Làm thế nào để quản lý chi tiêu hiệu quả khi sống độc thân?

0
1358

Cuộc sống độc thân đem lại cảm giác thoải mái, không bị bó buộc. Tuy nhiên, nó cũng là một thách thức lớn khi bạn phải một mình quản lý chi tiêu cũng như thực hiện các mục tiêu tài chính trong tương lai.

Làm thế nào để quản lý chi tiêu hiệu quả khi sống độc thân?

Lập ngân sách chi tiêu

Ngân sách có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân. Bạn cần nắm rõ số tiền mình kiếm được là bao nhiêu? Số tiền đó sẽ được tiêu vào việc gì? Làm thế nào để tiết kiệm đủ tiền thực hiện các mục tiêu tài chính?

Để tạo ngân sách hiệu quả, trước tiên hãy so sánh các khoản chi hàng tháng với thu nhập của bản thân. Từ đó, phân chia ngân sách cho từng khoản mục như ăn uống, tiết kiệm, đầu tư… phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bản thân.

Nếu bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được, hãy xem xét việc điều chỉnh lại ngân sách của bản thân. Bạn nên cắt giảm một vài khoản chi tiêu không cần thiết khỏi danh sách mua sắm của mình. Tạo ngân sách khoa học cho phép bạn chi tiêu nhiều hơn bằng cách tận dụng tối đa số tiền của mình.

Quy tắc 50/20/30

Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước…
  • 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch…
  • 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ…

Tuy nhiên, các con số này có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng người. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60-70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí của bản thân.

Ví dụ, với thu nhập 10 triệu đồng/ tháng, bạn có thể chia ngân sách như sau: 5 triệu đồng dùng cho các chi tiêu thiết yếu; 3 triệu đồng dành để chi tiêu cá nhân và 2 triệu còn lại để tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính trong tương lai.

Tuy nhiên, do chiếc TV cũ bị hỏng nên bạn dự định sẽ mua chiếc mới vào tháng tới. Để duy trì kế hoạch, bạn cần thay đổi ngân sách bằng cách tăng số tiền tiết kiệm lên 3 triệu đồng/ tháng. Đồng thời giảm bớt chi tiêu cá nhân xuống còn 2 triệu đồng, để đảm bảo ngân sách.

Làm thế nào để quản lý chi tiêu hiệu quả khi sống độc thân?
Ảnh minh họa – Lập ngân sách giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả

→ Xem thêm: 5 lý do nên tạo ngân sách để quản lý chi tiêu hiệu quả

Chuẩn bị quỹ hưu trí

Một quỹ hưu trí để đảm bảo cuộc sống an nhàn khi về già là điều cần thiết đối với tất cả mọi người. Đặc biệt với những người không có lương hưu.

Khi còn trẻ, nghỉ hưu có vẻ là một kế hoạch xa vời bạn ít nghĩ đến. Nhưng nếu tiếp tục trì hoãn kế hoạch này, bạn có thể sẽ phải tiếp tục làm việc để trang trải cuộc sống ngay cả khi đã đến tuổi nghỉ ngơi.

Nên dành 5 – 10% thu nhập hàng tháng để tích lũy cho quỹ hưu trí của bản thân. Thay vì tiêu tốn tiền bạc cho những nhu cầu cá nhân không cần thiết, hãy cố gắng tích lũy nhiều hơn cho những kế hoạch trong tương lai.

Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của mỗi người, con số này có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm. Nên bắt đầu tiết kiệm từ số tiền nhỏ, sau đó tăng dần để giảm áp lực cho kế hoạch chi tiêu.

→ Xem thêm: Những lợi ích của bảo hiểm hưu trí tự nguyện

Tạo quỹ khẩn cấp

Cuộc sống độc thân đem lại cảm giác tự do về tài chính. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn nếu như có rủi ro bất ngờ xảy đến như bệnh tật, thất nghiệp… Bởi bạn sẽ phải một mình đối mặt và giải quyết vấn đề.

Nếu mất việc, đồng nghĩa với việc bạn không có thu nhập. Trong khi đó, vẫn phải chi trả các chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Đó là lý do cần tạo quỹ khẩn cấp càng sớm càng tốt. Thay vì dùng thẻ tín dụng hoặc vay mượn tiền từ người khác để tiêu dùng, quỹ khẩn cấp có thể đảm bảo tài chính cho bạn khi xảy ra những rủi ro bất ngờ.

Theo chuyên gia tài chính, nên tạo quỹ khẩn cấp bằng ít nhất 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt thông thường. Số tiền này sẽ giúp bạn trang trải cuộc sống, chi trả nhu yếu phẩm hàng ngày trong thời gian khó khăn.

Làm thế nào để quản lý chi tiêu hiệu quả khi sống độc thân?
Ảnh minh họa – Nên tạo quỹ khẩn cấp để dự phòng cho tình huống bất ngờ

Nấu ăn tại nhà

Ăn ngoài tiệm là thói quen thường thấy của hầu hết những người độc thân. Đây chính là nguyên nhân khiến “hầu bao” của bạn bị ảnh hưởng đáng kể.

Thay vì thường xuyên ra ngoài ăn uống cùng bạn bè, tại sao không dành thời gian nấu nướng tại nhà để tiết kiệm chi phí? Tự đi chợ, chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn có một bữa cơm đảm bảo chất lượng, ít tốn kém.

Chỉ nên dành khoảng 10% ngân sách cho các bữa ăn cùng bạn bè để duy trì quan hệ xã giao đồng thời tạo cơ hội phát triển cho bản thân.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây