Sử dụng thẻ tín dụng: Nên hay không?

0
1287

Thẻ tín dụng là con dao hai lưỡi. Sẽ có nhiều lợi ích, tính tiện dụng, linh hoạt chi tiêu cho những người sử dụng đúng cách. Nhưng cũng là cái bẫy tài chính cá nhân cho những tay mơ.

Sử dụng thẻ tín dụng: Nên hay không?

Thẻ tín dụng – con dao hai lưỡi

Thẻ tín dụng là hình thức có lợi ích cho nhiều bên. Người tiêu dùng được mượn tiền chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết trước mắt mà không phải trả tiền ngay, chỉ bị tính lãi suất nếu sau 45 ngày chưa thanh toán được.

Người tiêu dùng cũng không cần trả toàn bộ số tiền nợ sau 45 ngày, mà chỉ cần trả khoản thanh toán tối thiểu hoặc 1 phần khoản nợ, số còn lại trả dần trong những tháng tiếp theo.

Các ngân hàng có thể lưu thông được dòng tiền tiết kiệm, tiền gửi, sinh ra lợi nhuận cho mình và khách hàng. Thị trường hàng hóa được thúc đẩy, luân chuyển, kích thước hành vi mua sắm của người tiêu dùng và góp phần đưa nền kinh tế nói chung phát triển.

Tuy nhiên, nếu không biết cách chi tiêu hợp lý, bạn sẽ trở thành nạn nhân của thẻ tín dụng. Tính tiện lợi cao, số tiền dư trong tài khoản lớn khiến người dùng hay chi tiêu quá đà so với số tiền thu nhập thực tế của mình.

Bên cạnh đó, nếu không thanh toán đúng hạn, tiền lãi cộng dồn vào tiền gốc qua nhiều tháng sẽ khiến tổng số tiền bạn thực sự phải trả rất lớn. Ngoài ra, nếu để lộ thông tin trên thẻ, kẻ gian hoàn toàn có thể đánh cắp và sử dụng thanh toán khi mua hàng online trên các trang thương mại điện tử.

Sử dụng thẻ tín dụng: Nên hay không?
Ảnh minh họa – Nếu không sử dụng đúng cách, bạn sẽ trở thành nạn nhân của thẻ tín dụng

→ Xem thêm: Thu nhập từ 7 triệu đồng nên dùng thẻ tín dụng nào?

Những lưu ý “chết người” nếu dùng thẻ tín dụng không đúng cách

Thẻ tín dụng không giống thẻ ATM nên không cần mật khẩu. Ai biết thông tin cũng có thể thanh toán. Thẻ tín dụng là một món nợ… Hãy ghi nhớ những điều dưới đây trước khi bạn có ý định sử dụng Thẻ tín dụng.

→ Xem thêm: Nợ xấu và những lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng

Không để lộ thẻ cho người khác

Bất cứ ai cầm thẻ tín dụng của bạn cũng có thể đi quẹt thẻ thanh toán ở khắp mọi nơi hoặc giao dịch trên các sàn thương mại điện tử. Thậm chí, họ chỉ cần ghi nhớ thông tin mặt trước, mặt sau của thẻ là có thể lấy đi của bạn một số tiền lớn qua các hoạt động thanh toán trực tuyến.

Vì vậy, tránh để thẻ linh tinh. Không nên cho mượn thẻ. Không cho người khác chụp ảnh lại. Hết sức cẩn thận khi đưa thẻ cho nhân viên thanh toán tại các cửa hàng.

Sử dụng thẻ tín dụng: Nên hay không?
Ảnh minh họa – Tuyệt đối không cho người khác mượn thẻ

Trước khi quẹt thẻ hãy nhớ bạn đang tiêu tiền đi vay

Về bản chất, tiền trong thẻ tín dụng là tiền của ngân hàng. Ngân hàng cho mượn thanh toán trước và trách nhiệm của khách hàng là phải trả lại trước hạn nếu không sẽ bị tính lãi.

Chỉ cần một lần sử dụng thẻ này, bạn đã chính thức trở thành con nợ. Nợ nần chắc chắn không phải điều tốt nếu bạn không có khả năng quản lý tài chính cá nhân khoa học.

Nhiều người có tâm lý thích tiêu tiền của người khác và giữ tiền của mình lại khi chưa đến lúc cần thiết. Ngay cả khi có tiền thanh toán toàn bộ, người dùng vẫn cố ý chỉ thanh toán số tối thiểu hoặc một phần.Chấp nhận trả lãi cho số dư còn lại để có tiền mặt trong người phòng khi có việc.

Đây chính là lý do các ngân hàng để số thanh toán tối thiểu chỉ ở mức 5% nhằm tạo tâm lý giảm thiểu sự mất mát cho khách hàng. Theo đó, khách hàng sẽ trả lãi dài kỳ, từ đó sinh ra lợi nhuận.

Sở hữu nhiều thẻ tín dụng

Hiện nay, có hàng chục ngân hàng trong nước, nước ngoài đang phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam. Điều kiện mở thẻ khá giống nhau. Vì vậy, nếu bạn đạt yêu cầu mở thẻ ở ngân hàng thứ nhất, tỷ lệ cao bạn sẽ mở thẻ được ở các ngân hàng thứ 2, thứ 3.

Với tâm lý, mở nhiều thẻ để đề phòng trường hợp rủi ro, không chắc đã tiêu dùng đến. Nhưng đến lúc, bạn không thể kiểm soát chi tiêu dẫn đến việc mắc quá nhiều “tròng trên cùng một cổ”. Nợ nhiều trong khi nguồn thu nhập chỉ có một.  Thêm nữa, khách hàng không nhớ được và gặp rắc rối bởi thời hạn thanh toán của các loại thẻ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một khách hàng mở nhiều thẻ tín dụng. Do bị ảnh hưởng bởi các chương trình ưu đãi khi mở thẻ. Do thay đổi ngân hàng trả lương cố định.

Việc mở nhiều thẻ tín dụng sẽ khiến điểm tín dụng của bạn bị đánh giá thấp, ảnh hưởng đến hồ sơ tài chính của bạn tại các ngân hàng. Tốt nhất, người dùng chỉ nên sở hữu tối đa 2 thẻ tín dụng. Nếu hạn mức ngân sách trong một thẻ cao, chỉ nên sử dụng duy nhất một thẻ.

Sử dụng thẻ tín dụng: Nên hay không?
Ảnh minh họa – Chỉ nên sở hữu tối đa 2 thẻ tín dụng

→ Xem thêm: 6 cách ngăn ngừa và giải quyết nợ thẻ tín dụng

Quên mất việc thanh toán

Một điều rất cơ bản nhưng nhiều người hay quên đó là thời gian thanh toán dư nợ. Lãi suất dư nợ thường rơi vào 2 – 4%. Bạn còn bị phạt thêm phí trả chậm số tiền khoảng 4% so với tổng số tiền tối thiểu.

Không những vậy, hồ sơ của bạn sẽ bị chuyển sang nhóm nợ xấu, ảnh hưởng đến điểm tín dụng. Hãy ghi chú điều này lên lịch, điện thoại hoặc đăng ký trích thẳng từ tiền lương vào định kỳ mỗi tháng để không quên.

Thêm nữa, tránh chi tiêu vượt ngường số tiền được cấp trong thẻ. Cố gắng duy trì ở mức dưới 50% để không ảnh hưởng đến điểm tín dụng cá nhân.

Hướng dẫn phương pháp tránh được bẫy lãi suất của thẻ tín dụng

Nếu hiểu được bản chất của lãi suất thẻ tín dụng, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng làm chủ được nó. Chỉ cần nắm vững những phương pháp dưới đây.

Hạn chế chi tiêu nếu như cảm thấy không thể thanh toán dư nợ được đúng hạn. Trước khi mua một sản phẩm nào đó bằng thẻ tín dụng, hãy cân nhắc thử xem bạn có khả năng thanh toán khoản đó trong tương lai hay không.

Cố gắng thanh toán các dư nợ càng sớm càng tốt. Việc thanh toán trễ không những có nguy cơ bị tính lãi suất mà còn làm giảm điểm tín dụng của bạn.

Nếu cần mua sắm bằng thẻ tín dụng, hãy thực hiện giao dịch đó ngay đầu chu kỳ để tận dụng tối đa thời gian không tính lãi suất.

Đừng rút tiền mặt, phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khá cao và còn bị tính lãi suất.  tốt nhất chỉ nên dùng một thẻ để tránh việc kiểm soát.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây