Bí quyết quản lý tài chính cho phụ nữ sau khi ly hôn

0
911

Để bắt đầu một cuộc sống mới, bạn nên chuẩn bị kế hoạch tiết kiệm, chi tiêu hợp lý để tránh gặp khủng hoảng tài chính sau ly hôn.

Bí quyết quản lý tài chính cho phụ nữ sau khi ly hôn

1. Lập ngân sách chi tiêu

Sau khi ly hôn, sẽ có nhiều khoản chi phí tốn kém hơn rất nhiều so với khi bạn sống chung. Do đó, nếu không có sự chuẩn bị tài chính sau khi ly hôn, bạn sẽ phải đau đầu về chuyện tiền bạc mỗi ngày.

Hãy lập ngân sách cho các khoản chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính của bản thân. Không nên lãng phí tiền bạc vào những chi phí không cần thiết.

Nên dành một khoản tiền để tiết kiệm hàng tháng, dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra như bệnh tật, thất nghiệp…

Bí quyết quản lý tài chính cho phụ nữ sau khi ly hôn
Ảnh minh họa – Lập ngân sách chi tiêu sau khi ly hôn

→ Xem thêm: 7 bước lập kế hoạch và thiết lập mục tiêu tài chính cá nhân

2. Đóng các tài khoản chung

Hãy đóng tất cả tài khoản chung ngay khi quyết định ly hôn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi các khoản nợ chung không cần thiết.

Bạn vẫn sẽ phải trả tất cả các khoản nợ trong tài khoản chung khi muốn đóng tài khoản đó, nhưng bạn càng làm sớm thì bạn càng bảo vệ được nhiều tài sản của bạn.

3. Kiểm tra các báo cáo tín dụng trước khi ly hôn

Kiểm tra các báo cáo tín dụng trước khi bắt đầu thủ tục ly hôn hoặc đang trong quá trình ly hôn là vô cùng quan trọng. Đơn giản bởi rất có thể sẽ xảy ra sai sót hoặc tranh chấp nào đó mà bạn cần phải giải quyết trước khi ly hôn để tránh sự phiền phức sau này.

Bí quyết quản lý tài chính cho phụ nữ sau khi ly hôn
Ảnh minh họa – Kiểm tra kỹ các vấn đề liên quan đến tài khoản chung

→ Xem thêm: Top 6 lưu ý cần biết để không trở thành con nợ của thẻ tín dụng

4. Bán nhà và các tài sản có giá trị khác

Rất nhiều người phụ nữ muốn giữ nhà vì lý do tình cảm. Tuy nhiên, việc đó lại không khả thi về mặt tài chính.

Bạn nên nghĩ theo chiều hướng tích cực rằng sẽ có một khoản tiền tiết kiệm, hưu trí sau khi bán bớt một số tài sản. Tránh để tài sản trở thành tiêu sản sau khi ly hôn.

5. Hạn chế án phí ly hôn

Nếu bạn có thái độ thù hằn với đối phương và muốn tước tài sản từ tay họ qua tòa án, sẽ tốn rất nhiều tiền cho các chi phí pháp lý.  Cuối cùng, những gì bạn nhận được không nhiều bằng các khoản chi phí mà bạn phải trả.

Do đó, hai bên nên cùng ngồi xuống, thẳng thắn chia sẻ và giải quyết các vấn đề chung. Từ đó, thỏa thuận để đưa ra quyết định phù hợp với mong muốn của cả hai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây