Xây dựng kế hoạch trả hết nợ càng sớm, càng giúp bạn đạt tự do tài chính. Hiện thực hóa những sự kiện lớn như: kết hôn, mua xe, mua nhà… một cách dễ dàng. 

Làm thế nào để trả hết nợ nhanh chóng?

Bước 1: Thay đổi suy nghĩ tiêu cực 

Những khoản nợ có ảnh hưởng rất lớn đến tài chính và cuộc sống của bạn. Chúng có thể khiến bạn lo lắng, mệt mỏi và áp lực. 

Do đó, hãy bình tĩnh và loại bỏ những suy nghĩ lo sợ, e ngại về vấn đề tài chính hiện tại cũng như các khoản nợ. 

Mọi vấn đề sẽ được giải quyết khi bạn dám đối mặt. Và xây dựng một kế hoạch cụ thể, rõ ràng. 

Việc suy nghĩ và sống mãi trong những suy nghĩ tiêu cực càng khiến bạn trở nên mệt mỏi, chán nản và tinh thần sẽ tồi tệ hơn. 

Việc đưa ra những cam kết với chính mình là cách để bạn nỗ lực và có động lực để hoàn thành. Bởi không ai có thể hiểu rõ hoàn cảnh và những vấn đề như chính bạn. 

Chẳng hạn, thực hiện cam kết sẽ thanh toán tất cả những khoản nợ trong 6 tháng tới. Hoặc không mắc thêm bất kỳ một khoản nợ trong thời gian trả nợ. 

Làm thế nào để trả hết nợ nhanh chóng?
Ảnh minh họa – Tinh thần lạc quan để đối diện với các khoản nợ

Bước 2: Thống kê tất cả những khoản nợ  

2.1. Phân loại các khoản nợ

Việc tiếp theo bạn cần làm để thoát khỏi khủng hoảng nợ nần, đó là chấp nhận và đối diện với tình hình thực tế. 

Thống kê tất cả những khoản vay – nợ. Và mức lãi suất cho từng khoản nợ.

Đây là bước giúp bạn nắm rõ tình hình nợ nần của bản thân. Từ đó, có những phương án trả nợ phù hợp. 

Sẽ có rất nhiều khoản nợ mà mỗi cá nhân có thể mắc, chẳng hạn như: nợ ngân hàng, nợ tín dụng, tín dụng đen, người thân, bạn bè…

Mỗi khoản vay sẽ có mức lãi suất khác nhau. Tùy thuộc vào số vốn vay ban đầu, lãi suất hàng tháng và thời gian vay. 

Ngoại trừ những khoản vay từ người thân, bạn bè sẽ không có lãi hoặc lãi suất rất thấp. Thì những khoản vay còn lại đều gắn liền lãi. Thậm chí là lãi rất cao, lãi mẹ đẻ lãi con nếu bạn không có kế hoạch trả nợ sớm. 

Làm thế nào để trả hết nợ nhanh chóng?
Ảnh minh họa – Phân loại nợ để chuẩn bị kế hoạch tài chính trả nợ

2.2. Phương pháp trả hết nợ

Bạn nợ nhiều hay ít, hãy nghiêm túc để tìm kiếm những phương pháp xóa nợ phù hợp với hoàn cảnh tài chính hiện tại của bản thân.

Tuyệt đối, không nên có suy nghĩ quỵt nợ. Khi đó, bạn sẽ không có ý thức và trách nhiệm trong việc chuẩn bị tài chính để trả nợ.

Trong thực tế, đã có rất nhiều cá nhân không ý thức được điều này. Để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến bản thân và gia đình. 

Dưới đây là hai cách giải quyết nợ mà bạn có thể tham khảo. Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân.

Cách 1: Ưu tiên thanh toán cho những khoản trả góp tối thiểu hàng tháng. Số còn lại được trả cho khoản lãi suất cao nhất. Điều này, đảm bảo cuộc sống không bị ảnh hưởng quá nhiều. Khi một khoản nợ được trả hết thì khoản nợ với lãi suất cao sẽ được xử lý thứ hai. 

Cách 2: Thanh toán cho khoản nợ nhiều hay lãi suất cao trước. Đây là một trong những phương pháp phổ biến, giúp bạn giảm bớt áp lực và gánh nặng. Đồng thời, còn khuyến khích và tạo động lực để hoàn thành kế hoạch trả nợ.

Làm thế nào để trả hết nợ nhanh chóng?
Ảnh minh họa – Lựa chọn phương án trả nợ phù hợp với tình hình thực tế

Bước 3: Đánh giá tình hình tài chính hiện tại 

Để thoát khỏi nợ nần một cách nhanh chóng. Bạn cần xem xét và đánh giá khả năng tài chính của bản thân để có kế hoạch trả hết nợ một cách chính xác. 

  • Bạn đang có bao nhiêu khoản nợ? 
  • Bạn đã và đang trả bao nhiêu tiền lãi hàng tháng? 
  • Hàng tháng bạn chi tiêu bao nhiêu trong tổng thu nhập? 
  • Bạn có dành một khoản tiết kiệm hàng tháng? 

Khi bạn trả lời được những câu hỏi trên. Có nghĩa rằng bức tranh mang tên trả nợ đang được hình thành và việc trả hết nợ sẽ nhanh chóng kết thúc.   

Nếu các khoản nợ + lãi hàng tháng là quá nhiều. Mức thu nhập hàng tháng của bạn không đủ để thanh toán cho những khoản nợ này. Hoặc gặp khó khăn trong việc chi tiêu hàng ngày. 

Bạn nên tìm kiếm những công việc làm thêm để gia tăng thu nhập. Vừa rút ngắn thời gian trả nợ, vừa đảm bảo có một cuộc sống thoải mái. 

Có thể lựa chọn những công việc liên quan đến khả năng, chuyên môn của bạn. Hay những công việc như: giao hàng, bán hàng online, gia sư, làm đồ handmade, cộng tác viên viết bài, bán hàng tại siêu thị….

Khi quyết định làm thêm ngoài giờ. Bạn cần đảm bảo giữa thời gian làm việc chính thức và sức khỏe để không ảnh hưởng đến kế hoạch trả hết nợ.  

Làm thế nào để trả hết nợ nhanh chóng?
Ảnh minh họa – Đánh giá tài chính để xây dựng kế hoạch gia tăng thu nhập

Bước 4: Thiết lập mục tiêu tài chính theo nguyên tắc SMART

Việc xây dựng những mục tiêu tài chính là điều cần thiết và quan trọng. Giúp bạn hoàn thành kế hoạch trả hết nợ trong thời gian ngắn nhất. 

Hay nói cách khác, việc đặt mục tiêu tài chính là điều kiện cần để bạn hoàn thành kế hoạch trả nợ. 

Để xây dựng những mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, bạn nên áp dụng theo nguyên tắc SMART.

Đây là nguyên tắc thiết lập mục tiêu “Thông minh”, được xác định bởi 5 yếu tố sau: 

  • S – Specific (Cụ thể): Muốn đạt được những gì? Mục tiêu như thế nào? Tăng trưởng ra sao? 
  • M – Measurable (Đo lường được): Con số cụ thể là bao nhiêu? 
  • A – Achievable (Có thể đạt được): Có khả thi hay không? 
  • R – Relevant (Thực tế): Có phù hợp với hoàn cảnh thực tế hay không?  
  • T – Time Bound (Thời gian hoàn thành): Thời hạn hoàn thành khi nào? Thời gian đó có hợp hay không? 

Việc thiết lập mục tiêu chỉ đạt hiệu quả khi bạn tuân thủ đúng và đủ 5 yếu tố trên. Đồng thời, phải bám sát với hoàn cảnh thực tế của bản thân. 

Ngoài ra, thái độ tích cực và nghiêm khắc với bản thân cũng là một trong những điều kiện đủ để bạn thoát khỏi tình cảnh nợ nần một cách nhanh chóng. 

Làm thế nào để trả hết nợ nhanh chóng?
Ảnh minh họa – Xây dựng mục tiêu tài chính là điều kiện cần để thực hiện kế hoạch trả nợ

Bước 5: Xây dựng ngân sách chi tiêu

Bước tiếp theo trong kế hoạch xóa nợ mà bạn không nên bỏ qua. Đó chính là thiết lập ngân sách chi tiêu hàng tháng.

Đây chính là việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những khoản chi tiêu. Đảm bảo cân đối thu – chi và kiểm soát nguồn tiền một cách hiệu quả. 

Nói cách khác, mục tiêu của việc thiết lập ngân sách là tiết kiệm tiền. Thiết lập một kế hoạch chi tiêu khoa học phù hợp với hoàn cảnh thực tế, để hoàn thành mục tiêu xóa nợ. 

Có hai cách để thiết lập ngân sách chi tiêu, bạn có thể tham khảo: 

Ngân sách truyền thống 

Cách này phù hợp với những cá nhân có thói quen ghi chép, làm việc nhiều với sổ sách và có khả năng tính toán. 

Việc lập ngân sách theo cách này khá đơn giản. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ tay lập ngân sách chi tiêu tháng, đồng thời ghi chép tất cả những khoản chi hàng ngày. 

Ngân sách nên được thiết lập sau khi tiết kiệm hoặc trích riêng một khoản tối thiểu cho mục đích trả nợ.  

Để kế hoạch chi tiêu được đảm bảo, bạn có thể phân bổ chi tiêu theo quy tắc sau: 

  • 50% dành cho nhu cầu thiết yếu: thuê nhà, ăn uống, đi lại, sức khỏe…
  • 30% cho nhu cầu không cần thiết: mua sắm, giải trí, bạn bè, hiếu hỷ…
  • 20% ưu tiên cho khoản tiết kiệm hoặc dự phòng cho quỹ khẩn cấp đề phòng những rủi ro như: ốm đau, xe hỏng, thất nghiệp. 
Làm thế nào để trả hết nợ nhanh chóng?
Ảnh minh họa – Thiết lập ngân sách theo phương pháp truyền thống

Tạo ngân sách trên ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

Để đơn giản hóa, bạn có thể sử dụng những ứng dụng để hỗ trợ việc quản lý chi tiêu. Việc theo dõi chi tiêu, lập ngân sách, hay kế hoạch tiết kiệm cũng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.

Chẳng hạn như, tính năng lập ngân sách trên ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover. Bạn có thể tạo nhiều ngân sách như ăn uống, du lịch, kế hoạch trả nợ. 

Ứng dụng sẽ thông báo và nhắc nhở khi vượt quá nhân sách. Và điều chỉnh nếu cần thiết, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch trả hết nợ trong thời gian sớm nhất. 

Làm thế nào để trả hết nợ nhanh chóng?
Tính năng lập ngân sách trên ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

Bước 6: Theo dõi chi tiêu

Theo dõi chi tiêu thường xuyên là cách để bạn kiểm soát và điều chỉnh thu – chi khi cần thiết.

Việc theo dõi thu – chi nên được tiến hành đều đặn và thường xuyên để đảm bảo hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng sổ tay để ghi chép tất cả những khoản chi hàng ngày. Nên kiểm tra và tính toán hàng tuần. Nếu việc chi tiêu quá đà, nên điều chỉnh trong những tuần tới để đảm bảo cân đối thu – chi trong tháng.

Tuy nhiên, đây là phương pháp phù hợp với những cá nhân có khả năng tính toán và cẩn thận.

Ngoài ra, để thuận tiện trong quá trình quản lý chi tiêu. Bạn có thể sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover.

Những khoản chi hàng ngày sẽ được cập nhật và liệt kê dưới dạng biểu đồ. Giúp người dùng theo dõi và quan sát dễ dàng.

Ngoài ra, Money Lover còn có tính năng liên kết ngân hàng. Khi bạn thanh toán qua thẻ ngân hàng, hệ thống tự động cập nhật và phân loại. Đảm bảo không bỏ xót các khoản chi tiêu.

Làm thế nào để trả hết nợ nhanh chóng?
Tính năng báo cáo theo dõi các khoản thu – chi trên ứng dụng Money Lover

Bước 7: Tiết kiệm theo tuần

Hạn chế chi tiêu, mua sắm sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí không hề nhỏ. Góp phần hoàn thành kế hoạch trả hết nợ một cách nhanh chóng.

Chẳng hạn, chỉ chi tiêu và mua sắm khi cần thiết. Hạn chế ăn ngoài, nấu ăn tại nhà, lên danh sách trước khi đi siêu thị… Là những phương pháp giúp bạn tiết kiệm chi phí hàng ngày.

Bước 8: Tạo quỹ dự phòng khẩn cấp

Nhiều người cho rằng khi tập trung cho kế hoạch trả hết nợ, nên tạm dừng lại những mục tiêu như: tiết kiệm, tạo quỹ khẩn cấp…

Tuy nhiên, đây không phải là suy nghĩ đúng đắn. Bởi trong quá trình trả nợ, có thể phát sinh những rủi ro xảy ra như: ốm đau, thất nghiệp, xe hỏng, thiết bị trong nhà hỏng hóc…

Nếu không may lâm vào hoàn cảnh này, bạn sẽ làm gì?

Tiếp tục đi vay mượn. Có lẽ đó là cách duy nhất để bạn giải quyết vấn đề.

Khi đó, chính bạn là người đẩy bản thân lấn sâu hơn vào vòng xoáy nợ nần.

Trong khi những khoản nợ cũ chưa trả hết, lại phát sinh thêm những khoản nợ mới. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoàn cảnh tài chính và cuộc sống của bạn.

Do đó, hãy cố gắng tạo thói quen tiết kiệm quỹ dự phòng hàng tháng. Dù chỉ là vài trăm nghìn, nhưng đó là cách để bạn luôn chủ động trước những rủi ro có thể xảy ra.

Làm thế nào để trả hết nợ nhanh chóng?
Ảnh minh họa – Tạo quỹ khẩn cấp đề phòng những rủi ro

Bước 9: Đàm phán với chủ nợ

Đây là bước cuối cùng, đồng thời là bước khả thi mà bạn có thể thực hiện khi tình hình tài chính của bạn không khả quan.

Thương lượng với chủ nợ để hạ thấp mức lãi suất hoặc kéo dài thời gian trả nợ. Là cách để bạn giảm bớt phần nào áp lực và gánh nặng các món nợ.

Trình bày những vấn đề khó khăn mà bạn đang gặp phải. Nếu chủ nợ của bạn đồng ý thì đây là điều tuyệt vời, giúp tạo động lực để hoàn thành kế hoạch trả hết nợ.

Trong trường hợp, chủ nợ không đồng ý. Bạn nên giữ vững tinh thần và tìm phương án phù hợp để thoát khỏi tình cảnh nợ nần càng sớm càng tốt.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây