Lên kế hoạch tài chính cho tuần trăng mật trong năm 2019

0
891

Các cặp đôi mới cưới hay chuẩn bị cưới chắc hẳn sẽ có kế hoạch về một tuần trăng mật lãng mạn và hạnh phúc. Đây là các chi phí bạn sẽ cần phải cân nhắc.

Lên kế hoạch tài chính cho tuần trăng mật trong năm 2019

→ Xem thêm: 7 nguyên tắc tài chính cần thống nhất trước khi kết hôn

Bạn chuẩn bị đính hôn? Bạn đã đính hôn? Và giờ là thời điểm bạn bắt đầu lập ngân sách cho tuần trăng mật?

Theo The Balance, một số liệu thống kê gần đây cho thấy 99% các cặp vợ chồng mới cưới tại Mỹ đã đi nghỉ tuần trăng mật và những người hưởng tuần trăng mật chi trung bình 4.466 USD cho chuyến đi này.

Nếu chi phí cho tuần trăng mật là điều đang khiến bạn căng thẳng hay cả hai người phải lo lắng, bất hòa, hãy đọc bài viết này để tìm hiểu cách tạo ngân sách, một số chiến lược để kiếm thêm tiền và cách nghỉ ngơi sao cho thoải mái, tiết kiệm và khôn ngoan.

→ Xem thêm: Lập kế hoạch tài chính trước kết hôn đảm bảo độc lập tài chính

Trăng mật sẽ bao gồm những chi phí nào?

Phòng khách sạn và chi phí vé máy bay là hai trong số những chi phí lớn nhất khi lên kế hoạch cho tuần trăng mật. Hãy xem xét các điểm đến cho tuần trăng mật được yêu thích nhất như Maldives, Bali, Bangkok hay các địa điểm trong nước và thời gian trăng mật trung bình là 4-5 ngày. Những chi phí này có thể tăng lên nhanh chóng.

Các phụ phí như trị liệu spa, thực phẩm và đồ uống, các hoạt động và du lịch là những khoản chi tiêu dự kiến ​​khác, cùng với quà lưu niệm và tiền bo nếu bạn ở tại một khách sạn cao cấp. Ngoài ra, chi phí đi lại tại điểm du lịch như taxi và đi tàu cũng nên được tính vào ngân sách của bạn.

Và đừng quên chi tiêu trước tuần trăng mật như làm đẹp, quần áo mới, đồ bơi hoặc các phụ kiện khác. Đó là tuần trăng mật của bạn với mối tình lãng mạn nhất, phải không?

Đối với các cặp đôi chuẩn bị cho một chuyến đi nước ngoài, hãy xem xét chi phí về thị thực, tỉ giá hối đoái và vé máy bay. Nếu bạn muốn mua sắm ở đó, đừng quên thuế giá trị gia tăng (VAT). Ở nhiều quốc gia, bạn có thể nhận lại VAT tại sân bay trước khi về nước.

Ảnh minh họa- Lập kế hoạch tài chính cho tuần trăng mật

→ Xem thêm: Hướng dẫn các bước lập kế hoạch tài chính trước khi kết hôn

Tạo ngân sách

Như bất kỳ mục tiêu tài chính nào khác, tạo ngân sách cho tuần trăng mật của bạn là việc làm khôn ngoan. Hãy xem xét các chi phí cơ bản như vé máy bay, khách sạn, tour du lịch, các hoạt động ngoài trời và tiện nghi và phụ phí như quà lưu niệm, spa…

Và cũng như bất kỳ ngân sách nào khác, hãy quyết định điều gì là quan trọng nhất và ưu tiên nó. Bạn muốn đi máy bay hay ô tô, ăn ngoài hay tự nấu, ưu tiên cho bãi biển hay leo núi? Tóm lại, điều cuối cùng bạn muốn là bắt đầu cuộc hôn nhân trong nợ nần.

Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách đặt mua vé máy bay từ sớm, sử dụng điểm thẻ tín dụng để đặt phòng khách sạn hoặc chọn thời gian ngoài mùa cao điểm. Bạn cũng có thể xem xét một khu nghỉ mát trọn gói hoặc một chuyến đi ngắn hơn để tiết kiệm tiền mặt.

Một thực tế khác là 32% các cặp vợ chồng tự chi trả cho đám cưới nên bạn có thể đồng thời tiết kiệm cho đám cưới của mình.

Bạn thực sự cần nhớ về đám cưới khi thiết lập ngân sách tuần trăng mật. Bằng cách đó, bạn sẽ tránh được một hóa đơn tuần trăng mật khổng lồ trong những ngày chờ đợi tới đám cưới hoặc sau khi trở về nhà.

Các chuyên gia khuyến khích các cặp đôi nên đặt tuần trăng mật ít nhất 8 đến 12 tháng trước chuyến đi để nhận được những ưu đãi tốt nhất về vé máy bay, khách sạn và những dịch vụ khác.

Chiến lược thêm ngân sách

Bám sát ngân sách hàng tháng của bạn và thêm tiền vào ngân sách cho tuần trăng mật của bạn là một gợi ý tuyệt vời để bắt đầu. Bạn có thể xem xét nhận một công việc bán thời gian tạm thời như lái xe Grab hoặc thứ gì đó theo kĩ năng như thiết kế đồ họa, viết nội dung…

Một cách tuyệt vời khác để trả tiền cho tuần trăng mật là giảm chi phí cho đám cưới. Bạn có thể lên kế hoạch tốn 100 USD/ khách trong đám cưới và chỉ cần bớt đi 5 người là bạn đã có thêm 500 USD dành cho tuần trăng mật.

Gửi bưu thiếp nhỏ và đơn giản thay cho loại cầu kì, hạn chế cắm hoa tươi hoặc chọn nhạc phát lại thay vì thuê ban nhạc sống cũng là những động thái tiết kiệm tiền có thể giúp bạn có được ngân sách dồi dào hơn.

Một động thái có ý thức về ngân sách là cân nhắc về chi tiêu một vài tháng sau chuyến đi. Bằng cách đó, bạn sẽ có thời gian để tiết kiệm và mua sắm những món đồ thiết yếu nhất.

Theo Thu Phương (Kinh tế và Tiêu dùng)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây