Lương 7 triệu: Làm thế nào để chi tiêu hợp lý ở thành phố đắt đỏ?

0
5603
lương 7 triệu

Với mức lương 7 triệu/tháng, làm thế nào để chi tiêu hợp lý khi sống ở thành phố? Đây quả thực là bài toán khó đối với hầu hết mọi người. Nhưng đây là cách!

1) Sử dụng tài khoản tiết kiệm

Đây là bí quyết hiệu quả để bạn giảm bớt “cơn nghiện” shopping. Khi bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm, bạn chỉ có thể chờ đến ngày đáo hạn mới được rút tiền và lãi suất.

Hầu hết, các ngân hàng ở Việt Nam đều cung cấp dịch vụ tiết kiệm trực tuyến. Tiền trong thẻ ATM của bạn sẽ tự động chuyển vào sổ tiết kiệm. Do vậy, để thuận tiện nhất nên mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng đang nhận lương.

Sau mỗi năm, ngân hàng sẽ gửi lại bạn một khoản tiền lãi phù hợp. Hiện nay, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng Việt Nam khoảng 6 – 7%/năm.

Nên dành khoảng 10 – 20% thu nhập hàng tháng cho mục tiêu tiết kiệm. Như vậy, những năm đầu đi làm, bạn có thể để ra khoảng 10 – 15 triệu/năm. Một khởi đầu không tệ!

lương 7 triệu

2) Tạo thói quen bỏ ống heo

Chắc hẳn, bạn không còn lạ lẫm với kiểu tiết kiệm bằng cách bỏ ống heo. Nên bỏ tất cả tiền lẻ (5.000đ, 10.000đ hoặc 20.000đ) vào đây. Đều đặn hàng ngày.

Số tiền nhỏ này sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng chi tiêu trong tháng. Nhưng sau một thời gian dài, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên với số tiền mình đã tích lũy được.

Khoản tiền này tuy không lớn. Nhưng có thể giúp bạn tự thưởng cho bản thân một món đồ yêu thích sau những ngày thắt chặt chi tiêu.

3) Không nên vay mượn tiền

Thông thường, khi túng thiếu, người ta sẽ nghĩ đến việc mượn tiền. Tuy nhiên, với mức lương 7 triệu, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi phải xoay xở để trả nợ.

Thực tế, vòng tiền Lãnh lương => Shopping => Hết tiền => Ăn mì gói => Mượn tiền => Trả nợ => Lãnh lương của bạn sẽ luân phiên di chuyển. Cuối cùng mọi kế hoạch tiết kiệm đều dừng ở con số 0.

Vì vậy, cần hạn chế việc vay mượn tiền. Trừ trường hợp quá cấp thiết. Đặc biệt, tuyệt đối nói “không” với tín dụng đen.

Nếu đang có một khoản nợ, hãy tìm cách để giải quyết chúng nhanh nhất có thể. Những món nợ dai dẳng sẽ khiến tình hình tài chính của bạn trở nên tệ hơn.

lương 7 triệu

4) Lương 7 triệu – Hạn chế mua sắm đồ xa xỉ

Sống ở thành phố, mọi thứ đều đắt đỏ. Bước chân ra khỏi cửa là cần đến tiền. Tốt nhất, không mua – không mượn – không thuê những món đồ xa xỉ. Vì chúng rất dễ gây nghiện, sẽ khiến bạn tìm mọi cách để có được.

Những món đồ có giá trị lớn, vượt quá khả năng chi trả dễ khiến bạn rơi vào tình trạng nợ nần. Do đó, nên có sự tính toán hợp lý khi mua sắm.

lương 7 triệu

5) Mua đồ giảm giá

Bạn sẽ không thể nào mua được những món hàng đắt tiền chỉ với mức lương 7 triệu. Cách duy nhất để bạn tiết kiệm và thoải mái hơn trong chi tiêu là “săn đồ giảm giá”.

Hầu hết, các siêu thị và cửa hàng luôn có chương trình giảm giá vào dịp đặc biệt, cuối năm, lễ giáng sinh,…

Đối với các loại nhu yếu phẩm, siêu thị thường khuyến mãi: mua 1 tặng 1, quà đính kèm, tích điểm lấy quà, mua hàng giá rẻ… Hãy tranh thủ “đi chợ” vào thời điểm này để tiết kiệm một khoản tiền kha khá nhé!

lương 7 triệu

6) Lập ngân sách chi tiêu cho mức lương 7 triệu/tháng

Làm thế nào để tiết kiệm tiền khi mức lương chỉ 7 triệu/tháng? Hãy đặt hạn mức chi tiêu, lập ngân sách cho tất cả các khoản chi phí hàng tháng của bạn.

Quy tắc 50/30/20

Bạn có thể cân nhắc việc chia ngân sách chi tiêu theo quy tắc 50/30/20 như sau:

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước…
  • 30% cho chi tiêu cá nhân như xem phim, du lịch…
  • 20% cho các mục tiêu tài chính như tiết kiệm, trả nợ…

Tuy nhiên, các con số này có thể thay đổi linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng người. Hãy tăng chi phí thiết yếu lên 60 – 70% nếu bạn thấy nó cần thiết hơn nhu cầu giải trí của bản thân.

lương 7 triệu

Ví dụ, với thu nhập 7 triệu đồng/ tháng, bạn có thể chia ngân sách như sau: 3,5 triệu đồng dùng cho các chi tiêu thiết yếu; 2,1 triệu đồng dành để chi tiêu cá nhân và 1,4 triệu còn lại để tiết kiệm cho các mục tiêu tài chính trong tương lai.

Tuy nhiên, do chiếc TV cũ bị hỏng nên bạn dự định sẽ mua chiếc mới vào tháng tới. Để duy trì kế hoạch, bạn cần thay đổi ngân sách bằng cách tăng số tiền tiết kiệm lên 2 triệu đồng/ tháng. Đồng thời giảm bớt chi tiêu cá nhân xuống còn 1,5 triệu đồng, để đảm bảo ngân sách.

Phương pháp Kakeibo

Ngoài ra, có thể cân nhắc lựa chọn cách chia ngân sách theo phương pháp Kakeibo của người Nhật. Thu nhập hàng tháng của bạn sẽ được chia vào 4 phong bì:

  • Chi phí cơ bản: ăn uống, đi lại, hóa đơn…
  • Chi phí mở mang kiến thức: mua sách, xem phim,…
  • Chi phí không bắt buộc: nhà hàng, mua sắm…
  • Chi phí phát sinh: sửa xe, ốm đau…

Nếu tiêu hết tiền trong một danh mục nào đó, bạn có thể lấy tiền từ phong bì khác. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ còn ít tiền hơn để tiêu cho danh mục đó. Vì vậy, cần tính toán chi tiêu hợp lý để đảm bảo ngân sách đã đặt ra.

Phương pháp 50/50

Đơn giản hơn, bạn có thể chia thu nhập thành 2 phần. Một phần dùng để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, phần còn lại dành để tiết kiệm.

Tóm lại, lập ngân sách càng cụ thể, rõ ràng, việc quản lý tiền bạc sẽ càng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

lương 7 triệu

7) Quản lý chi tiêu khoa học với Money Lover

Để quản lý chi tiêu hiệu quả, cần nắm rõ số tiền mình kiếm được là bao nhiêu? Được sử dụng vào những khoản mục nào? Số tiền cụ thể là bao nhiêu?

Sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát các khoản thu chi hàng ngày của mình.

money lover

Money Lover cho phép bạn quản lý và phân loại các khoản thu nhập và chi tiêu, tạo lập và theo dõi các kế hoạch tài chính trong tương lai.

Dựa trên thói quen tiêu dùng của bản thân, bạn có thể tạo một ngân sách để chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Ứng dụng sẽ thường xuyên nhắc nhở về tiến độ chi tiêu của bạn, giữ cho các khoản chi luôn trong tầm kiểm soát.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây