Nên làm gì khi công ty đứng trước bờ vực phá sản?

0
2839

Để không rơi vào vũng sâu bế tắc và tuyệt vọng, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi công ty có nguy cơ phá sản.

Nên làm gì khi công ty đứng trước bờ vực phá sản?

1. Gom góp tất cả những khoản tiền mình đang có

Khi bạn nhận ra mình đang lâm vào tình trạng phá sản cũng là lúc bạn nên nhìn lại mình còn lại tất cả bao nhiêu tiền trong túi.

Trước tiên, cần từ bỏ thói quen chi tiêu hoang phí và những thú vui xa xỉ của mình. Chẳng hạn như: bán lại thẻ VIP tại phòng tập gym, ngừng đi ăn nhà hàng, hoãn đóng bảo hiểm… Nếu như cần thiết, có thể tính đến việc bán xe, thế chấp đất đai…

Sau đó, tính toán lại xem tất cả tài sản mình đang có là bao nhiêu. Bạn nhất định cần có tiền để trả lương cho nhân viên và bù đắp thiệt hại cho đối tác.

Hơn nữa, bạn cần có tiền để duy trì cuộc sống hàng ngày sau khi phá sản. Tránh tình trạng hoàn toàn tay trắng.

Nên làm gì khi công ty đứng trước bờ vực phá sản?
Ảnh minh họa – Cắt giảm những thói quen chi tiêu xa xỉ

→ Xem thêm: Nên làm gì khi đứng trước nguy cơ phá sản?

2. Tới văn phòng tư vấn phá sản

Ai đó đã ví von doanh nhân khi đến thời kỳ phá sản không khác gì người giàu bị bệnh hiểm nghèo. Ðể chữa bệnh hiểm nghèo, không còn cách nào khác là phải tìm cho được một thầy thuốc giỏi.

Họ sẽ nghiên cứu một cách tỉnh táo nhất tình trạng của công ty và bản thân bạn để tìm ra những lối thoát có thể. Hoặc những hướng đi ít tồi tệ nhất. Họ cũng sẽ giúp bạn phác thảo một kế hoạch mới với những gì còn lại.

Bạn cũng có thể yêu cầu họ lập kế hoạch thanh toán và thương thảo với các chủ nợ cũ và mới. Nhiều khi, các “bác sỹ kinh tế” này đã có kinh nghiệm chữa chạy cho nhiều doanh nhân bên bờ phá sản trước đó.

Đồng thời, đừng quên họ có quan hệ rất rộng với nhiều giới chủ và sở hữu kỹ năng đàm phán bậc thầy.

3. Thương lượng với chủ nợ

Chủ nợ của bạn có thể là người lao động mà bạn đang nợ lương, nợ bảo hiểm. Có thể là khách hàng mà bạn đang giữ tiền hàng của họ. Có thể là đối tác mà bạn đang làm việc cùng. Có thể là ngân hàng hoặc người thân đang cho bạn vay tiền.

Đừng lẩn tránh! Hãy thẳng thắn đối diện và chứng minh cho họ thấy tình hình tài chính hiện tại chỉ là khó khăn tạm thời. Bạn có đủ khả năng để đảm bảo quyền lợi cho họ.

Thay vì những lời hứa hẹn, hãy chứng minh bằng những ý tưởng kinh doanh cụ thể. Đồng thời, cho họ thấy lộ trình trả nợ với mốc thời gian rõ ràng. Đừng hứa chung chung kiểu “sẽ trả trong thời gian sớm nhất”.

Chỉ khi thấy được sự chân thành, rõ ràng, minh bạch, chủ nợ mới có thể tin tưởng bạn một lần nữa.

khủng hoảng
Ảnh minh họa – Cho thấy lộ trình trả nợ với mốc thời gian cụ thể

→ Xem thêm: Làm thế nào để trả hết nợ nhanh nhất?

4. Tìm kiếm công việc làm thêm

Hầu hết mọi ông chủ đều bắt đầu từ những người làm thuê. Vì thế, nếu như tình hình kinh doanh không thuận lợi, hãy nghĩ đến việc đi làm thuê.

Làm việc nghiêm túc để tạo ra thu nhập chính đáng vẫn tốt hơn việc ngồi than thở, trách móc bản thân. Hay trông chờ may mắn mỉm cười.

Thực tế, có không ít chủ doanh nghiệp đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng nhờ biết tự tạo ra thu nhập khi hoạt động kinh doanh không đem lại lợi nhuận. Phá sản rất đáng sợ nhưng thất nghiệp còn đáng sợ hơn rất nhiều.

khủng hoảng
Ảnh minh họa – Tìm việc làm thêm để tạo ra thu nhập

→ Xem thêm: 10 cách đơn giản để tăng thu nhập tại nhà chỉ với laptop

5. Tìm hiểu quy định về thủ tục phá sản

Nếu như không còn khả năng cứu vãn công ty, bạn cần làm thủ tục phá sản. Tuy nhiên, trước khi nhận được giấy báo của tòa án, cần chuẩn bị trước kiến thức pháp luật về thủ tục phá sản để không bị động.

Theo quy định của Luật Phá sản 2014, trong vòng 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tòa án sẽ ra quyết định mở thủ tục phá sản. Lúc này, bạn sẽ nhận được thông báo của tòa án.

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, công ty của bạn vẫn được tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường. Nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và quản tài viên cũng như doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Tài sản trong công ty sau khi thanh lý sẽ được phân chia để thanh toán theo thứ tự:

  • Trả chi phí phá sản
  • Trả nợ lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động
  • Trả các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản
  • Thanh toán nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, khoản nợ cho các chủ nợ…

6. Thay đổi loại hình doanh nghiệp

Đó thực sự là một phương án hữu hiệu nếu bạn thấy đươc những tiềm năng, nhu cầu của khách hàng, xu hướng thị trường và các quy luật phát triển của nó trong tương lai.

Gặp khó khăn trong kinh doanh đôi khi sẽ khiến bạn nhận ra nhiều vấn đề của chính mình. Nhưng đó không phải kết thúc.

Việc phá sản chỉ xảy ra khi bạn ngồi chờ và than thân trách phận. Vì vậy, hãy tạo ra sự đột phá bằng việc tái cấu trúc công ty. Nếu thất baji, ít ra bạn vẫn có được một bài học quý giá để áp dụng trong tương lai.

Phá sản không có nghĩa là sự nghiệp đã chấm dứt. Đó chỉ là một khó khăn trên chặng đường khởi nghiệp của bạn.

Vì vậy, hãy dành khoảng thời gian này để nghỉ ngơi, suy nghĩ về những kế hoạch kinh doanh mới. Chắc chắn, bạn sẽ lại thành công.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây