6 bước cho kế hoạch tiết kiệm tiền không phải ai cũng biết

0
8308

Kế hoạch tiết kiệm tiền không còn quá xa vời, nếu thực hiện 5 bước đơn giản dưới đây. Giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính trong tương lai.

Kế hoạch tiết kiệm tiền

Bước 1. Thiết lập mục tiêu tiết kiệm

Trước khi tiến hành thực hiện một công việc nào đó, bạn cần lên kế hoạch cụ thể và chi tiết, bởi sẽ giúp lường trước một vài trường hợp cũng như những rủi ro có thể xảy ra.

Đối với việc xây dựng kế hoạch tiết kiệm tiền cũng vậy. Bạn cần cân nhắc và lên phương án cụ thể để thực hiện nếu không muốn dự định của mình thất bại.

Sẽ chẳng dễ dàng gì khi hàng tháng bạn đã tiêu xài hết sạch số tiền trong ví và tháng này bạn có thể tiết kiệm được một khoản nho nhỏ.

Khó! Nhưng không có nghĩa là không thể thực hiện, chỉ cần bạn biết đặt mục tiêu để hoàn thành.

Kế hoạch tiết kiệm tiền
Ảnh minh họa – Thiết lập mục tiêu tiết kiệm là bước đầu tiên trong kế hoạch tiết kiệm tiền

Chẳng hạn, bạn cần tiết kiệm tiền để mua một chiếc laptop mới để phục vụ cho công việc. Nếu không có mục tiêu cần sắm một chiếc máy tính mới, liệu rằng bạn có tiết kiệm một khoản tiền hàng tháng không? Hay chúng lại không cánh mà bay mất?

Vì vậy, hãy hình thành thói quen đặt mục tiêu để tiết kiệm. Điều này rất quan trọng, giúp bạn có tinh thần và động lực để hoàn thành kế hoạch, đạt được mong muốn của bản thân.

Bước 2. Tiết kiệm ngay lập tức, đừng chần chừ

Khi đã có mục tiêu, hãy bắt tay ngay vào việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm. Nếu không thực hiện ngay, có thể kế hoạch này sẽ bị trì hoãn đến tháng sau hay thậm chí là vài tháng sau đó.

Bởi nhu cầu chi tiêu hay sức cám giỗ của mua sắm khiến con người khó vượt qua. Nhiều người sẽ có tâm lý rằng: “Để tháng sau tiết kiệm, hay tháng sau sẽ tiết kiệm gấp đôi cho tháng này”. Hoặc “Tiêu nốt tháng này cho những khoản mua sắm, tháng sau sẽ tiết kiệm”…

Kế hoạch tiết kiệm tiền
Ảnh minh họa – Loại bỏ những suy nghĩ ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm tiền

Đây chính là nguyên nhân khiến kế hoạch tiết kiệm tiền của bạn bị trì hoãn. Hãy nghĩ đến những mục tiêu tài chính tương lai. Điều đó sẽ giúp bạn suy nghĩ lại việc chi tiêu, mua sắm của bản thân.

Bạn nên hy sinh những nhu cầu không cần thiết ở hiện tại, để đạt được những mục tiêu tương lai.

Đồng thời, hãy bắt tay ngay vào việc thực hiện. Đừng để những tư tưởng “để dành” hay “chần chừ” ảnh hưởng đến tốc độ và thời gian hoàn thành kế hoạch tiết kiệm. 

Bước 3. Cắt giảm chi phí không cần thiết

Một trong những nguyên tắc không thể bỏ qua để hoàn thành kế hoạch tiết kiệm tiền, đó là cắt giảm chi phí không cần thiết.

Những chi phí không cần thiết là những khoản chi, nếu không có chúng bạn sẽ “không chết”. Chẳng hạn như mua sắm, giải trí, xem phim, du lịch… 

Lúc này, bạn cần nhìn lại tình hình tài chính của bản thân. Hiện tại với mức thu nhập hàng tháng, bạn đã chi tiêu hợp lý và khoa học?

Từ đó, hãy thay đổi cách chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Cắt giảm một cách tối đa cho những khoản không cần thiết. Và ưu tiên cho những mục tiêu tài chính sắp tới.

Giả sử, thay vì ra rạp xem phim. Bạn có thể rủ bạn bè xem tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí vừa thoải mái hơn.

Hay thay vì gặp gỡ bạn bè, người thân ở nhà hàng, quán ăn. Hãy cùng nhau nấu nướng tại nhà. Vừa đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm chi phí, vừa tăng thêm tình cảm gắn kết.

Cách tốt nhất để giúp bạn thực hiện những điều này, đó chính là áp dụng các phương pháp tài chính. Dưới đây là một vài phương pháp bạn có thể tham khảo.

Tuy nhiên, không có phương pháp nào đem lại hiệu quả một cách tuyệt đối. Quan trọng nhất vẫn là sự lựa chọn phù hợp, cùng thái độ nghiêm túc và quyết tâm thực hiện. 

Kế hoạch tiết kiệm tiền
Ảnh minh họa – Cắt giảm chi phí không cần thiết

Phương pháp 20/80

Để đạt hiệu quả từ phương pháp này, hãy thực hiện lần lượt các bước sau:

  • Trả hết các khoản nợ, bao gồm nợ cá nhân và nợ ngân hàng.
  • Trích 20% tiền lương hàng tháng để đầu tư hoặc tiết kiệm. Đây là số tiền “đóng băng” tuyệt đối không nên rút để chi tiêu.
  • 80% tiền lương còn lại để chi trả cho những nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

Lưu ý, nên trích một khoản tiết kiệm ra trước. Nếu 20% là một con số quá lớn so với tình hình tài chính hiện tại.

Hãy thử bắt đầu với 10% hoặc ít nhất 5%. Điều này sẽ giúp bạn phát triển thói quen và tạo ra một quỹ tiết kiệm ban đầu.

Phương pháp 60/10/10/10/10

Phương pháp này hoạt động theo nguyên lý:

  • 60% cho các nhu cầu thiết yếu của bạn.
  • 10% cho “quỹ đóng băng”.
  • 10% tiết kiệm dài hạn.
  • 10% cho các chi phí phát sinh.
  • 10% cho các hoạt động giải trí.

Chi phí cho nhu cầu thiết yếu của bạn gồm thực phẩm, dịch vụ, di chuyển và quần áo. Sắm một chiếc xe hơi, mua nhà, hoặc trả nợ đều được chi trả bởi quỹ tiết kiệm dài hạn.

Chi phí phát sinh, dùng để chi trả những sự cố bất ngờ như hỏng xe, ốm đau hoặc những món quà đắt tiền cần mua đột xuất.

Các hoạt động giải trí được coi là những khoản chi phí không cần thiết. Nếu có thể, hãy cắt giảm một cách tối đa. Để tăng khoản tiết kiệm càng nhiều càng tốt.

Kế hoạch tiết kiệm tiền
Ảnh minh họa – Áp dụng phương pháp quản lý chi tiêu để đạt hiệu quả

Phương pháp “các phân nửa”

Phương pháp này gợi ý rằng, bạn chia tất cả tiền của mình thành 2 phần:

  • Phần thứ nhất dùng để chi trả những thứ thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày.
  • Phần thứ hai để tiết kiệm, có thể gửi ngân hàng.

Phương pháp này hoạt động tốt nhất, cho những người có thể kiểm soát chi tiêu hàng ngày của họ.

Bởi sẽ không có con số cụ thể về việc dành bao nhiêu % để chi tiêu và tiết kiệm. Sẽ tùy thuộc vào tình hình tài chính cũng như nhu cầu của mỗi cá nhân.

Nếu bạn tự tin là người kiểm soát chi tiêu tốt. Hãy tự phân bổ tiền lương theo % phù hợp. Sau đó, xem xét đến hiệu quả.

Chẳng hạn, tổng thu nhập hàng tháng của bạn là 20 triệu đồng. Áp dụng phương pháp trên, có thể phân bổ tiền lương thành 2 phần như sau:

  • Phần 1: 70% tiền lương dành cho các khoản chi tiêu thiết yếu hàng ngày.
  • Phần 2: 30% cho kế hoạch tiết kiệm.

Bạn có thể trích 30% (6 triệu đồng) vào tài khoản tiết kiệm trước khi chi tiêu hoặc sau khi chi tiêu. Với 70% (14 triệu đồng) còn lại, nếu còn dư có thể chuyển chúng vào danh mục tiết kiệm.

Việc này vừa đảm bảo gia tăng tài khoản tiết kiệm, rút ngắn thời gian hoàn thành kế hoạch cho những dự định sắp tới.

Kế hoạch tiết kiệm tiền
Ảnh minh họa – Lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp kế hoạch tiết kiệm tiền hoàn thành nhanh chóng

Bước 4. Lên danh sách trước khi đi mua sắm 

Hãy là người tiêu dùng thông minh, đừng mua sắm khi không cần thiết hay mắc bẫy của các cửa hàng, siêu thị với các chương trình ưu đãi, giảm giá.

Trước khi quyết định đi mua sắm, hãy lên danh sách những món đồ cần mua. Cách tốt nhất hãy lên danh sách trước 1 ngày. 

Đây là cách giúp bạn không bỏ sót những món đồ cần thiết và giảm thiểu mua những đồ dùng thực sự không cần thiết.

Giữ vững tâm lý, chỉ mua sắm những đồ cần thiết. Tránh lãng phí cũng như để tiết kiệm chi phí. 

Sau 1 tháng, bạn sẽ thấy khoản tiền trước đây để mua sắm những đồ dùng không cần thiết là quá lãng phí.

Và bạn sẽ ngạc nhiên với số tiền tiết kiệm từ việc chi tiêu hợp lý này.

Chẳng hạn, lên danh sách đi chợ chuẩn bị thực đơn bữa tối như sau:

  • Hai mớ rau đay: 10 nghìn
  • Một cân ngao: 20 nghìn
  • Hai bìa đậu: 5 nghìn
  • Ba lạng thịt lợn: 25 nghìn
  • Cà muối: 5 nghìn
  • Hành, ướt, chanh: 7 nghìn

→ Tổng cộng: 72 nghìn

Bước 5. Ghi chép chi tiêu hàng ngày

Bước đầu tiên để thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền, chính là thống kê tất cả các khoản đã chi tiêu trong một ngày. Bao gồm các chi phí như ăn uống, đi lại, mua sắm,…

Hãy cố gắng ghi chép tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày, đừng bỏ qua bất cứ khoản nhỏ nhặt nào. Chẳng hạn như: 3 ngàn đồng tiền gửi xe.

Bạn có thể thực hiện việc này vào cuối ngày, điều này giúp bạn nhìn lại mình đã chi tiêu như thế nào. Đã hợp lý chưa hay quá lãng phí cho những khoản thực sự không cần thiết.

Một vài gợi ý giúp bạn thực hiện ghi chép chi tiêu để biến chúng thành thói quen hàng ngày:

Dùng sổ tay

Phương pháp này khá thuận tiện, nhưng sẽ có những trường hợp không may xảy ra như mất, thất lạc,… Mọi thông tin ghi chép của bạn sẽ biến mất hoàn toàn. Và việc nhớ lại chúng là điều rất khó, nếu sử dụng sổ tay ghi chép hãy bảo quản và giữ gìn cẩn thận.

Kế hoạch tiết kiệm tiền
Ảnh minh họa – Ghi chép chi tiêu thường xuyên là cách kiểm soát tài chính hiệu quả

Bảng tính Excel

Hãy tạo một bảng tính riêng, nhập các danh mục chi tiêu và số tiền đã thanh toán. Công cụ này sẽ giúp bạn tính toán dựa trên dữ liệu có sẵn. Với phương pháp này, bạn cần sử dụng máy tính.

Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

Để đơn giản hóa kế hoạch tiết kiệm tiền, bạn có thể sử dụng các phần mềm quản lý chi tiêu.

Với tính năng giúp ghi chép và kiểm soát chi tiêu một cách chặt chẽ, giúp người dùng đạt được hiệu quả tài chính mong muốn.

 Money Lover  ứng dụng quản lý tài chính cá nhân giúp ghi chép chi tiêu hàng ngày. Phân loại theo danh mục có sẵn, sắp xếp theo thời gian, thông báo và nhắc nhở người dùng về kế hoạch chi tiêu.

Ngoài ra, ứng dụng còn có các tính năng như thiết lập ngân sách cho từng khoản mục như ăn uống, nhà ở, điện nước, đi lại,… 

5 bước cho kế hoạch tiết kiệm tiền không phải ai cũng biết
Lập ngân sách trên ứng dụng Money Lover

Hay thiết lập kế hoạch tiết kiệm, người dùng chỉ cần nhập số tiền cần tiết kiệm trong thời gian bao lâu, với mục đích gì.

Money Lover sẽ tự động tính toán, nhắc nhở về thời gian hoàn thành cũng như nhắc nhở kế hoạch chi tiêu trong thời gian còn lại để đạt mục tiêu.

Bước 6. Thường xuyên theo dõi khoản tiết kiệm

Hãy theo dõi và kiểm tra tiến độ tiết kiệm của bạn vào mỗi tháng. Điều này không chỉ giúp bạn gắn bó với kế hoạch tiết kiệm mà còn giúp khắc phục sự cố nhanh chóng.

Sau một khoảng thời gian bạn sẽ thấy con số này tăng lên đáng kể, điều mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến. Hay chính xác là “ném tiền qua cửa sổ” mà bạn không hề hay biết.

Việc thường xuyên theo dõi khoản tiết kiệm còn giúp bạn có thêm những tính toán để điều chỉnh sao cho hợp lý, trong khả năng bản thân.

Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian hoàn thành dự định, hãy nên kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm hơn nữa. Hay đầu tư kinh doanh, cũng là một ý tưởng không tồi, tuy nhiên cần tìm hiểu thông tin một cách kỹ lưỡng.

 

Bài liên quan

Cách chi tiêu khoa học trong gia đình

Cách chi tiêu khoa học trong gia đình – Hướng dẫn chi tiết nhất...

0
Một phần quan trọng của bất cứ gia đình nào cũng phải xem xét và quan tâm đến đó là chi tiêu hàng ngày trong gia đình.
Cách tiết kiệm tiền của người Nhật

11 cách tiết kiệm tiền của người Nhật [Update 2019]

0
Mặc dù là một quốc gia hiện đại và giàu có, nhưng cách tiết kiệm tiền của người Nhật vẫn luôn là điều mà...
7 mẹo đi chợ thông minh để tiết kiệm tiền sinh hoạt hiệu quả

7 mẹo đi chợ thông minh để tiết kiệm tiền sinh hoạt hiệu quả

0
Tiêu hết tiền đi chợ nhưng vẫn chưa mua được thứ cần. Đó có phải là trường hợp bạn thường gặp phải? Vậy làm...

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây