Mẫu bảng chi tiêu cá nhân, hộ gia đình mới nhất 2020

0
32305

Mẫu bảng chi tiêu cá nhân được phân chia theo nhu cầu thiết yếu. Đặt sẵn công thức giúp có kết quả ngay sau khi nhập số liệu.

Mẫu bảng chi tiêu cá nhân

1. Download bản Excel tại đây
2. Download bản PDF tại đây 

Trước khi download mẫu bảng báo cáo chi tiêu cho cá nhân và hộ gia đình. Vui lòng đọc hướng dẫn phía dưới để có kết quả tốt nhất.

mẫu bảng chi tiêu cá nhân

Mục đích của bảng mẫu này giúp xác định các ngân sách hàng tháng. So sánh ngân sách – thu nhập – chi phí thực tế. 

Bảng tính này sử dụng nhiều bảng riêng cho từng loại ngân sách chính. Cho phép bạn chèn và xóa các danh mục con một cách dễ dàng.

Bảng theo dõi thu nhập chi tiêu gia đình 2020

Bước 1: Cập nhật danh mục ngân sách

Bạn có thể sửa đổi các danh mục con trong mỗi bảng. Nhưng nếu bạn xóa toàn bộ danh mục chính, sẽ cần phải sửa đổi các công thức trong bảng tóm lược Tổng ngân sách.

Bước 2: Nhập Ngân sách theo kế hoạch

Nhập các giá trị trong cột Ngân sách trong mỗi bảng. Ngân sách là một kế hoạch bạn định tiêu bao nhiêu tiền vào việc được định trước.

Bước 3: Nhập con số thực tế

Bạn có thể cập nhật bảng tính trong suốt tháng hoặc chờ đến cuối tháng để nhập thu nhập và chi phí thực tế. Thu nhập và chi phí thực tế có thể giống hoặc ít hơn, nhiều hơn so với ngân sách thiết lập ban đầu.

Budget Summary

Bảng Tóm tắt ngân sách hàng tháng dựa theo:
[Tổng thu nhập] – [Chi phí] = [Net]

Nếu Net là số âm, có nghĩa là bạn đã chi tiêu quá nhiều ngân sách hàng tháng của mình. Cần xem xét lại các khoản chi và thiết lập lại ngân sách hợp lý!

Bảng theo dõi thu nhập chi tiêu gia đình 2020

Download Excel

kiến thức về ngân sách cần biết

1) Phương pháp Kakeibo

Cách chia ngân sách theo phương pháp Kakeibo của người Nhật. Thu nhập hàng tháng của bạn sẽ được chia vào 4 phong bì:

  • Chi phí cơ bản: ăn uống, đi lại, hóa đơn,…
  • Chi phí mở mang kiến thức: mua sách, xem phim,…
  • Chi phí không bắt buộc: nhà hàng, mua sắm,…
  • Chi phí phát sinh: sửa xe, ốm đau,…

Nếu tiêu hết tiền trong một danh mục nào đó, bạn có thể lấy tiền từ phong bì khác. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ còn ít tiền hơn để tiêu cho danh mục đó. Vì vậy, cần tính toán chi tiêu hợp lý để đảm bảo ngân sách đã đặt ra.

mẫu bảng chi tiêu cá nhân

2) Quy tắc 50/20/30

Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/20/30 như sau:

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu như: tiền thuê nhà, ăn uống, điện, nước,…
  • 20% cho các mục tiêu tài chính như: tiết kiệm, trả nợ,…
  • 30% cho chi tiêu cá nhân như: xem phim, du lịch,…

Tuy nhiên, các con số này có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng người. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70%, nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí của bản thân.

cách tiết kiệm chi tiêu

3) Phương pháp 50/50

Đơn giản hơn, bạn có thể chia thu nhập thành 2 phần. Một phần dùng để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, phần còn lại dành để tiết kiệm.

  • 50% thu nhập dành cho các khoản chi tiêu thiết yếu như: nhà cửa, ăn uống, đi lại,…
  • 50% còn lại dành tiết kiệm hoặc cho quỹ dự phòng đề phòng những rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống.

Tùy thuộc vào mức thu nhập cũng như cách chi tiêu của bản thân. Mà mỗi cá nhân sẽ có cách phân bổ nguồn tiền khác nhau.

mẫu bảng chi tiêu cá nhân

Tóm lại, lập ngân sách càng cụ thể, rõ ràng, việc quản lý tiền bạc sẽ càng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

» Xem thêm: Hướng dẫn lập bảng cân đối giá trị tài sản cá nhân

Thiết lập một bảng chi tiêu cá nhân là vô cùng cần thiết nếu bạn muốn quản lý tài chính của mình hiệu quả. Thế nhưng không phải ai cũng đủ thời gian để làm việc này một cách thường xuyên, khó tạo thành thói quen.

Hiểu được vấn đề này, My Money mang tới cho bạn một giải pháp tối ưu để quản lý chi tiêu cá nhân và gia đình.

Money Lover – ứng dụng quản lý tài chính thông minh và dễ dàng sử dụng. Nó cho phép bạn quản lý các khoản thu nhập và chi tiêu, tạo lập và theo dõi các kế hoạch tài chính trong tương lai trên nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, laptop,…

Money Lover tự động tạo cho bạn những biểu đồ báo cáo cực kỳ dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ, cho bạn một cái nhìn rõ ràng về các khoản thu chi của bản thân. Chẳng còn hoang mang không rõ “tiền về nơi đâu” nữa!

Ngoài ra, ứng dụng còn tích hợp nhiều tính năng hữu ích giúp bạn quản lý tài chính hiệu quả và nhanh chóng.

» Tải miễn phí Money Lover cho Android TẠI ĐÂY

» Tải miễn phí Money Lover cho iOS TẠI ĐÂY

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây