Hướng dẫn tính lãi suất khi dùng thẻ tín dụng

0
1165

Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng có tính năng thanh toán mà không cần tiền có sẵn trong thẻ. Nói cách khác, bạn sẽ mượn tiền của ngân hàng để thanh toán và tới cuối kỳ sẽ trả lại đầy đủ cho ngân hàng. 

Hướng dẫn tính lãi suất khi dùng thẻ tín dụng

→ Xem thêm: 7 sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng thẻ tín dụng

Thời điểm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Thứ nhất, cần biết được thời điêm ngân hàng chốt toàn bộ giao dịch trong tháng vừa rồi và gửi lại bản sao kê. Thông thường sẽ vào cuối tháng.

Thứ hai, nắm rõ chu kỳ thanh toán, thông thường là 30 ngày.

Thứ ba, cần biết được thời gian có thể gia hạn. Thuật ngữ trong ngành gọi là thời gian ân hạn – chính là khoảng thời gian ngân hàng cho bạn thêm để thanh toán tiền nợ. Thông thường là khoảng 15 ngày.

Như vậy, giả sử bạn mua một sản phẩm trị giá 2.000.000đ bằng thẻ tín dụng vào ngày 01/08. Đến ngày 31/08, bạn sẽ nhận được biên lai sao kê thông báo về khoản tiền dư nợ này.

Trong sao kê, ngân hàng sẽ yêu cầu ngày 15/09 bạn phải thanh toán toàn bộ hoặc số tối thiểu khoản nợ này. Tổng số ngày bạn có thể mượn tiền mà không phải chịu lãi tối đa là 45 ngày.

Trong trường hợp, bạn mua hàng vào ngày 20/08, đến ngày 30/08 bạn vẫn sẽ nhận được biên lai và hạn thanh toán vẫn là 15/09. Như vậy, số ngày dùng tiền không phải chịu lãi chỉ còn 25 ngày.

Vì vậy, lưu ý thời điểm chốt giao dịch để tránh sử dụng thẻ tín dụng vào ngày cận chốt.

Hướng dẫn tính lãi suất khi dùng thẻ tín dụng
Ảnh minh họa – Chu kỳ thanh toán thông thường là 30 ngày

Cách tính lãi suất trả chậm khi dùng thẻ tín dụng

Ví dụ, tổng số tiền bạn chi tiêu trong tháng 08 bằng thẻ tín dụng là 10.000.000đ. Đến 31/08, ngân hàng sẽ gửi biên lai sao khê, yêu cầu bạn thanh toán cho ngân hàng số tiền trên bằng phương pháp chuyển khoản hoặc nạp tiền. Hạn cuối cùng phải thanh toán là 15/09.

Nhưng do điều kiện không cho phép, đến ngày 15/09, bạn không thể thanh toán số tiền 10.000.000đ. Lúc này ngân hàng bắt đầu tính lãi.

Số tiền lãi = Số dư nợ x Lãi suất

Mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau, dao động từ 1,5 – 4,5%.

Ví dụ, lãi suất của đơn vị phát hành thẻ tín dụng cho bạn là 4%. Lãi suất bạn phải chịu là: 10.000.000đ x 4% = 250.000đ. Như vậy, tổng số tiền bạn phải thanh toán cho ngân hàng là: 10.000.000đ + 250.000đ = 10.250.000đ.

Trong tháng 9, bạn lại phát sinh giao dịch thêm 5.000.000đ. Nếu tiếp tục không trả được, bạn sẽ phải chịu lãi suất là: (10.250.000đ + 5.000.000đ) x 4%= 610.000đ.

Số tiền nợ này được tăng lên tối đa đến giới hạn chi tiêu của thẻ. Giới hạn chi tiêu tùy thuộc vào hạn mức ngân hàng đã cấp cho bạn ban đầu.

Hướng dẫn tính lãi suất khi dùng thẻ tín dụng
Ảnh minh họa – Mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau

→ Xem thêm: 6 cách ngăn ngừa và giải quyết nợ thẻ tín dụng

Bạn mất gì khi sử dụng thẻ tín dụng?

Đây là nghi ngại lớn nhất của rất nhiều người mỗi khi nhận được cuộc gọi mời mở thẻ tín dụng từ các ngân hàng.

Phí thường niên

Đây là loại phí cơ bản nhất khi mở thẻ tín dụng. Phí này tính theo năm và có nhiều mức khác nhau.

Với khối ngân hàng thương mại nhà nước, phí này chỉ khoảng 100.000đ/ năm. Nhưng với ngân hàng thương mại cổ phần, phí này sẽ rơi vào 150.000đ – 400.000đ/ năm.

Tuy nhiên, với dòng thẻ cao cấp, phí thường niên có thể lên đến 800.000đ – 1.300.000đ/ năm. Tương tự, mức phí ở các ngân hàng nước ngoài cũng dao động từ 1.000.000đ – 2.000.000đ/ năm.

Lãi suất rút tiền mặt

Các đơn vị phát hành thẻ đều không khuyến khích việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng bởi tính rủi ro cao.

Do đó, mức biểu phí, lãi suất cho giao dịch này khá cao và bị tính ngay tại thời điểm rút. Lãi suất thường rơi vào 4% ( hoặc tối thiểu bị tính 50.000 – 100.000đ).

Hướng dẫn tính lãi suất khi dùng thẻ tín dụng
Ảnh minh họa – Biểu phí rút tiền mặt khá cao

Lãi suất dư nợ

Lãi suất được tính khi đến hạn thanh toán nhưng bạn vẫn không thể tất toán số nợ đã tiêu trong chu kỳ vừa rồi.

Lãi suất được tính theo tháng và có rất nhiều mức phí khác nhau tùy thuộc vào mỗi ngân hàng. Dao động từ 1 – 4%/ tháng.

Phí trả chậm

Đến hạn thanh toán, nếu không đủ khả năng thanh toán toàn bộ, bạn phải thanh toán mức tối thiểu. Mức thanh toán tối thiểu sẽ khoảng 5% tổng số dư nợ.

Nếu không thể thanh toán mức tối thiểu này đúng hạn, bạn sẽ bị phạt phí trả chậm. Biểu phí phạt cho việc chậm thanh toán dao động từ 3 – 6% số tiền thanh toán tối thiểu. Nhưng lưu ý, mức tối thiểu phí trả chậm cũng lên tới 80.000đ – 300.000đ.

Ví dụ, tổng dư nợ tháng 8 của bạn tiêu dùng qua thẻ tín dụng của ngân hàng TP Bank là 10.000.000đ. Mức tiền tối thiểu của bạn đến hạn thanh toán sẽ là 500.000đ. Tổng số tiền bạn còn phải trả ngân hàng sẽ là: 9.500.000đ + ( 9.500.000đ x 4,4%) = 9.880.000đ.

Nếu đến hạn thanh toán, bạn không chuyển cho ngân hàng tối thiểu 500.000đ. Bạn sẽ bị phạt 110.000đ và tổng số tiền bạn còn phải trả ngân hàng sẽ là: 10.000.000đ + ( 10.000.000đ x 4%) = 10.400.000đ.

Hướng dẫn tính lãi suất khi dùng thẻ tín dụng
Ảnh minh họa – Phí trả chậm khoảng 80.000 – 300.000đ

Phí giao dịch ngoại tệ

Phí này được tính khi bạn thanh toán với các điểm thanh toán ở nước ngoài như đi du lịch, mua hàng trên các trang web nước ngoài… Ở Việt Nam, phí xử lý giao dịch ngoại tệ sẽ rơi vào 3%.

Ví dụ, bạn mua một đôi giày 50 USD ở Mỹ, sẽ bị tính thêm 1,5 USD. Tổng số tiền thực tế bạn phải trả cho nhà phát hành thẻ là 51,5 USD. Nhưng hiện nay, một số ngân hàng đã đưa mức phí này về 0%.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây