Cách phân bổ tiền lương đảm bảo dư dả chi tiêu đến cuối tháng!

0
4207

áP DỤNG QUY TẮC 50/20/30 ĐỂ phân bổ tiền lương MỘT CÁCH KHOA HỌC.

Việc phân bổ này giúp bạn biết được cần tiêu những gì là khoản cố định, những gì phát sinh, từ đó có kế hoạch điều chỉnh tiền lương sao cho hợp lý.

Để có một kế hoạch phân bổ tiền lương hợp lý thực không dễ dàng. Tuy nhiên nếu không lên kế hoạch chi tiêu bạn sẽ khó có thể tiết kiệm hiệu quả. Money Lover sẽ giúp bạn thực hiện kế hoạch này.

Quy tắc 50/20/30 là quy tắc khá đơn giản được áp dụng để thực hiện kế hoạch phân bổ tiền lương hợp lý. Việc phân bổ này giúp bạn biết được cần tiêu những gì. Đâu là khoản cố định, những gì phát sinh, từ đó có kế hoạch điều chỉnh sao cho hợp lý.

Quy tắc 50/20/30 chia nhỏ thu nhập hàng tháng của bạn theo từng hạng mục cụ thể. Từ đó bạn phân chia rõ ràng các công việc theo từng hạng mục để lên kế hoạch thực hiện.

50 % kế hoạch phân bổ lương tiền lương cho các khoản chi cố định

Hãy cộng toàn bộ những chi phí sinh hoạt không thể không tiêu trong mỗi tháng của bạn. Như tiền nhà, tiền điện nước, hoá đơn điện thoại và các hoá đơn khác. Đối với những khoản không cố định mỗi tháng như tiền điện, tiền nước, có thể lấy một con số gần chính xác. Thậm chí có thể lấy cao hơn con số thông thường cũng được.

Dành khoảng 50% thu nhập cho các khoản chi tiêu cố định

Tất cả những chi phí sinh hoạt này sẽ chiếm 50% tiền lương của bạn. Nếu hơn, bạn cũng đừng vội nản lòng. Nếu chi phí này chiếm 60% thì hãy thực hiện một trong hai cách phân bổ khác. Hoặc giảm các tiền hoá đơn khác xuống để đảm bảo cân đối cho kế hoạch phân bổ lương. Hoặc giảm chi tiêu mỗi thứ xuống 5% ở các danh mục tiếp theo.

Các chuyên gia tài chính cho rằng khi kế hoạch phân bổ lương bị thay đổi. Hãy tìm cách để giảm mục tiêu sinh hoạt xuống, chứ không được phép giảm mục tiêu tài chính.

20% kế hoạch phân bổ tiền lương dành cho mục tiêu tài chính

Mục tiêu tài chính ở đây bao gồm tiền tiết kiệm và các khoản chuẩn bị cho đầu tư. Như kế hoạch nghỉ hưu và mục tiêu cho hoạt động đầu tư. Hoặc có thể thêm vào đây những khoản nợ cần chi trả hàng tháng. Khoản trả nợ này có thể nằm trong chi phí cố định. Tuy nhiên nếu bạn muốn rút ngắn thời gian trả nợ thì có thể chuyển nó sang mục tiêu tài chính.

Có thể ở tuổi hai mươi hay ba mươi, chuyện nghỉ hưu là một câu chuyện xa vời. Thế nhưng, nếu càng thực hiện tiết kiệm sớm, bạn sẽ có một khoản tiền lớn cho tương lai khi không phải nghĩ đến chuyện tích cóp hàng ngày.

20% kế hoạch phân bổ lương dành cho mục tiêu tài chính

30% kế hoạch phân bổ tiền lương dành cho chi tiêu linh hoạt

Đây được xem như quỹ chi tiêu cá nhân của bạn. Từ mua sắm các loại thực phẩm, giải trí hay các kỳ nghỉ dưỡng đều lấy từ đây.  Chi phí này có càng ít danh mục thì tình hình tài chính cho tương lai của bạn về sau sẽ càng được đảm bảo.

Khi kế hoạch phân bổ tiền lương đã phân chia cụ thể. Xác định được mục tiêu tài chính và các khoản chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể yên tâm chi tiêu trong khoản tiền mà bạn có. Đồng thời giúp bạn tránh khỏi nợ nần, do không kiểm soát được tiền lương dẫn đến bội chi.

Các khoản chi tiêu linh hoạt càng nhỏ, số tiền tiết kiệm càng lớn

Cho dù bạn có phân bổ 50% tiền lương cho các khoản chi tiêu cố định. Tuy nhiên cũng cần xem xét để cắt giảm những hoạt động chi tiêu lãng phí. Để phục vụ những mục tiêu dài hơi hơn. Điều này sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính một cách sớm nhất.

Thực hiện kế hoạch phân bổ lương theo quy tắc 50/20/30 giúp bạn dễ dàng phân bổ trong các khoản tài chính mà bản thân hiện có. Quy tắc này giúp bạn linh hoạt điều chỉnh và dễ dàng tuân theo để có một mức tài chính ổn định nhất.

Đây không đơn giản là việc bạn có thể đóng các hoá đơn đúng hạn. Mà quan trọng là bạn đặt ra được mục tiêu lâu dài. Để chuẩn bị cho tương lai cũng như ứng phó được kịp thời với các tình huống bất ngờ, cần một nguồn tài chính ổn định.

Một điều cũng cần các bạn lưu ý đó là quy tắc phân bổ tiền lương 50/20/30 không thể áp dụng hoàn hảo cho mọi người trong mọi trường hợp. Chúng chỉ hướng dẫn để bạn có thể áp dụng vào quản lý tài chính của bản thân.

Tuỳ vào từng mục tiêu cụ thể, bạn có thể thay đổi tỷ lệ này sao cho phù hợp nhất. Song cũng cần chú ý phải đảm bảo đầy đủ các khoản chi tiêu. Không nên quá khắt khe, tiết kiệm, bởi suy cho cùng mục tiêu kiếm tiền trước hết là để sống đầy đủ.

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây