7 thói quen giúp đạt mục tiêu tài chính dễ dàng

0
1638

Mục tiêu tài chính là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng trong cuộc sống của con người. 7 thói quen dưới đây sẽ giúp đạt được dự định một cách dễ dàng. 

7 thói quen giúp đạt mục tiêu tài chính

1. Thiết lập mục tiêu

Thiết lập mục tiêu là việc định hình những mong muốn cần đạt được trong ngắn hạn và dài hạn. 

Những mục tiêu này có thể là nâng cao kỹ năng của bản thân, kế hoạch kiếm tiền mua nhà, mua xe,…

Tùy thuộc vào mục đích của mỗi cá nhân mà sẽ có những mục tiêu đơn giản, phức tạp trong ngắn hạn hay dài hạn.

Để biết chính xác những mục tiêu của mình có phù hợp với hoàn cảnh hiện tại hay đảm bảo tính khả thi hay không. Có thể dựa vào nguyên tắc thông minh SMART.

Đây được coi như một công cụ để do lường tính khả thi và hiệu suất hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra.

Thiết lập mục tiêu tài chính
Ảnh minh họa – Thiết lập mục tiêu tài chính là điều cần thiết để cải thiện cuộc sống

Theo nguyên tắc SMART. Mỗi cá nhân nên dựa vào 5 yếu tố sau để xác định mục tiêu của bản thân:

  • Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu
  • Measurable: Đo lường được 
  • Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình
  • Realistic: Thực tế
  • Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu

Chẳng hạn, mục tiêu sắm một chiếc laptop trong 1 năm tới. Trị giá 30 triệu đồng.

Áp dụng nguyên tắc SMART trên:

  • Specific: Sở hữu một chiếc laptop.
  • Measurable: Giá trị 30 triệu đồng. 
  • Achievable: Khả năng tiết kiệm 2,5 triệu đồng/ tháng. 
  • Realistic: Thắt chặt chi tiêu, hoàn thành kế hoạch tiết kiệm 2,5 triệu/ tháng. 
  • Time bound: Thời hạn trong 12 tháng. 

Sau khi xác định được những yếu tố này, việc quan trọng tiếp theo mà bạn cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu đó là chuẩn bị kế hoạch tài chính.

Có nghĩa rằng, xây dựng kế hoạch chi tiêu khoa học và hợp lý. Cắt giảm những khoản chi không cần thiết, hay gia tăng thu nhập để hoàn thành mục tiêu trong thời gian dự kiến.

2. Tạo danh sách những việc cần làm

Lập danh sách những điều cần làm là bước quan trọng mà trong bất kỳ kế hoạch nào bạn cũng không nên bỏ qua.

Tạo lập một danh sách những việc cần làm chính là việc việc liệt kê và sắp xếp thứ tự các công việc cần thiết để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Theo một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, những người xác định công việc cần làm đạt mục tiêu đến 81%. Ngược lại, với những người không xác định những công việc cần làm chỉ có 19% đạt được mục tiêu của mình.

Có nhiều cách để tạo danh sách. Bạn có thể tạo danh sách bằng cách liệt kê những việc cần làm hàng ngày, hàng tháng để thực hiện mục tiêu.

Chẳng hạn, tạo ngân sách chi tiêu hàng tháng. Đưa ra hạn mức chi tiêu trong một ngày. Giả sử, mức thu nhập là 10 triệu đồng/ tháng. Trích 2,5 triệu đồng/ tháng để tiết kiệm. Còn lại 7,5 triệu đồng để chi tiêu.

Có thể phân bổ chi tiêu như sau:

  • 3 triệu đồng dành cho chi tiêu ăn uống
  • 2 triệu đồng chi tiêu cá nhân: đi lại, mua sắm, bạn bè…
  • 2,5 triệu trả tiền thuê nhà/ điện nước.

Tùy thuộc vào nhu cầu chi tiêu của mỗi cá nhân, mà cách phân bổ chi tiêu sẽ khác nhau. Nhưng cần đảm bảo không gặp áp lực hay khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Lên danh sách những công việc cần làm
Ảnh minh họa – Tạo danh sách những công việc cần làm để đạt mục tiêu

3. Chú trọng đến sức khỏe 

Sức khỏe là món quà quý giá nhất của con người. Nhưng vẫn còn không ít những cá nhân đã nhận thức được điều này nhưng chưa có ý thức để bảo vệ tài sản quý giá này. 

Với người giàu, họ luôn chú trọng đến sức khỏe của bản thân. Vì họ hiểu rằng, đây là một trong những thứ mà có tiền cũng không thể mua được. 

Và chỉ khi bạn có sức khỏe, bạn mới có thể thực hiện và hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra một cách trọn vẹn. 

Những suy nghĩ tích cực, một lối sống khỏe mạnh sẽ giúp bạn tiến gần đến những dự định tương lai. Đồng thời, đây cũng là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí. Bạn không phải tốn quá nhiều để chi trả cho những hóa đơn bác sĩ và y tế. 

Có nhiều cách để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Như: tập thể dục mỗi ngày, ăn uống đầy đủ, lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 

Quan tâm đến sức khỏe
Ảnh minh họa – Quan tâm đến sức khỏe bằng cách ăn uống khoa học

4. Quý trọng thời gian

Thời gian là món quà đáng giá thứ hai mà chúng ta nên trân trọng và sử dụng một cách có hiệu quả. 

Có thể vì một vài lý do khách quan mà bạn không thể hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. Nhưng bạn vẫn có thể xây dựng lại những mục tiêu này và hoàn thành ở thời điểm khác. 

Nhưng thời gian là không thể quay trở lại. Khi bạn bỏ lỡ thời gian, chính là bạn đang từ bỏ cơ hội để tiền gần những mục tiêu trong tương lai. 

Cũng giống như việc bạn luôn trì hoãn kế hoạch tiết kiệm. Tháng này sẽ tiết kiệm, nhưng đã 6 tháng trôi qua và bạn không thể tiết kiệm nổi 1 xu. 

Nếu trong 6 tháng đó bạn nghiêm túc thực hiện kế hoạch. Thì có lẽ trong tài khoản tiết kiệm bạn đã có một số vốn kha khá mà không phải lo lắng hay bất an khi không may có những rủi ro xảy ra. 

Vì thế, hãy biết quý trọng thời gian để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra. 

Coi trọng thời gian
Ảnh minh học – Tận dụng thời gian để hoàn thành mục tiêu

5. Đầu tư cho bản thân 

Đây là cách thức đầu tư an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất. 

Có nhiều cách để đầu tư cho bản thân. Chẳng hạn như: đầu tư giáo dục, mua sách, tham gia các khóa học nâng cao kỹ năng, chuyên môn ngắn hạn, học ngoại ngữ,…

Khi đầu tư cho bản thân chính là cách để bạn đầu tư cho tương lai. Và đây là điều quan trọng mà bất kỳ ai cũng nên thực hiện. 

Nếu bạn muốn cải thiện tình hình tài chính cá nhân, thay đổi cách chi tiêu sao cho phù hợp hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng một cuốn quản lý tài chính cá nhân.

Hay tìm kiếm những kiến thức về tài chính cá nhân trên các trang blog như: my.moneylover.com… để tìm kiếm những mẹo chi tiêu và tiết kiệm phù hợp với bản thân. Giúp đạt được những mục tiêu tài chính một cách dễ dàng. 

Đầu tư cho bản thân
Ảnh minh họa – Tham gia các khóa học để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

6. Tự đặt câu hỏi 

Có thể bạn đang lâm vào tình cảnh bế tắc, nhưng bạn không biết tại sao lại như vậy mặc dù bạn đã cố gắng. 

Lúc này, hãy suy nghĩ lại mục tiêu mà bạn đang thực hiện. Có phải chúng đang quá sức với bạn? Do bạn chưa đi đúng con đường? Bạn chưa thực sự quyết tâm để hoàn thành mục tiêu?…

Chỉ có bạn mới là người hiểu rõ hoàn cảnh của bản thân. Hãy suy xét hoàn cảnh hiện tại và tìm kiếm những phương pháp để cải thiện tình hình. 

Đặt câu hỏi cho bản thân
Ảnh minh họa – Cải thiện vấn đề bằng cách tự đặt câu hỏi

7. Không bỏ cuộc 

Một thái độ tích cực, lòng kiên trì bền bỉ sẽ giúp bạn gặt hái những thành công. Hoàn thành những mục tiêu tài chính tương lai như: mua nhà, mua xe, nuôi con…

Hay những kế hoạch đơn giản hàng ngày hay hàng tháng mà bạn có thể thực hiện đó chính là: tiết kiệm tiền. 

Nếu bạn kiên trì, và khắt khe với bản thân, vượt qua cám dỗ chi tiêu hay những lời mời mọc từ bạn bè, đồng nghiệp thì khi đó mục tiêu của bạn sẽ được thực hiện. 

Giữ thái độ tích cực, không bỏ cuộc, suy nghĩ đến thành quả mà bạn đạt được. 

Từ đó, sẽ giúp bạn duy trì thói quen tiết kiệm hàng tháng. Chi tiêu tiết kiệm và khoa học hơn để đảm bảo tài chính, cân đối thu – chi. 

Hy vọng rằng, những thông tin hữu ích mà Money Lover đem đến. Sẽ giúp ích trong việc thiết lập và hoàn thành mục tiêu tài chính, đảm bảo cuộc sống cho chính bạn và gia đình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây