kiệm không đủ để chi tiêu trong khoản thời gian chưa có việc làm, hoặc có thay đổi đơn vị công ty sau khi thử việc.

Hãy nhờ đến sự hỗ trợ của bố mẹ, nhưng ở thời điểm đầu khi tìm việc. Nhớ rằng, đây chỉ là biện pháp tạm thời khi khoản tiết kiệm không đủ và bạn vẫn chưa có việc làm! Chúng ta đã trưởng thành và cần tự chịu trách nhiệm với bản thân.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây