5 lưu ý để quản lý tiền bạc hiệu quả trong gia đình [Update 2019]

0
1503

Một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột trong gia đình do cách quản lý tiền bạc chưa hiệu quả. Dưới đây là 5 lưu ý mà cặp đôi nào cũng nên biết để giữ gìn hạnh phúc. 

Quản lý tiền bạc

Kết hợp tài chính chung giúp bạn có thêm nguồn lực về tiền bạc. Giảm bớt gánh nặng về tài chính. Nhưng đi kèm đó là trách nhiệm của cả hai trong việc quản lý tiền bạc gia đình. 

Nếu hai bạn không có quan điểm chung về quản lý tài chính. Sẽ xuất hiện những mâu thuẫn, có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. 

1. Xây dựng nguyên tắc chi tiêu 

Tiền bạc đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Vai trò này càng được thể hiện rõ ràng hơn khi ở trong gia đình. 

Tiền bạc được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến rạn nứt hạnh phúc. Hay thậm chí là ly tán trong gia đình. Do đó, bạn nên chuẩn bị tâm lý, cũng như có kế hoạch sử dụng đồng tiền một cách hợp lý. Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. 

Khi bạn và đối phương xác định bước vào cuộc sống hôn nhân, cả hai nên xây dựng những nguyên tắc quản lý tài chính chung. Để cùng nhau có trách nhiệm và nỗ lực bảo vệ hạnh phúc gia đình. 

Để xây dựng, bạn và vợ/ chồng cùng thảo luận và đưa ra những quy tắc trong việc chi tiêu, tiết kiệm tiền bạc hàng tháng để đảm bảo việc thu – chi luôn có kế hoạch. 

Những nguyên tắc này có thể là thực hiện việc phân bổ nguồn thu – chi. Khoản chi tiêu chung sẽ chiếm bao nhiêu % trong ngân sách hàng tháng. Khoản chi tiêu cá nhân chiếm bao nhiêu % trong ngân sách chi tiêu chung.

Quản lý tiền bạc
Ảnh minh họa – Lập kế hoạch chi tiêu chung trong gia đình

Chẳng hạn, thu nhập hàng tháng của gia đình là 20 triệu. Bạn có thể phân chia thu nhập theo tỷ lệ như sau:

  • 60% (12 triệu) dành cho khoản chi tiêu chung trong gia đình
  • 30% (6 triệu) cho chi tiêu cá nhân của hai vợ chồng
  • 10% (2 triệu) dành cho mục tiêu tiết kiệm

Khi đó, quyền lợi về nhu cầu chi tiêu mỗi cá nhân sẽ được đảm bảo. Công bằng cho cả hai. Tránh gây những mâu thuẫn hay không tôn trọng nhu cầu chi tiêu cá nhân của nhau.  

Bên cạnh đó, bạn nên ghi chép lại những khoản chi tiêu này để tổng kết vào cuối tháng. Khi cả hai cùng hiểu về những khoản chi tiêu cá nhân. Có nghĩa rằng bạn và đối phương đã thấu hiểu nhu cầu và thói quen chi tiêu. Từ đó, có những điều chỉnh hợp lý và có kế hoạch chi tiêu hợp lý, khoa học hơn. 

2. Nhận biết các khoản chi ưu tiên của đối phương

Mỗi người xuất thân từ những hoàn cảnh, lối sống và môi trường sống khác nhau; dẫn đến thói quen chi tiêu có sự khác biệt, thậm chí là đối lập. Do đó, để hòa hợp thì không phải là điều dễ dàng. 

Vì vậy để cùng nhau nỗ lực trong việc quản lý chi tiêu gia đình. Bạn và đối phương cần có những cuộc trò chuyện nghiêm túc và thẳng thắn về thói quen chi tiêu cá nhân. 

Khi đó, sẽ đưa ra những ý kiến góp ý khi việc chi tiêu chưa hợp lý. Đồng thời đưa ra kế hoạch chi tiêu chung để đảm bảo tài chính, thực hiện những mục tiêu tương lai.  

Nếu vợ/ chồng của bạn quan tâm đến việc nghỉ hưu sớm, tiết kiệm 5% mỗi tháng cho kế hoạch nghỉ hưu là điều bạn nên tôn trọng. Nếu bạn thích đi du lịch trong thời gian dài; thì tiết kiệm tiền trong quỹ du lịch là điều mà đối phương có thể hỗ trợ bạn.

Hiểu được các ưu tiên tài chính của đối phương là chìa khóa cho sự hợp tác tài chính hoàn hảo.  

Lưu ý, đây phải là những mong muốn hay mục tiêu tài chính hữu ích ở thời điểm hiện tại hoặc có ý nghĩa trong tương lai.

Quản lý tiền bạc
Ảnh minh họa – Nên tôn trọng nhu cầu chi tiêu cá nhân của đối phương

3. Kiểm tra ngân sách chi tiêu thường xuyên

Hầu hết mọi người có ý thức xây dựng ngân sách chi tiêu. Nhưng lại thường bỏ qua bước theo dõi ngân sách này. Như vậy, việc lập ngân sách sẽ không còn ý nghĩa và không đạt hiệu quả. 

Việc theo dõi chi tiêu hàng tháng là cách để bạn và đối phương biết cách chi tiêu hàng tháng trong gia đình đã hợp lý và khoa học chưa. Từ đó, xây dựng và điều chỉnh ngân sách sao cho phù hợp. 

Khi theo dõi chi tiêu, hãy so sánh với dữ liệu dự kiến ban đầu và đánh giá tình hình chi tiêu hiện tại. Có thể là bội chi do chi tiêu quá đà ở danh mục nào đó. Và bạn cần cắt giảm hay tìm phương pháp khác để cân đối thu – chi. 

Tuy nhiên, cách tốt nhất để cải thiện bạn có thể theo dõi các khoản chi tiêu theo tuần. Đây là cách để nắm bắt các vấn đề để giải quyết một cách kịp thời. Để có những điều chỉnh chi tiêu trong những tuần tới sao cho hợp lý và phù hợp hơn.

Để quản lý ngân sách chi tiêu chung và riêng một cách thuận tiện bạn có thể sử dụng tính năng Chia sẻ Ví trên ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân Money Lover.

Tính năng này cho phép bạn lập ngân sách chi tiêu chung hàng tháng bao gồm những khoản chi sinh hoạt của gia đình như: ăn uống, tiền nhà, tiền điện nước, xăng xe…

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo ví riêng chi tiêu cá nhân. Với những khoản chi tiêu như: cafe, sinh nhật, quỹ công đoàn… Mọi khoản chi tiêu của bạn sẽ được công khai khi bạn chia sẻ Ví này cho đối phương.

Như vậy, bạn không phải ghi chép hay không cần ghi nhớ quá nhiều. Và đặc biệt, những khoản chi tiêu cá nhân khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng cũng được ghi chép một cách đầy đủ trên ứng dụng Money Lover. Từ đó, việc quản lý tiền bạc trong gia đình sẽ trở nên dễ dàng.

Qusnt lý tiền bạc
Tính năng Chia sẻ Ví trên ứng dụng quản lý tài chính Money Lover

4. Giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt 

Cuộc sống gia đình sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn và xung đột. Đơn giản chỉ là bạn và đối phương không hài lòng, bất đồng quan điểm về các khoản chi tiêu chung hay riêng. 

Giả sử, bạn muốn sắm một chiếc tivi mới cho gia đình. Nhưng vợ/ chồng bạn lại thấy việc này là không cần thiết, và đã có những phương tiện khác cũng có chức năng tương tự. Khi đó hai quan điểm khác nhau sẽ dẫn đến những mâu thuẫn. 

Lúc này, bạn có một cuộc nói chuyện nghiêm túc với đối phương về những lý do mà bạn lại có nhu cầu mua sắm này. Đồng thời, lắng nghe quan điểm của họ để có cách giải quyết phù hợp. 

Khi gặp bất kỳ rắc rối nào về tài chính, hãy thẳng thắn nói chuyện với đối phương để có cách giải quyết. 

Bên cạnh đó, bạn và đối phương hãy tôn trọng ngân sách chi tiêu hàng tháng. Để đảm bảo việc thu – chi trong gia đình luôn cân bằng. Tuyệt đối không nên lấy quỹ chi tiêu chung chi cho nhu cầu cá nhân. 

Ngân sách giống như một chế độ ăn kiêng và gắn bó với nó đòi hỏi sự linh hoạt và nghiêm khắc thực hiện. Hãy chắc chắn rằng, ngân sách hàng tháng phù hợp với thu nhập, chi tiêu của gia đình bạn. 

Quản lý tiền bạc
Ảnh minh họa – Nên giải quyết mâu thuẫn về tiền bạc càng sớm càng tốt

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ  

Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, có thể cả hai sẽ phải thay đổi cách chi tiêu để hòa hợp. Nếu bạn hay vợ/ chồng không thể hoặc gặp khó khăn trong việc quản lý tiền bạc gia đình. 

Hoặc khi xuất hiện những bất đồng cơ bản về cách tiếp cận tài chính của đối phương, hoặc cả hai đều cảm thấy áp lực trong việc thấu hiểu để cùng nhau đưa ra quyết định kế hoạch tài chính. 

Khi đó, cách tốt nhất để giải quyết đó chính là tìm đến một bên thứ ba. Họ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp và khách quan cho tình huống cụ thể của hai bạn. 

Bên thứ ba mà bạn có thể tìm đến là chuyên gia tư vấn hôn nhân và gia đình, chuyên gia tài chính. Hay người thân, bạn bè đã trải qua những vấn đề tương tự hai bạn. Khi đó, mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả. 

Điều này sẽ giúp hai bạn tháo gỡ những rắc rối mà bạn và đối phương đang gặp phải. Từ đó, sẽ cùng hiểu về thói quen tài chính của nhau và nỗ lực quản lý tiền bạc chung gia đình. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây