Lãi suất là gì? Các loại lãi suất phổ biến trên thị trường

0
3123

Lãi suất là gì? Có những loại nào? Cần chú ý điều gì khi thực hiện giao dịch liên quan đến vấn đề này?

1) Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ mượn từ chủ nợ trong khoảng thời gian nhất định.

Thời gian tỷ lệ thuận với tiền lãi. Nợ càng lâu tiền lãi phải trả càng lớn, kèm với khoản tiền gốc.

lãi suất là gì

2) Các loại lãi suất

Tùy vào mục đích và điều kiện sử dụng, lãi suất được chia thành nhiều loại khác nhau để tránh tình trạng lạm dụng. 

dựa vào tính chất khoản vay

Bao gồm những loại cơ bản được ngân hàng áp dụng khi cho vay tín dụng:

1. Lãi suất cơ bản được ngân hàng sử dụng làm cơ sở thực hiện các giao dịch cho vay. Tại Việt Nam, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ấn định.

Sau đó, các đơn vị ngân hàng dựa vào tình hình hoạt động của mình để cộng trừ biên độ dao động theo một tỷ lệ phần trăm nhất định hình thành lãi suất cơ bản.

2. Lãi suất tiền gửi là chi phí ngân hàng sử dụng vốn của người gửi tiền theo một số điều kiện sau: 

• Loại tiền gửi là nội tệ hay ngoại tệ
Loại tài khoản là tiền gửi thanh toán hay tiền gửi tiết kiệm
Loại kỳ hạn là ngắn hạn, dài hạn hoặc không kỳ hạn
• Quy mô tiền gửi

3. Lãi suất cho vay là khoản tiền người đi vay phải trả thêm cho tổ chức tín dụng bên cạnh tiền gốc. Khoản tiền này được trả theo tỷ lệ đã thoả thuận. 

lãi suất tiền gửi ngân hàng

» Xem thêm: Hướng dẫn tính lãi suất khi dùng thẻ tín dụng

4. Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ phần trăm mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho các khoản vay của ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường.

5. Lãi suất tái chiết khấu được áp dụng khi Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức tín dụng vay ngắn hạn dưới hình thức mua lại các giấy tờ chưa đến hạn thanh toán. Chẳng hạn như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi,…

6. Lãi suất liên ngân hàng được áp dụng với khoản vay giữa các ngân hàng với nhau thông qua khi xảy ra tình trạng thiếu vốn.

Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước là tổ chức công bố thông tin lãi suất liên ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước sẽ tập hợp tất cả số liệu của các ngân hàng. Từ đó, tính toán và đưa ra một con số bình quân hợp lý nhất mỗi ngày.

TRA CỨU LÃI SUẤT LIÊN NGÂN HÀNG

lãi suất liên ngân hàng

» Xem thêm: Tính lãi suất vay tiền như thế nào?

dựa vào giá trị thực

Dựa theo giá trị khoản vay, lãi suất được chia thành 2 loại:

1. Lãi suất danh nghĩa là tỷ lệ lãi chưa được điều chỉnh bởi ảnh hưởng của lạm phát hoặc việc tính lãi kép.

2. Lãi suất thực tế được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. 

Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

dựa vào tính linh hoạt của lãi suất

1. Lãi suất cố định sẽ không thay đổi trong suốt thời gian vay thế chấp tại ngân hàng. Thường áp dụng khi vay ngắn hạn.

2. Lãi suất thả nổi có thể thay đổi tùy theo lãi suất thị trường trong thời hạn vay.

Mức điều chỉnh và kỳ hạn điều chỉnh lãi suất sẽ theo thỏa thuận giữa người vay với tổ chức tín dụng, được ghi rõ trên hợp đồng vay vốn. Thông thường, kỳ hạn điều chỉnh lãi suất là 3 tháng/lần, 6 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần.

lãi suất thả nổi

dựa vào loại tiền cho vay

1. Lãi suất nội tệ là tỷ lệ lãi khi vay và cho vay đồng nội tệ.

2. Lãi suất ngoại tệ là tỷ lệ lãi khi vay và cho vay đồng ngoại tệ.

dựa vào nguồn tiền tín dụng

1. Lãi suất quốc gia được coi là tiền đề cho mọi hình thức tín dụng trong nước. 

2. Lãi suất quốc tế được áp dụng với các hợp đồng tín dụng quốc tế.

3) Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất

Diễn biến của lãi suất phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:

• Cung – cầu quỹ cho vay
• 
Mức lạm phát dự tính
• Mức rủi ro
• 
Kỳ hạn lãi suất
• 
Các chính sách của Chính phủ
• 
Chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Nhà nước
• 
Sự phát triển của nền kinh tế

các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất

4) Ảnh hưởng của lãi suất

Lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và kinh tế.

Đối với chủ thể kinh tế

Diễn biến của lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đời sống của chủ thể kinh tế. Nó tác động đến những quyết định của cá nhân như chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư,… 

Đối với hình thức cho vay

Nếu lãi suất tăng, khả năng vay nợ sẽ giảm. Nhu cầu gửi tiết kiệm tăng, tiêu dùng giảm.

Ngược lại. Nếu lãi suất giảm, nhu cầu vay tăng cao. Hạn chế gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể sinh ra lạm phát.

ảnh hưởng của lãi suất

Đối với tỷ giá trao đổi ngoại tệ

Mức lãi suất có tác động không nhỏ tới tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Bởi lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nếu lãi suất trong nước tăng, nguồn vốn nước ngoài sẽ đổ vào, đẩy nhu cầu nội tệ lên cao. Tỷ giá sẽ bị nâng lên, ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương của quốc gia.

Ngược lại, nếu lãi suất giảm, nhu cầu ngoại tệ sẽ tăng cao khiến tỷ giá hạ xuống.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây