Lập kế hoạch nghỉ hưu thế nào để an nhàn lúc tuổi già? [Update 2020]

0
3901

Lập kế hoạch nghỉ hưu giúp bạn thoải mái tận hưởng cuộc sống khi về già. Không cần bận tâm, lo lắng về vấn đề tiền bạc hay phụ thuộc vào bất kỳ ai.

Kế hoạch nghỉ hưu an nhàn

→ Xem thêm: Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu thoải mái ở Việt Nam

1) Tiết kiệm khi còn trẻ – sung túc khi về già

Điều này luôn luôn đúng, bất cứ lúc nào và với bất cứ ai. Chuẩn bị tài chính cho việc nghỉ hưu càng sớm, cuộc sống về hưu của bạn sẽ càng nhẹ nhàng và đủ đầy hơn.

Để tiết kiệm tiền cho việc nghỉ hưu, bạn phải lập kế hoạch chi tiêu chi tiết nhất có thể. Tốt nhất nên dựa vào tổng thu nhập hàng tháng.

Nhưng vấn đề đặt ra là cần tiết kiệm bao nhiêu tiền cho lúc nghỉ hưu? Điều này tùy thuộc vào tổng thu nhập cũng như những khoản chi tiêu trong tháng của bạn nhiều hay ít.

Tiết kiệm

Theo quy tắc 50/20/30, bạn nên dành 20% thu nhập cho tiết kiệm, dự phòng và trả nợ. Trong đó, các chuyên gia tài chính khuyên rằng bạn nên tiết kiệm khoảng 4 – 5% thu nhập mỗi tháng cho quỹ hưu trí của mình.

Ví dụ: Anh Tùng – một nhân viên IT 30 tuổi với thu nhập 20 triệu/tháng. Như vậy, anh có thể tiết kiệm 5% thu nhập tương đương 1 triệu đồng/tháng để lập kế hoạch nghỉ hưu.

Đến năm 60 tuổi, khi nghỉ hưu, anh sẽ có ít nhất 360 triệu đồng. Tuy nhiên, mức tiền tiết kiệm cho nghỉ hưu của anh có thể tăng lên do thu nhập ngày càng tăng.

Như vậy, cùng khoản lương hưu hàng tháng do bảo hiểm xã hội chi trả. Anh sẽ có thêm một khoản tiền không nhỏ cho kế hoạch hưu trí.

2) Giải quyết nợ nần trước tuổi 50

Trước tuổi 50, hãy cố gắng giải quyết tất cả các khoản vay bạn đang mượn. Bởi nếu không sớm giải quyết chúng, bạn sẽ không có tiền tiết kiệm. Mà còn phải bỏ số tiền hưu trí ít ỏi ra để trả nợ.

Điều đó sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng thiếu tiền tiêu, trở thành gánh nặng cho con cái. Vì vậy, khi còn trẻ, hãy tập cách tiêu tiền theo đúng thu nhập của mình. Tránh tình trạng “vung tay quá trán”, phải vay mượn để chi tiêu.

Đặc biệt, nên tạo cho bản thân lối sống lành mạnh. Không sa đà vào các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc… để tránh “tiền mất tật mang”.

Giải quyết nợ nần trước tuổi 50

3) Đầu tư sinh lời – chậm nhưng chắc

Không thể phủ nhận, cách tốt nhất để lập kế hoạch nghỉ hưu hiệu quả là tiết kiệm.

Thế nhưng, để có một cuộc sống tuổi già sung túc. Đi du lịch bất cứ nơi nào bạn muốn. Làm bất cứ điều gì bạn thích. Hay đơn giản là chuẩn bị cho tình huống xấu nhất của sức khỏe, bạn cần nhiều hơn thế.

Lời khuyên của Money Lover là đừng bao giờ để khoản tiền tiết kiệm này trở thành tiền chết. Hãy khiến tiền đẻ ra tiền từ các hoạt động đầu tư sinh lời.

Tuy nhiên, cần thận trọng khi lựa chọn kênh đầu tư để đảm bảo an toàn. Mua vàng, gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc mua các mã cổ phiếu uy tín… cũng là những ý tưởng không tồi.

Đầu tư sinh lời

Dù những hình thức đầu tư này chậm sinh lời, lãi suất không cao nhưng ít rủi ro. Sau nhiều năm, quỹ hưu trí của bạn sẽ tăng lên đáng kể với những hình thức đầu tư “ăn chắc” này.

Tốt nhất không nên mạo hiểm “bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”. Đừng dốc toàn bộ tiền vào một hình thức đầu tư nào cả.

→ Xem thêm: Bạn biết gì về các hình thức đầu tư hiện nay ở Việt Nam

4) Lập kế hoạch nghỉ hưu với các gói bảo hiểm hưu trí

Bên cạnh chính sách bảo hiểm tự nguyện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều gói bảo hiểm hưu trí của các công ty bảo hiểm. Đây cũng là một gợi ý không tồi khi lập kế hoạch nghỉ hưu mà bạn có thể tham khảo.

Khi tham gia các gói bảo hiểm này, bạn sẽ phải gửi đều đặn một khoản tiền nhất định vào tài khoản hưu trí đã lập và được hưởng lãi suất. Khi đến tuổi nghỉ hưu, bạn sẽ được rút dần số tiền đã đóng.

Hình thức đầu tư này phù hợp với những người không tự tin vào khả năng tự tiết kiệm tiền của bản thân.

Bảo hiểm hưu trí

Ví dụ, tham khảo gói bảo hiểm hưu trí Phú – An thịnh của Prudential. Với gói bảo hiểm này, công ty cam kết khoản đầu tư sẽ tăng trưởng tối thiểu 2%/năm.

Khách hàng được rút 20% tài khoản hưu trí khi bước sang tuổi nghỉ hưu (55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam). Và rút toàn bộ tài khoản hưu trí trong 15 năm.

Tất cả những điều cần biết về bảo hiểm nhân thọ cho người mới bắt đầu!

Theo một số khảo sát, số tiền mà bạn chi tiêu khi nghỉ hưu sẽ bằng khoảng 60 – 80% chi phí sinh hoạt trước đó. Vì vậy, sẽ thật gay go nếu như bạn không lập một kế hoạch nghỉ hưu cụ thể và nghiêm túc thực hiện.

5) Cuộc sống khi nghỉ hưu sẽ như thế nào? 

Đây chính là câu hỏi mà nhiều người cần phải trả lời để biết bản thân mong muốn một cuộc sống sau nghỉ hưu như thế nào?

Ở lại thành phố để chăm sóc con, cháu hay về quê để an dưỡng tuổi già? Hay đi du lịch để trải nghiệm?…

Tùy thuộc vào hoàn cảnh, mong muốn của mỗi người mà sẽ có sự lựa chọn khác nhau.

Chẳng hạn, khi nghỉ hưu bạn sẽ thường xuyên đi du lịch để thăm thú, trải nghiệm. Khi đó, mức tài chính bạn cần chuẩn bị sẽ cao hơn so với lựa chọn ở lại thành phố để chăm sóc con, cháu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây