5 lưu ý về việc phân chia tài sản khi ly hôn

0
1174

Phân chia tài sản là quy định cần thực hiện khi ly hôn. Hai bên có thể tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

5 lưu ý về việc phân chia tài sản khi ly hôn

Luật tài sản chung

1. Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định

  • Tài sản do vợ/chồng tạo ra
  • Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. ( Trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.)
  • Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. 
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. 

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. 

→ Xem chi tiết: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Cách chia tài sản chung như thế nào?

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng phải tính đến các yếu tố sau đây:

  • Hoàn cảnh của gia đình, của vợ/chồng.
  • Công sức đóng góp của vợ/chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ/chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng như: bạo lực gia đình, ngoại tình…

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật. Nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng, phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Giá trị tài sản chung của vợ chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc.

3. Một số ưu tiên

Ưu tiên bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của một số trường hợp:

  • Vợ
  • Con chưa thành niên
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự
  • Người không có khả năng lao động
  • Người không có tài sản để tự nuôi mình.
5 lưu ý về việc phân chia tài sản khi ly hôn
Ảnh minh họa – Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi

Luật tài sản riêng

1. Tài sản riêng là gì?

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

  • Tài sản riêng của vợ/chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân
  • Tài sản được chia riêng cho vợ/chồng theo quy định tại Điều 38, 39 và 40 của Luật này
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ/chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ/chồng.
  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ/chồng cũng là tài sản riêng của vợ/chồng.
  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của luật này.

→ Xem chi tiết: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Tài sản riêng của vợ hoặc chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Nếu như có sự sáp nhập giữa tài sản riêng với tài sản chung. Sau đó, vợ/chồng có yêu cầu chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

→ Xem thêm: Từ khi biết chồng cặp bồ, tôi đã âm thầm chuẩn bị tiền ly hôn như thế nào?

Trách nhiệm liên đới các khoản nợ

Căn cứ tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình có quy định về trách nhiệm liên đới của vợ/chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện:

  • Vợ/chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
  • Vợ/chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.

Do đó, nếu việc vay mượn nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình như: sửa nhà, mua sắm đồ dùng… dù chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên vay mượn, người còn lại cũng liên đới chịu trách nhiệm trả món nợ đó khi ly hôn.

5 lưu ý về việc phân chia tài sản khi ly hôn
Ảnh minh họa – Vợ, chồng có trách nhiệm liên đới các khoản nợ chung

→ Xem thêm: 7 điều cần chuẩn bị sẵn sàng nếu bạn có ý định ly hôn

Tài sản bí mật

Không ít trường hợp, sau khi ly hôn, phát hiện vợ hoặc chồng có tài sản bí mật hình thành trong giai đoạn hôn nhân. Do đó, nếu không thể chứng minh đó là tài sản riêng của mỗi bên, nó sẽ được coi là tài sản chung và phân chia theo quy định.

Tự thỏa thuận

Vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản. Tuy nhiên, cần có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và được Tòa án công nhận.

Nếu không có văn bản thỏa thuận hoặc văn bản thỏa thuận bị Tòa án tuyên bố vô hiệu hóa toàn bộ, việc phân chia tài sản sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tự thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả hai bên.

Để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có, cần tìm hiểu kỹ những quy định của pháp luật về vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo quyền lợi của bản thân sau khi kết thúc một cuộc hôn nhân không trọn vẹn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây