Tất cả những điều cần biết về tài chính cá nhân

0
1717

Vậy chính xác, quản lý tài chính cá nhân là gì? Nên bắt đầu từ đâu? Cần học những điều gì?

1. Tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân là việc ứng dụng những nguyên tắc quản lý tài chính vào các quyết định về tiền bạc của một cá nhân hoặc hộ gia đình.

“Hiểu biết về tài chính cá nhân giúp người dùng thiết lập ngân sách, quản lý chi tiêu, tiết kiệm, kiếm tiền, đầu tư các nguồn tiền theo thời gian, có tính đến rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai.”

Với sự quan tâm đúng mức đến tình hình tài chính cá nhân, có kế hoạch cụ thể cho tương lai sẽ giúp cá nhân hoặc hộ gia đình:

→ Tránh được những quyết định tài chính sai lầm
→ Vượt qua các giai đoạn khó khăn hoặc những sự kiện cần nhiều nguồn lực tài chính
→ Giảm thiểu rắc rối, tranh chấp, lo lắng về tài sản
→ Có cuộc sống thoải mái hơn sau khi nghỉ hưu, tránh phụ thuộc vào người khác.
→ Đạt được các mục tiêu tài chính khác theo kế hoạch

2. Người Việt Nam chưa có thói quen quản lý tài chính cá nhân khoa học

Thực chất các kế hoạch tài chính cá nhân cần đáp ứng các mục tiêu tài chính, có kế hoạch tổng thể từ tiêu dùng đến tiết kiệm, đầu tư tương ứng với các mức độ rủi ro mà khách hàng chấp nhận hay các kế hoạch dài hạn hơn như hưu trí và di sản.

Theo một cuộc khảo sát trên địa bản Hà Nội, trên 80% người được hỏi không biết tài chính cá nhân là gì và không có kế hoạch cụ thể trong tương lai.

Hầu hết trong các chương trình giáo dục, học sinh – sinh viên cũng không được đào tạo bài bản lĩnh vực này.

Khi lập kế hoạch tài chính cá nhân, người tiêu dùng sẽ xem xét sự phù hợp giữa nhu cầu bản thân với các sản phẩm tài chính liên quan. Bao gồm:

  • Ngân hàng: Tài khoản tiết kiệm, thẻ tín dụng, các khoản cho vay tiêu dùng
  • Đầu tư: Thị trường chứng khoán, trái phiếu, quỹ tương hỗ, ngoại tệ, vàng..
  • Bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tài sản
  • Kế hoạch tài chính : Hưu trí, chia tài sản, quản lý thuế, trợ cấp an sinh…

Bên cạnh việc người dùng có nhận thức hạn chế, ít quan tâm đến tài chính cá nhân, thì ngày một nhiều các cá nhân, công ty tự nhận là chuyên viên tư vấn tài chính nhân xuất hiện.

Nhưng thực chất là các nhân viên môi giới bảo hiểm, chứng khoán, cho vay vốn…đang cố gắng điều hướng khách hàng mua sản phẩm của đơn vị họ cung cấp. Thông qua đó để nhận hoa hồng.

3. Bản chất việc lập kế hoạch tài chính cá nhân

Cho dù đó là những nhu cầu tài chính ngắn hạn hay dài hạn như lập kế hoạch nghỉ hưu, tiết kiệm cho giáo dục đại học của con bạn.

Tất cả đều phụ thuộc vào các yếu tố như: thu nhập, chi phí, tiết kiệm, đầu tư, ngân sách, yêu cầu sống và mục tiêu cá nhân và mong muốn của bạn.

Sau đó đưa ra một kế hoạch để có thể đưa các mục tiêu tài chính phía trên thành hiện thực. Dĩ nhiên bạn buộc phải làm theo một số quy tắc, điều kiện trong bản kế hoạch để đạt được điều đó.

Nhưng để tận dụng tối đa thu nhập và tiền tiết kiệm, điều quan trọng là bạn phải có hiểu biết về tài chính để có thể phân biệt giữa lời khuyên tốt – xấu và đưa ra những quyết định sáng suốt trong quá trình thực hiện.

Trong gia đình, người ra quyết định không phải lúc nào cũng đưa ra quyết định tài chính tốt nhất. Vì nguồn lực giáo dục hạn chế và ảnh hưởng bởi sở thích cá nhân!

Một số bài viết liên quan đến chủ đề tài chính cá nhân:

  1. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả được hàng triệu người trên thế giới áp dụng thành công – Bạn sẽ biết được những sai lầm thường gặp trong cách dùng tiền hàng ngày và phương pháp quản lý tài chính thực tế, dễ áp dụng, khoa học.
  2. 3 nguyên tắc tài chính cá nhân “bất di bất dịch” ai cũng cần phải biết – Bài viết giúp bạn ra quyết định chính xác hơn mỗi khi chuẩn bị chi tiêu một khoản tiền.
  3. Bạn biết gì về các hình thức đầu tư tài chính cơ bản nhất hiện nay? – Hiểu rõ các hình thức đầu tư để sinh lời tiền nhàn rỗi với rủi ro thấp nhất.
  4. Cách để mua chung cư thành phố cho vợ chồng thu nhập 20 triệu/tháng nhanh nhất – Kế hoạch mua nhà, chung cư với cách tính lãi suất cụ thể và lưu ý vay tiền.
  5. Thuế thu nhập cá nhân là gì? Bạn có nằm trong trường hợp phải đóng thuế không? – Những điều cần biết về Thuế thu nhập cá nhân và cách tính

 

10 vấn đề tài chính cá nhân thực sự cần quan tâm 

10 vấn đề tài chính cá nhân cần chú trọng

Mỗi người đều có hoàn cảnh riêng, lối sống riêng, quan điểm tiền bạc khác nhau. Nhưng hầu hết, nên quan tâm đến 10 vấn đề tài chính dưới đây. 

Các cá nhân khác nhau có hoàn cảnh sống khác nhau, thu nhập khác nhau, tài sản, nhu cầu tài chính và mục tiêu tiền bạc hoàn toàn khác nhau.

Bên cạnh đó, mỗi vùng miền, quốc gia và địa điểm sinh sống cũng có những chính sách, luật pháp và nền kinh tế thị trường khác nhau.

Đồng nghĩa với việc, những lời khuyên, quy tắc hay cách thức thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của người này có thể không phù hợp với người kia, hoặc phù hợp một phần, tùy thuộc vào điểm tương đồng.

Chắc chắn lời khuyên tài chính cho những người kinh doanh, đang điều hành doanh nghiệp sẽ khác với những người đi làm với mức thu nhập ổn định.

Nhưng 10 lĩnh vực tài chính cá nhân dưới đây, hầu hết mọi người cần quan tâm và nên dành thời gian để thực hiện.

1. Đánh giá thực trạng tài chính

“Biết địch biết ta
Trăm trận trăm thắng”

Trước khi muốn lập kế hoạch và vươn tới các mục tiêu tiền bạc, hãy đánh giá nguồn lực bản thân. Nghiêm túc xem xét thực trạng và nguồn lực tài chính hiện có bằng cách kiểm tra giá trị ròng bản thân, tài sản sở hữu, dòng tiền mặt và các khoản nợ thời điểm hiện tại.

Có 2 loại báo cáo quản lý tài chính cá nhân là Bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân (Personal Balance Sheet hoặc Net worth statement) và Bảng thu nhập và chi tiêu cá nhân (Income and Expenses Statement).

Các báo cáo quản lý tài chính cá nhân là kết quả của việc tổng hợp các thông tin, dữ liệu về tài chính của một cá nhân để mô tả tình trạng tài chính của cá nhân đó.

Đối với hộ gia đình, dòng tiền sẽ là tổng cộng tất cả các nguồn thu nhập mong muốn trong vòng một năm trừ đi tất cả chi phí dự kiến trong cùng một năm. Bạn sẽ biết chính xác thực trạng hiện tại và dự đoán khi nào có thể hoàn thành các mục tiêu tài chính.

→ Xem thêm: Cách đánh giá tình trạng tài chính cá nhân trong 60s
→ Tải về: Bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân
→ Tải về: Bảng thu nhập và chi tiêu cá nhân

2. Bảo vệ

Khi đã liệt kê được các tài sản hiện tại, việc tiếp theo bạn cần là bảo vệ chúng trước khi nghĩ đến gia tăng. Tập trung vào những gì đang có sẽ tốt hơn là những gì chưa có.

Phân tích làm thế nào để bảo vệ bản thân, gia đình khỏi những rủi ro trong cuộc sống khó lường trước hoặc có thể xảy ra.

Các rủi ro này có thể về tài sản vật chất, sức khỏe, tử vong, tàn tật, tai nạn hoặc những kế hoạch lâu dài khi không thể tạo ra dòng tiền như nghỉ hưu, thất nghiệp…

Tại Việt Nam, thường mọi người đã đóng Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm Xã hội. Đây là những bảo hiểm thường thấy, còn đa số các hạng mục khác bạn cần phải tham gia vào một hợp đồng bảo hiểm có yêu cầu đóng phí để được bảo vệ.

Người hoạch định kế hoạch tài chính cá nhân cần có kiến thức về ngành bảo hiểm, các sản phẩm cụ thể, chính sách, điều khoản thực sự kỹ lưỡng để đưa ra quyết định sử dụng loại bảo hiểm nào tối ưu với chi phí tốt nhất.

Bên cạnh đó, ở một số nơi, bảo hiểm cũng được hưởng một số lợi ích về thuế, việc sử dụng bảo hiểm có thể là một phần quan trọng trong kế hoạch đầu tư tổng thuế.

→ Xem thêm: Băn khoăn nên gửi tiền tiết kiệm hay mua bảo hiểm nhân thọ?

Những người thường sử dụng bảo hiểm là chủ doanh nghiệp, chuyên gia, vận động viên và nghệ sĩ, chính trị gia… nên làm việc với các chuyên gia về bảo hiểm để bảo vệ bản thân họ một cách đầy đủ.

3. Kế hoạch thuế

Thông thường, thuế thu nhập cá nhân là một phần chi phí thiết yếu, thường xuất hiện trong một hộ gia đình. Việc quản lý thuế không phải là việc đặt ra các câu hỏi khi nào các khoản thuế sẽ được thanh toán? Có cần thanh toán hay không? Cần đóng thuế bao nhiêu?

Trong luật được phát hành, chính phủ có rất nhiều quy định ưu đãi giảm thuế, miễn thuế, các hình thức không tính thuế…. Thông thường, khi thu nhập của bạn tăng lên, đồng nghĩa bạn phải trả một mức thuế cao hơn.

→ Xem thêm: Những điều cần biết về Thuế thu nhập cá nhân và Công cụ tính thuế thu nhập cá nhân tự động

Hãy tìm hiểu tất cả các quy định, chính sách, điều kiện về thuế thu nhập và linh hoạt áp dụng hợp lý sẽ tác động không nhỏ đến thu nhập của gia đình.

4. Mục tiêu đầu tư và tích lũy

Hầu hết ai cũng có những mục tiêu tài chính cụ thể. Bao gồm:

  • Trả các khoản vay, khoản thế chấp, nợ sinh viên
  • Mua sắm tài sản như mua nhà, mua xe, công cụ làm việc
  • Chuẩn bị cho các sự kiện lớn trong đời như kết hôn, sinh con, nghỉ hưu, du học
  • Các mục tiêu khác về chi tiêu trong gia đình, tiết kiệm …
  • Hoặc lớn hơn: Đầu tư, tích lũy, di chúc…

Không phải cá nhân nào cũng có tiền nhàn rỗi để đầu tư và tích lũy. Dự kiến chính xác các khoản chi và yếu tố phải rút lại vốn. Rủi ro lớn nhất khi đầu tư hoặc tích lũy tiền cho cá nhân, hộ gia đình là tình trạng lạm phát hoặc tỷ lệ tăng giá theo thời gian.

Khi lập các kế hoạch tài chính, cần phân bổ tài sản hợp lý giữa phần chi phí và phần tiết kiệm thường xuyên để đầu tư vào một số sản phẩm cho lợi nhuận trong tương lai.

Để vượt qua tỷ lệ lạm phát, danh mục đầu tư phải có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ lệ lạm phát hàng năm.

→ Xem thêm: Tất cả kiến thức đầu tư cơ bản cho người mới bắt đầu

Tốt nhất, nên chọn vài loại hình đầu tư khác nhau nhằm đa dạng hóa rủi ro và cơ hội đầu tư. Việc phân bổ tài sản này sẽ quy định một khoản phân bổ phần trăm được đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt và các khoản đầu tư thay thế.

Việc phân bổ cũng nên xem xét hồ sơ rủi ro cá nhân của mỗi nhà đầu tư, vì thái độ của rủi ro thay đổi từ người này sang người khác.

5. Lập kế hoạch nghỉ hưu

Có rất nhiều người trên thế giới đã nghỉ hưu ở tuổi 40, sau đó họ dành thời gian cho việc du lịch khám phá thế giới, tìm hiểu những điều mới mẻ.

Đây thực sự là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên để thực sự làm được điều này bạn phải lên kế hoạch tài chính từ sớm, vừa tiết kiệm, vừa đầu tư gia tăng tài sản không ngừng.

Thật khó để biết chính xác, liệu sau 20, 30 năm nữa cuộc sống sẽ như thế nào? Nhưng ít nhất, nếu có sự chuẩn bị sớm, bạn sẽ ít phải đối mặt với những rắc rối hơn so với người khác.

Theo như quy định của nhà nước cho tuổi nghỉ hưu, nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi. Việc này nghe thật hợp lý khi hết tuổi đó, sức khỏe và trí não của người lao động giảm sút và khó có thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu công việc, nên hưởng an nhàn tuổi già.

Nhưng khi đó chúng ta già rồi, liệu còn đủ sức khỏe và thời gian khám phá thế giới rộng lớn này?

Chính vì mong muốn  có những trải nghiệm những con người và vùng đất mới, không bị lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền đến tận cuối đời, nhiều người đặt ra mục tiêu nghỉ hưu sớm ở tuổi 40.

Hãy tưởng tượng bạn đi du lịch nhưng luôn phải mang theo gậy chống, các cơn đau lưng và đau chân liên tục do tuổi trẻ đã dồn sức để kiếm tiền?

Ngày càng có nhiều người nghĩ đến và bắt đầu lên kế hoạch để thực hiện được mong muốn này. Và thực tế cho thấy không ít các cặp vợ chồng đã thực hiện được.

Liệu có phải tất cả trong số họ đều là những người giàu có. Không cần phải quá đau đầu nghĩ đến việc không làm nữa thì kiếm đâu ra tiền mà sống.

Nếu là người có thu nhập trung bình, đừng lo, bạn có thể hoàn toàn nghỉ hưu sớm nhờ biết cách lập kế hoạch và sử dụng đồng tiền hợp lý.

→ Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch nghỉ hưu sớm tại Việt Nam!

6. Lập kế hoạch qua đời

Bao gồm việc lên kế hoạch cho việc định đoạt tài sản của một người sau khi mất. Thông thường, có một khoản thuế nhà nước được thực hiện khi một người qua đời.

Tránh những khoản thuế này có nghĩa là nhiều tài sản của một người sẽ được phân phối cho những người thừa kế của họ. Một người có thể để tài sản của họ cho gia đình, bạn bè hoặc các nhóm từ thiện.

Không phải ai cũng có những luật sư, nhà tư vấn tài chính để đánh giá tài sản và phân chia cho người thân một cách hợp lý. Việc có kế hoạch phân phối tài sản sau khi qua đời là cần thiết và nên thực hiện sớm.

7. Trì hoãn sự hài lòng

Khi tiết kiệm được một khoản tiền hoặc đầu tư được một khoản tiền đã sinh lời. Người dùng hay bị cám dỗ cho việc tiêu khoản tiền đó vào những nhu cầu trước mắt và coi đó như một phần thưởng cho bản thân.

Điều đó càng làm chậm mất thời gian đạt được các mục tiêu tài chính đã đặt ra. Nên trì hoãn sự thỏa mãn và chống lại những cám dỗ vì mục tiêu lớn hơn phía sau. Điều này chính là chìa khóa để tạo ra sự giàu có cá nhân.

Bạn có rất nhiều mục tiêu cần làm phải sử dụng số tiền tiết kiệm hoặc khoản lợi nhuận vừa kiếm được. Cho tiền vào Quỹ khẩn cấp; tái đầu tư để hưởng lãi kép; mua nhà, bất động sản; đổi xe; chăm sóc con cái hoặc cha mẹ…

Vì vậy, hãy dành tặng bản thân một món quà nhỏ để khích lệ và tập trung dành phần còn lại cho mục tiêu lớn.

Tập trung tiền bạc
Đánh bạt mục tiêu

8. Quản lý chi tiêu

Đây chính là linh hồn của việc thực hiện các kế hoạch tài chính cá nhân. Cho dù bạn đang chỉ là nhân viên văn phòng hay doanh nhân thành đạt đang lập kế hoạch nghỉ hưu.

Biết những chi phí mình sẽ phải tiêu. Và lấy tiền ở đâu để bù đắp cho những chi phí đó là chìa khóa giúp mọi việc được ổn định, theo quỹ đạo và luôn kiểm soát trong tầm tay.

Quản lý tiền mặt là linh hồn
để thực hiện các kế hoạch
tài chính cá nhân!

Nhiều trường hợp có khả năng tạo ra nguồn thu nhập tốt nhưng khả năng kiểm soát chi phí lại vô cùng tệ.

Họ không biết được mình đã chi tiêu bao nhiêu tiền trong tháng vừa qua vào việc gì và khi nào? Nếu không có thống kê, báo cáo hoạt động chi tiêu để điều chỉnh thì việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền sẽ đều vô nghĩa.

Không cụ thể thì Cụ không thể!

Hoàn toàn dễ dàng để thực hiện việc quản lý tiền mặt trong thời đại công nghệ ngày nay chỉ với vài giây chạm màn hình đơn giản.

Hãy tham khảo ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover về điện thoại. Mất 1 giây nhập giao dịch mỗi lần chi tiêu và bạn sẽ nhận được báo cáo chính xác nhất, cụ thể nhất các khoản chi phí theo thời gian thực.

Trước khi học kiếm tiền,
hãy học cách kiểm soát tiền!

→ Xem thêm: 10 triệu lượt tải ứng dụng Money Lover vì các tính năng hữu ích dưới đây!

9. Xem xét lại các kế hoạch tài chính được lập ra

Thường xuyên kiểm tra kế hoạch tài chính của bạn. Đánh giá kế hoạch tài chính hàng năm hoặc sau từng giai đoạn cụ thể để biết lộ trình thực hiện có đúng với bản đồ tài chính bạn vẽ ra lúc đầu hay không. Từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh sống thực tại.

Tốt nhất bạn nên có một chuyên gia hỗ trợ, nhưng nếu không có, hãy tham khảo các hướng dẫn và thực hiện nó nghiêm túc .

10. Kế hoạch giáo dục

Với chi phí giáo dục ngày càng đắt đỏ ở cả hệ thống công lập và tư nhân. Chi phí học đại học, du học hay học nâng cao kỹ năng, học vị không phải ai cũng có khả năng đáp ứng tại thời điểm cần. Vì vậy, có một kế hoạch tài chính thích hợp là việc rất quan trọng.

Đặc biệt, đối với các bậc cha mẹ. Nên tìm hiểu các chương trình học bổng, các chính sách hỗ trợ chi phí học tập từ chính phủ, đơn vị giáo dục từ đó có định hướng rõ ràng hơn trong việc chuẩn bị tương lai.

7 bước lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân

7 bước lập kế oạch tài chính

Ngày nay, con người đang ngày càng sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Điều đó có nghĩa là việc phát triển một kế hoạch tài chính là quan trọng hơn bao giờ hết để giúp bạn tận hưởng thời gian nghỉ hưu dài và tích cực hơn.

Những lo lắng về tài chính
không phải do thiếu tiền,
mà vì không có kế hoạch

Nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến chất lượng hưu trí của bạn:

  • Những thay đổi trong các phúc lợi xã hội do nhà tuyển dụng tài trợ
  • Các sự kiện, biến cố kinh tế buộc phải nghỉ hưu sớm
  • Hiệu quả từ các khoản đầu tư
  • Chi phí chăm sóc sức khỏe tăng cao
  • Những thay đổi tiềm năng trong các chính sách An Sinh Xã Hội
  • Tất cả đều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Những lo lắng về tài chính không nhất thiết do thiếu tiền, mà vì thiếu kế hoạch

Trước đây, mọi người thường ít quan tâm đến việc hoạch định một kế hoạch tài chính cá nhân cho bản thân và gia đình. Những người càng trẻ tuổi càng ít quan tâm.

Do nhiều nguyên nhân, chưa cảm thấy cần thiết; chưa được giáo dục đúng cách; Ít có cơ hội tiếp xúc; Nghĩ rằng có quá ít tiền để quản lý; Hoặc có thể không biết làm thế nào?

Đó là lý do tại sao việc kiểm soát những gì bạn có vô cùng quan trọng. Việc lập một kế hoạch tài chính vững chắc có thể giúp bạn loại bỏ sự không chắc chắn về tương lai tài chính của mình. Và cho phép “chỉnh sửa” khi hoàn cảnh thay đổi.

Mục đích của bài viết này là để giúp bạn bắt đầu quá trình thiết lập các mục tiêu tài chính và lên cấu trúc kế hoạch tài chính của bạn.

7 bước để lên kế hoạch tài chính và thiết lập mục tiêu

  • Bước 1: Xác định các mục tiêu tài chính của bạn
  • Bước 2: Tính toán giá trị thực bạn nhận
  • Bước 3: Xác định nguồn thu nhập của bạn
  • Bước 4: Đánh giá các nguồn lực của bạn
  • Bước 5: Tiết kiệm cho mục tiêu của bạn
  • Bước 6: Lên kế hoạch trước
  • Bước 7: Cập nhật

Bước 1: Xác định các mục tiêu tài chính

Cách tốt nhất để bắt đầu tiết kiệm là có ý tưởng rõ ràng về những gì bạn đang tiết kiệm. Khi kế hoạch tài chính của bạn, bao gồm các mục tiêu tiết kiệm và đầu tư cụ thể, có điều gì đó thôi thúc bạn cố gắng làm việc – điều đó sẽ giúp bạn tập trung.

Bạn nên đặt mục tiêu ít nhất 10 đến 15 % thu nhập để tiết kiệm và đầu tư mỗi tháng. Nói chung, cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này là tự thanh toán trước bằng cách thiết lập chế độ chuyển tiền tự động. Trích trực tiếp từ tiền lương sang tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư mỗi kỳ thanh toán.

Bạn sẽ muốn chọn một người bạn tin tưởng hoàn toàn. Người này có thể là vợ/chồng của bạn, cha mẹ, bạn bè hoặc chuyên gia lập kế hoạch tài chính. Bất cứ ai, mà bạn đảm bảo rằng người đó có khả năng quản lý tài chính gia đình của bạn một cách chính xác và có trách nhiệm.

Từ 0 – 3 năm

  • Thiết lập và thực hiện một kế hoạch chi tiêu phù hợp thu nhập, để mà bạn có thể chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được.
  • Tạo một quỹ khẩn cấp bằng ít nhất 3 đến 6 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản của bạn.
  • Thiết lập tín dụng có uy tín tốt.
  • Trả hết nợ lãi suất cao của bạn.
  • Thực hiện một kế hoạch tiết kiệm và đầu tư có kỷ luật.
  • Mua một chiếc xe.
  • Mua bảo hiểm phù hợp với hoàn cảnh của bạn.
  • Tiết kiệm để đi nghỉ cùng gia đình

Từ 3 – 7 năm

  • Đặt cọc để mua một ngôi nhà
  • Lên kế hoạch cho một đám cưới.
  • Chuẩn bị cho việc sinh con hoặc nhận con nuôi.
  • Đầu tư cho việc học lên cao của bạn.

Trên 7 năm

  • Lập kế hoạch và tiết kiệm để đáp ứng các nhu cầu về thu nhập, chăm sóc sức khỏe và chăm sóc dài hạn của bạn khi nghỉ hưu.
  • Lập kế hoạch và tiết kiệm để đáp ứng nhu cầu nhà ở của bạn khi nghỉ hưu.
  • Đầu tư cho giáo dục đại học của con bạn
  • Lên kế hoạch hỗ trợ cha mẹ khi về già.

Xem xét các câu hỏi sau có thể giúp bạn xác định, lập kế hoạch và bắt đầu tiết kiệm để đáp ứng các mục tiêu tài chính của bạn.

  1. Kiểm tra tình hình tài chính hiện tại của bạn: Bạn có chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được không? Giá trị thực bạn nhận là bao nhiêu?
  2. Xác định mục tiêu của bạn: Bạn muốn thực hiện những gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu một số mục tiêu của bạn không được hoàn thành?
  3. Thiết lập một số tiền: Bạn cần bao nhiêu tiền để đạt được từng mục tiêu?
  4. Thiết lập một mốc thời gian: Khi nào bạn cần đạt được mục tiêu của mình
  5. Ghi lại mục tiêu của bạn: Liệt kê chúng bằng màu đen và trắng có thể giúp bạn đánh giá những gì bạn thực sự cần hoặc muốn.
  6. Ưu tiên: Điều này sẽ giúp bạn theo đuổi một kế hoạch tập trung rõ ràng.
  7. Phát triển một kế hoạch: Thiết lập ngân sách bao gồm các mục tiêu tài chính của bạn.
  8. Xem lại tiến độ của bạn: Xem xét kế hoạch của bạn theo định kỳ và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.

Bước 2. Đánh giá

Điều đầu tiên cần làm là tính toán giá trị thực về tình hình tài chính hiện tại của bản thân, gia đình. Điều này đòi hỏi một đánh giá khách quan để cho ra được một danh sách các tài sản mà bạn sở hữu và số tiền bạn nợ (nợ phải trả).

Không cần thiết bạn phải biết về các thuật ngữ như bảng cân đối kế toán, dòng tiền hay báo cáo thu nhập.

Hãy lấy một cuốn sổ, liệt kê toàn bộ những giá trị tài sản đang sở hữu như nhà đất, xe, cổ phần, tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tiền mặt, tiền cho vay…). Bên cạnh đó, ghi ra toàn bộ các khoản nợ cá nhân như các khoản vay, nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng, thế chấp.

Cùng với đó, ghi xuống các khoản thu nhập có thể đến trong thời gian tới như lương, thưởng, lợi tức…và các chi phí phải chi như phí sinh hoạt, tiền học, khám chữa bệnh…

Từ bảng này bạn đã có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của bản thân, gia đình. Biết được thực trạng, từ đó đưa ra các quyết định thực tế hơn.

Biết được giá trị thực của mình là rất quan trọng. Vì điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được số tiền của bạn.

Hơn nữa, đó là một cách nhanh chóng và đơn giản để xác định xem bạn có đang thực hiện đúng tiến độ để đạt được mục tiêu của mình hay không.

Bằng cách điền vào mẫu Báo cáo tài chính cá nhân, bạn có thể tính toán giá trị thực tài sản đang sở hữu. Đầu tiên, cộng giá trị tài sản: tiền mặt, phương tiện đi lại, thiết bị điện tử, tài khoản ngân hàng, nhà, tiền đầu tư, trang sức…

Sau đó cộng lại số tiền nợ của bạn: các khoản vay, thế chấp, thẻ tín dụng,… Lấy tổng số tài sản trừ cho số tiền nợ, bạn sẽ xác định được giá trị thực của mình.

→ Xem mẫu báo cáo tài chính cá nhân

→ Xem mẫu lập ngân sách cho cá nhân và gia đình

Hãy chắc chắn rằng, bạn sử dụng giá trị thực của thị trường để tính toán. Tài sản của bạn sẽ có giá trị ngày hôm nay nếu bạn quyết định bán nó và các khoản vay của bạn sẽ là chi phí bạn ngày hôm nay nếu bạn quyết định trả chúng đầy đủ.

Bước 3. Xác định nguồn thu nhập

Giá trị thực chỉ là một khía cạnh tình hình tài chính của bạn. Khi bạn đã hoàn thành “Báo cáo tài chính cá nhân” và có giá trị tài sản thực.

Bạn đã sẵn sàng xác định nguồn thu nhập của mình để đạt được mục tiêu, lập kế hoạch chi phí và tạo ngân sách hàng tháng.

Thu nhập từ các nguồn lực như tiền lương, đầu tư và nghỉ hưu rất quan trọng trong việc giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính của mình.

Nó cũng bao gồm tất cả các nguồn thu nhập thường xuyên hay nguồn thu nhập bổ sung, chẳng hạn như công việc bán thời gian. Khi tính toán tài chính cá nhân, hãy chắc chắn không bỏ sót bất cứ nguồn thu nhập nào.

Sau khi bạn đã xác định được thu nhập của mình đến từ bao nhiêu nguồn, hãy ghi lại chúng một cách thực tế.

“Bảng ngân sách” là công cụ giúp bạn ước tính thu nhập và chi phí hàng tháng hiện tại của cá nhân hoặc hộ gia đình.

Có thể bạn sẽ muốn có bảng sao kê ngân hàng và bảng sao kê tài khoản thẻ tín dụng vì chúng thuận tiện. Tuy nhiên ghi lại chi phí và phân tích thói quen chi tiêu của bạn là một việc làm tốt.

Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover là công cụ đơn giản nhất cho việc này. Nó có thể giúp bạn xác định khi nào mình cần điều chỉnh, do đó bạn chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được.

Và điều này giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu tài chính của mình. Khi bạn đã hoàn thành “Bảng ngân sách”, bạn đã sẵn sàng chuyển sang Bước 4.

Bước 4. Tạo ngay một quỹ khẩn cấp

Bây giờ bạn đã xác định được mục tiêu tài chính của mình, tính toán được giá trị thực và xác định thu nhập.

Sau khi đã biết hiện trạng tài chính của bản thân, mục tiêu tài chính cần đạt được trong thời gian tới và mục tiêu lâu dài. Giờ đến lúc, bạn cần lập kế hoạch rõ ràng để thực hiện mục tiêu này.

Việc đầu tiên cần thực hiên, ưu tiên làm đầu tiên trong kế hoạch là thiết lập ngay một Quỹ khẩn cấp chính sách bảo hiểm chúng có thể bảo vệ khi bạn gặp những biến cố bất ngờ. Từ nền tảng an vững chắc đó, phát triển các kế hoạch tài chính khác.

Bắt đầu bằng một quỹ khẩn cấp là việc nên làm đầu tiên có thể dễ dàng tiết kiệm. Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên dành một quỹ bao gồm ít nhất 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt cơ bản.

Để bù đắp các sự kiện như nghỉ ốm, thất nghiệp hoặc hóa đơn bất ngờ. Nếu bạn chưa có một quỹ khẩn cấp thích hợp, hãy xem xét ưu tiên trong danh sách các mục tiêu tài chính.

Giữ quỹ khẩn cấp trong tài khoản linh hoạt – một tài khoản giúp bạn dễ dàng sử dụng khẩn cấp tiền mặt của mình – chẳng hạn như tài khoản tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi trên thị trường tiền tệ.

Tuy nhiên, ngay cả một quỹ khẩn cấp cũng không thể bảo vệ bạn khỏi những mất mát hay những căn bệnh nan y. Hầu hết các mọi người mua bảo hiểm cho những trường hợp khẩn cấp tốn kém này.

Các loại bảo hiểm phổ biến nhất bao gồm: tài sản (người thuê nhà, chủ nhà), sức khỏe, cuộc sống, chăm sóc dài hạn và khuyết tật.

Điều quan trọng là phải xem xét các giấy tờ hiện tại của bạn ít nhất một lần một năm để xác định xem bạn có đang được bảo vệ đầy đủ hay không.

Đối với các nhu cầu bảo vệ sức khỏe và khuyết tật, hãy nhớ xem xét đến các yếu tố bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hãy xem xét những điều sau đây:

  • Nếu bạn thay đổi công việc, công ty mới của bạn có cung cấp nhóm bảo hiểm cần thiết trong hợp đồng lao động không?
  • Nếu bạn không được công ty mua bảo hiểm nhân thọ, sức khỏe của bạn có giảm xuống đến mức mà phí bảo hiểm nhân thọ cá nhân do bạn tự mua đắt đến nỗi bạn không đủ chi trả? Thậm chí khi bạn đủ chi trả cho bảo hiểm cá nhân của mình, công ty hiện tại của bạn có cho bạn cơ hội để bạn chuyển đổi phạm vi bảo hiểm xã hội mà công ty mua theo nhóm cho bạn thành bảo hiểm cá nhân với mức phí bảo hiểm cao hơn nhiều không?
  • Nếu bạn không may bị khuyết tật và bắt đầu nhận trợ cấp tàn tật dài hạn, bạn có bị mất hợp đồng bảo hiểm y tế mà công ty bạn mua cho nhân viên của mình không? Công ty hiện tại của bạn có cho bạn cơ hội để bạn chuyển đổi phạm vi bảo hiểm nhân thọ mà công ty mua theo nhóm cho bạn thành bảo hiểm cá nhân với mức phí bảo hiểm cao hơn nhiều không? Tham khảo ý kiến ​​nhà tuyển dụng của bạn mỗi khi bạn xin việc để biết rõ điều này.

Bạn cũng nên trao đổi với luật sư của bạn về các giấy tờ liên quan đến bất động sản của bạn; những điều này thường bao gồm một giấy ủy quyền, quyền hạn lâu dài của luật sư và các chỉ thị chăm sóc sức khỏe.

Bước 5.  Lập kế hoạch phân bổ nguồn tiền

Khi bạn đã bảo đảm nền tảng tài chính của mình – bảo vệ bản thân bằng một quỹ khẩn cấp và bảo hiểm đầy đủ. Đây là lúc bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tiết kiệm và đầu tư cho các mục tiêu tài chính.

Điều quan trọng, người lập phải biết được con số thu nhập, chi phí tương đối chính xác; dự đoán mức độ chênh lệch giữa các mục tiêu tài chính và nguồn lực sẵn có.

Để từ đó, biết được con số phấn đấu mỗi tháng, nếu không đạt được lại dồn vào tháng sau.

Bước 6: Hoàn thành “Bảng mục tiêu tài chính” ở bước 1

Công cụ này giúp bạn phát triển một kế hoạch thực tế để đạt được mục tiêu tài chính bằng cách xác định rõ hai vấn đề. Đó là “bao nhiêu?” và “khi nào?”.

  • Ghi lại các mục tiêu bạn đã liệt kê trên “Bảng mục tiêu tài chính” ở bước 1.
  • Ghi lại thời hạn bạn dự định sẽ hoàn thành các mục tiêu của mình.
  • Số tiền cần đề hoàn thành mục tiêu: Nếu mục tiêu của bạn là tiết kiệm được 100 triệu trong năm 2019. Bạn sẽ nhập 100 triệu vào mục “Số tiền cần thiết”. Xem bảng minh họa phía dưới
  • Xác định tài sản: Xác định bất kỳ tài sản nào trên “Báo cáo tài chính cá nhân” của bạn từ Bước 2. Sau đó, phân bổ số tài sản đó cho từng mục tiêu của mình.
  • Cho biết khoảng cách giữa chi phí của từng mục tiêu và tài sản bạn đã phân bổ cho nó.
  • Nhập số năm từ bây giờ cho đến ngày mà mục tiêu của bạn hoàn thành.
  • Số tiền cần tiết kiệm mỗi năm
  • Số tiền tổng cần tiết kiệm để hoàn thành mỗi mục tiêu.
  • Xác định mức độ chênh lệch

Bây giờ hãy nhìn lại đường tiết kiệm/đầu tư trên “Bảng tính ngân sách” của bạn từ Bước 3. Số tiền bạn hiện đang tiết kiệm so với số tiền bạn đã xác định là bạn nên tiết kiệm mỗi năm để đạt được mục tiêu của mình như thế nào?

Sử dụng “Bảng tính mục tiêu tiết kiệm” có thể thúc đẩy tinh thần làm việc trên các mục tiêu ngay hôm nay.

Có thể bạn sẽ cần tăng lương hoặc bạn nhận ra rằng lợi nhuận trên đầu tư sẽ chỉ bắt kịp với tỷ lệ lạm phát.

Một số cá nhân phát hiện ra họ đang tiết kiệm đủ để đáp ứng hoặc vượt quá mục tiêu của họ – nhưng đối với nhiều người, điều này không đúng, và tăng tiết kiệm là cần thiết để theo kịp với lạm phát.

Bước 7: Điều chỉnh kế hoạch của bạn

Nếu số tiền bạn đang tiết kiệm thấp hơn số tiền bạn cần tiết kiệm để đạt được mục tiêu của mình, hãy thử tự hỏi mình những câu hỏi sau:

  • Bạn có tự trả tiền cho mình trước, với một kế hoạch tiết kiệm và đầu tư có kỷ luật giúp tiết kiệm ít nhất 10% đến 15% thu nhập ròng của bạn không?
  • Bạn có thể tăng số tiền bạn đang tiết kiệm không?
  • Bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn và chi tiêu ít hơn không?
  • Bạn có chi tiêu quá nhiều vào việc mua hàng không cần thiết và bỏ qua các mục tiêu tiết kiệm dài hạn không?
  • Mục tiêu của bạn có quá tham vọng không?
  • Bạn có thể thay đổi hoặc loại bỏ bất kỳ mục tiêu nào của mình không?
  • Bạn có thể trì hoãn ngày hoàn thành một mục tiêu bất kỳ của mình không?
  • Tác động đến bạn và gia đình của bạn là gì nếu các mục tiêu của bạn không đạt được?

Để trả lời những câu hỏi nay, hãy nhìn vào “Bảng mục tiêu tiết kiệm” và tại “Bảng tính ngân sách”.

Thực hiện điều chỉnh trong cả hai cho đến khi tiết kiệm thực tế của bạn bằng với tiết kiệm mục tiêu của bạn. Khi bạn đã hoàn thành các điều chỉnh của mình, bạn nên có kế hoạch tiết kiệm cho năm hiện tại và dự báo cho tương lai của bạn.

Điều quan trọng là lặp lại việc làm này hàng năm và điều chỉnh cho phù hợp. Nếu thu nhập của bạn tăng lên do lương tăng, lãi suất và cổ tức, tiền thưởng bất ngờ. Bạn có thể đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu của mình. Hãy linh hoạt sửa đổi mục tiêu nếu gặp trở ngại.

6. Tiết kiệm và Đầu tư

Bây giờ bạn đã hoàn thành những phân tích của mình. Đã đến lúc tạo kế hoạch hành động. Điều này có nghĩa là bạn cần tinh chỉnh cả kế hoạch tiết kiệm và kế hoạch đầu tư để tối ưu hóa quá trình hướng tới các mục tiêu tài chính.

Tiết Kiệm

“Kế hoạch tiết kiệm” về bản chất là một cam kết mà bạn thực hiện cho chính mình. Trong đó, bạn tự đặt ra số tiền bạn dự định tiết kiệm và phương pháp bạn sẽ sử dụng để tiết kiệm – theo tháng và mỗi năm.

  • Số tiền sẽ được tiết kiệm trong năm nay: Bắt đầu tiết kiệm từ sớm. Bạn càng bắt đầu sớm, bạn càng có khả năng tiết kiệm được nhiều tiền.
  • Số tiền được tiết kiệm mỗi tháng: Xem chi phí của bạn; tiết kiệm bất kỳ khoản tăng lương nào. Hoặc bỏ tiền vào chương trình hưu trí của bạn hoặc vào một kế hoạch tiết kiệm khác. Xem chi phí của bạn.
  • Mô tả các phương pháp của bạn: Cam kết thực hiện với các phương thức tiết kiệm cụ thể. Thiết lập một kế hoạch tiết kiệm tự động, chẳng hạn như có tiền khấu trừ từ tiền lương hoặc tài khoản ngân hàng của bạn và gửi vào tài khoản tiết kiệm.

Đầu tư

Tiếp theo, kiểm tra các mục tiêu tài chính của bạn (được liệt kê trong Bước 2) để xác định xem mục tiêu ngắn hạn dưới 3  năm; trung hạn 3 – 7 năm; dài hạn > 7 năm.

Điều này sẽ được xác định bởi khoảng thời gian bạn cần để hoàn thành mục tiêu. Hoặc cho đến khi bạn cần số tiền được phân bổ cho mục tiêu đó.

Đối với mỗi mục tiêu, hãy xem xét có bao nhiêu rủi ro đầu tư. Bạn có muốn thiết lập một tài khoản tiết kiệm đơn giản và đầu tư dài hạn vào thứ gì đó như cổ phiếu hoặc trái phiếu?

Nói chung, rủi ro đầu tư càng lớn thì càng có nhiều biến động về giá trị. Và, lợi nhuận tiềm năng càng lớn thì rủi ro càng cao.

Để xác định mức độ rủi ro mà bạn sẵn sàng thực hiện cho từng mục tiêu của mình, hãy xem xét những điều sau:

  • Mục đích quan trọng là gì?
  • Bao lâu bạn mới có được khoản tiết kiệm mà bạn sẽ phân bổ cho mục tiêu đầu tư?
  • Bạn có thể đủ khả năng để mất bất kỳ hoặc tất cả số tiền bạn đang đầu tư?
  • Bạn có muốn bảo vệ số tiền đó – ngay cả khi nó có nghĩa là lợi nhuận thấp hơn và không hoàn thành được 100% mục tiêu mà không tiết kiệm được nhiều hơn?

Chuyên gia tài chính có thể giúp bạn thiết lập một kế hoạch đầu tư phù hợp với nguồn lục, mục tiêu và khả năng chịu rủi ro của bạn. Vấn đề này sẽ được làm rõ trong bước tiếp theo.

7. Cập nhật

Kế hoạch tài chính giống như tình hình tài chính thực tế của bạn, nó có thể thay đổi. Kế hoạch tài chính là công cụ để đánh giá, quản lý đồng thời điều chỉnh các mục tiêu tài chính để đạt được kết quả. Các kế hoạch này còn giúp ích cho việc đối phó với các sự kiện quan trọng trong cuộc sống, như kết hôn nhân, ly hôn, sinh và nuôi con, mua nhà, thất nghiệp …

Đánh giá nguồn lực và cập nhật thường xuyên, vì vậy bạn có thể xem những điều chỉnh nào cần thực hiện để luôn tuân thủ kế hoạch tài chính của mình.

Đối mặt với tương lai và niềm tin

Bất ổn tài chính có thể gây ra lo lắng và căng thẳng không cần thiết. Sử dụng 7 bước được đề xuất này để hiểu tình hình tài chính và lên kế hoạch cho tương lai. Có thể sẽ hơi rắc rối lúc đầu, nhưng cuối cùng, nó có thể dẫn đến bạn đến sự an tâm thực sự. Bạn có thể không giàu hơn, nhưng biết tình hình tài chính của bạn đang ở đâu, bạn muốn nó sẽ đạt mức nào, và những nguồn lực bạn có để làm cho điều đó có thể, sẽ giúp bạn có sự tự tin vào tương lai.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây