Tiết kiệm và đầu tư: Đâu là những khác biệt then chốt?

0
1083

Tiết kiệm có mức lợi nhuận thấp nhưng ít rủi ro. Ngược lại, đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận nhưng rủi ro tương đối cao.

Tiết kiệm và đầu tư: Đâu là những khác biệt then chốt?

Sự khác biệt về độ rủi ro

Đầu tiên, sự khác biệt lớn nhất giữa đầu tư và tiết kiệm phải kể đến rủi ro. Bạn tiết kiệm khi bạn bỏ tiền vào một tài khoản tiết kiệm trên thị trường tiền tệ hoặc mua chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit – CD). Tiết kiệm có rủi ro thấp, đồng thời mức lợi nhuận cũng thấp. Khi gửi tiết kiệm, bạn có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào. Trái lại, đầu tư có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn về dài hạn nhưng đi kèm với đó là rủi ro tương đối cao.

Vì vậy, phải xem xét mục tiêu của bạn để đưa ra quyết định nên tiết kiệm hay đầu tư. Nếu quyết định không chính xác có thể khiến bạn phung phí rất nhiều tiền cho các khoản lệ phí hoặc bỏ qua các khoản thu nhập tiềm năng có được qua đầu tư.

Nên tiết kiệm gì và nên đầu tư gì?

Nên tiết kiệm để mua sắm hoặc sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Cần lựa chọn những công cụ tiết kiệm thích hợp và có mức rủi ro thấp. Thường xuyên theo dõi các khoản tiết kiệm. Hãy đặt một thời hạn cụ thể để hoàn thành các mục tiêu tiết kiệm của mình.

Đối với việc đầu tư, cần biết nắm bắt cơ hội và tính toán khôn ngoan. Bạn sẽ có mức lợi tức tốt hơn khi đầu tư sớm. Để thành công, cần có hiểu biết về các phương tiện đầu tư khác nhau, và cách sử dụng chúng.

Chẳng hạn đối với các khoản đầu tư dài hạn cho con cái vào đại học hoặc kế hoạch nghỉ hưu của bản thân sau này, nên sử dụng những phương tiện có mức tăng trưởng cao.

Khoản tiết kiệm khi về già được xem là khoản tiết kiệm sau cùng của mỗi năm. Trong suốt một năm làm việc, bạn cần tối ưu hóa các khoản đầu tư đã được thực hiện cộng với các kế hoạch hưu trí. Có rất nhiều lựa chọn để bắt đầu hay tiếp tục một khoản tiết kiệm hưu trí, các khoản phúc lợi an sinh xã hội, dòng niên kim hay các khoản đầu tư dài hạn khác.

Tiết kiệm và đầu tư: Đâu là những khác biệt then chốt?
Ảnh minh họa – Cần biết nắm cơ hội khi đầu tư

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit – CD) là một công cụ tiết kiệm có lẽ còn khá mới mẻ với nhiều người. Công cụ này tương đối ngắn hạn, từ vài tháng đến vài năm ( có thể 7 năm hoặc hơn). Đối với CD, tiền được đảm bảo an toàn và tăng trưởng với lãi suất lớn hơn một chút so với gửi tiết kiệm thông thường. Tuy nhiên, bạn không có quyền sử dụng tiền của mình cho đến lúc CD hết thời hạn.

Muốn trở thành một nhà đầu tư tuyệt vời, bạn phải là một người tiết kiệm thông minh. Bạn có thể dành dụm các khoản tiền hàng tháng bằng cách tiết kiệm. Nhưng muốn thu được các khoản tiền “ấn tượng” hơn cho kế hoạch trong tương lai, hãy suy nghĩ đến việc đầu tư.

Đâu là ranh giới giữa ngắn hạn và dài hạn?

Thông thường, khoảng thời gian dưới 7 năm được xem là ngắn hạn và trên 7 năm được xem là dài hạn. Tuy nhiên, đối với tiết kiệm và đầu tư, không nên chỉ xác định dài hạn hay ngắn hạn qua số năm, cần dựa trên nhu cầu và mục tiêu cụ thể để đánh giá.

Hãy xác định khi nào bạn cần tiền, kế hoạch để huy động nguồn tiền là gì, và mức độ an toàn, rủi ro có thể đi kèm. Đừng chần chừ trong việc “nuôi dưỡng” các khoản tiền. Thời gian chính là cơ hội tuyệt vời nhất giúp tăng trưởng các khoản tiền để bạn hoàn thành mục tiêu.

Khi hiểu được sự khác biệt giữa đầu tư và tiết kiệm, sẽ dễ dàng để theo đuổi kế hoạch “nuôi dưỡng” dòng tiền của mình. Không nên tiết kiệm dài hạn nhưng nên đầu tư dài hạn. Không nên đầu tư ngắn hạn, nhưng nên tiết kiệm ngắn hạn.

Trong đầu tư, mục tiêu là kiếm tiền. Trong tiết kiệm, mục tiêu chỉ là giữ cho các khoản tiền được an toàn với mức lãi suất thấp. Do đó, mỗi người cần có quyết định đúng đắn khi lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây