7 lý do nên thiết lập ngân sách chi tiêu

0
3463

Lập ngân sách là nền tảng giúp ổn định tình hình tài chính. Sắp xếp chi tiêu theo thứ tự ưu tiên và ngừng lo lắng về tiền bạc.

Bạn có ngân sách không? Tại sao nên thiết lập ngân sách? Đây là 7 lý do khiến việc thiết lập ngân sách trở nên tuyệt vời và cần thiết.

→ Mẫu lập ngân sách và quản lý thu chi cho cá nhân, hộ gia đình

1. Ngân sách giúp bạn sắp xếp các hoạt động ưu tiên

Lập ngân sách theo nghĩa đen là một bài tập sắp xếp sự ưu tiên. Việc này không hạn chế việc chi tiêu. Và bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Nếu mỗi tối cuối tuần, bạn đều tốn chi phí cho việc hẹn hò như đi ăn nhà hàng, xem phim, mua quà cho bạn gái.

Hãy liệt kê các chi phí này vào một ngân sách được đặt tên cụ thể và có giới hạn chi tiêu.

Bây giờ, bạn cần phân bổ số tiền mà bạn có (hoặc bạn sẽ mắc nợ) theo danh mục. Khi tất cả số tiền của bạn đã được phân bổ.

Và bạn muốn chi tiêu nhiều hơn trong một danh mục nào đó, bạn sẽ cần chi tiêu ít hơn trong các mục còn lại.

Với mức thu nhập ổn định. Hầu hết mọi người đều phải phân bổ chi tiêu cho danh mục ăn uống, đi lại, thuê – trả góp nhà ở, thể thao, người yêu và bạn bè, điện thoại, giáo dục.

Nếu không may, số tiền chi tiêu cho việc hẹn hò vượt quá 300.000đ trong tháng này, bạn cần giảm bớt số tiền ở các ngân sách khác để cân đối thu – chi.

Cách thiết lập ngân sách cho các khoản chi tiêu
Nếu số tiền chi tiêuvượt quá ngân sách, bạn cần giảm bớt số tiền ở các ngân sách khác để cân đối thu – chi.

Sử dụng ngân sách, bạn có thể xác định những danh mục ưu tiên và phân bổ số tiền cho nó trước. Để đảm bảo chi tiêu của bạn phù hợp với những gì mang tính cấp thiết, quan trọng.

2. Ngân sách giúp bạn ngừng chi tiêu quá mức

Một khi bạn đã xác định các ưu tiên của mình, bạn có thể tránh được việc chi tiêu quá mức. Hãy hình dung, khi bạn đang đứng trong một cửa hàng và xem xét mua một chiếc đồ quá hợp với bạn.

Hãy tham khảo lại ngân sách chi tiêu cá nhân. Xem tháng này bạn còn đủ tiền cho việc này  không?

Nếu không? Vậy thì có một ngân sách chi tiêu nào khác có mức độ ưu tiên thấp hơn so với nhu cầu hiện tại này không? Nếu có, hãy thay đổi ngân sách.

Nhưng nếu kết quả vẫn là không và các danh mục chi tiêu cá nhân khác có mức độ ưu tiên cao hơn ham muốn mua sắm hiện – Bạn đã tránh được một sai lầm chi tiêu.

Hãy xem báo cáo chi tiêu hàng tháng trên Money Lover để biết cách phân bổ ngân sách sát với tình hình thực tế nhất.

Bạn sẽ ngạc nhiên vì một số khoản tiền đã chi tiêu quá lớn so với những gì bạn nghĩ.

Lợi ích của việc thiết lập ngân sách chi tiêu
Ảnh minh họa – Thiết lập ngân sách giúp bạn kiểm soát chi tiêu

3. Ngân sách đặt bạn vào tầm kiểm soát

Khi một người bình thường nhìn vào sao kê ngân hàng hoặc bảng sao kê thẻ tín dụng vào cuối tháng, họ thường tự hỏi “tiền đã đi đâu?”

Để thoát khỏi tình trạng này, việc thiết lập ngân sách và kiểm soát chi tiêu hàng ngày là hoạt động cần thiết.

Sử dụng ngân sách giúp bạn kiểm soát tiền của mình. Nó đảm bảo bạn có đủ tiền để chi trả cho những việc quan trọng trong cuộc sống đã được dự định trước đó.

Bạn sẽ không phải thấp thỏm hay lo lắng về việc bạn còn đủ tiền để làm việc đó nữa không?

4. Ngân sách giúp bạn đạt được mục tiêu của mình

Khá nhiều các sự kiện, việc đột xuất trong ngắn hạn sẽ gây ảnh hưởng đến kế hoạch dài hạn ở tương lai. Hãy xem xét đến vấn đề nghỉ hưu.

Nghỉ hưu thoải mái là một ưu tiên quan trọng đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, họ lại không có một kế hoạch cụ thể cho việc này được diễn ra theo đúng mong muốn.

Việc lập ngân sách giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai. Hàng tháng, khi phân bổ tiền vào các ngân sách.

Bạn có thể phân bổ một số tiền nhất định vào các quỹ tiết kiệm, dự phòng, nghỉ hưu, y tế, mua xe hơi, trả tiền vay thế chấp… để đảm bảo mọi thứ đã được sắp xếp ổn thỏa.

Làm thế nào để tạo ngân sách trong chi tiêu
Ảnh minh họa – Việc lập ngân sách giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai.

5. Ngân sách giúp bạn thoải mái chi tiêu

Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân rằng: “Liệu mình có thể đủ khả năng để thực hiện việc này hay không? Nếu có thì sau bao lâu nữa?”

Những người không có ngân sách luôn nghĩ như vậy. Những người đã phân bổ ngân sách từ đầu họ có thể biết chắc câu trả lời. Khi đến lúc đổi điện thoại mới, tất cả những gì họ cần làm là xác nhận số tiền còn lại trong ngân sách – sau đó đi mua sắm! Đó là sự giải phóng, bạn có thể chi tiêu mà không cần lo lắng về các hậu quả tài chính. Miễn là tiền nằm trong ngân sách!

Bạn cũng không cần thảo luận trước khi mua hàng. Danh mục đã được liệt kê trước với số tiền được chỉ định. Thay vì lo lắng việc lập ngân sách cho từng mục sẽ gây hạn chế trong hành vi chi tiêu. Thì ngược lại, ngân sách cho bạn sự tự do và an tâm mua sắm!!

6. Ngân sách cho phép bạn ngừng lo lắng

Khi bạn có một kế hoạch và đã dành một ngân sách đặt vào kế hoạch đó, rất nhiều lo lắng sẽ biến mất. Bạn không cần phải lo lắng về việc có đủ tiền để thành toán tiền nhà hàng tháng hay không?

Bởi vì bạn đang lập ngân sách và tiết kiệm cho nó. Bạn không cần phải lo lắng về việc các hóa đơn đến hạn – bởi vì bạn đã lên kế hoạch chi trả cho họ trước.

7. Ngân sách ngăn chặn những mâu thuẫn về tiền bạc

Với sự tự do và giải phóng cho người dùng khi thiết lập ngân sách, các vấn đề mâu thuẫn về tiền bạc trở thành chuyện của quá khứ.

Khi vợ/chồng bạn đã đồng ý về thứ tự ưu tiên chi tiêu, mục tiêu tài chính trong tương lai, sẽ có ít bất đồng hơn về tài chính. Hai bạn có một kế hoạch cụ thể, đã được thống nhất. Chẳng có lý do gì để mâu thuẫn xảy ra!

Tài chính luôn là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong một mối quan hệ.

Một nghiên cứu năm 2015 kết luận rằng, có đến 57% các cặp vợ chồng ly hôn cho rằng, các vấn đề tài chính là yếu tố góp phần tạo nên kết cục bi thương đó.

Nếu bạn chưa thiết lập ngân sách, hãy bắt đầu ngay bây giờ với Money Lover!

Thiết lập ngân sách dễ hơn rất nhiều so với bạn nghĩ. Bạn có thể sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu – Money Lover và làm theo hướng dẫn như bên dưới để bắt đầu.

Hãy lấy ví dụ bạn có thu nhập là 10 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền này được phân bổ như sau:

  • Tiết kiệm = 2.000.000đ
  • Trả tiền thuê nhà = 1.500.000đ
  • Điện = 300.000đ
  • Nước = 100.000đ
  • Mạng = 100.000đ
  • Tiền ăn uống = 2.000.000đ
  • Bạn bè và người yêu = 1.000.000đ
  • Đi lại = 300.000đ
  • Điện thoại = 200.000đ
  • Thể thao = 500.000đ
  • Đồ dùng thiết yếu = 400.000đ
  • Giáo dục = 600.000đ
  • Quỹ khẩn cấp, phát sinh = 1.000.000đ

Bước 1: Chọn Ngân sách trong phần Lập kế hoạch

Hướng dẫn tạo ngân sách

Bước 2: Thêm ngân sách mới cho từng mục. Lưu ý: Càng chia nhỏ, càng dễ quản lý.

Hướng dẫn tạo ngân sách

Bước 3: Chọn tên cho ngân sách – Số tiền phân bổ – Thời gian thực hiện

Hướng dẫn tạo ngân sách

Bước 4: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu trong tháng. Và kiểm tra ngân sách thường xuyên

Hướng dẫn lập ngân sách

Đây là một mẫu kế hoạch chung, bạn có thể có những mục tiêu khác nhau tuỳ thuộc tình hình thu nhập và lối sống của mình. Có thể bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn hoặc phải chi tiêu nhiều hơn, hãy sử dụng thật sự linh hoạt!

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây