Hướng dẫn chuẩn bị kế hoạch tài chính cho vợ chồng mới cưới 

0
3214

Kế hoạch tài chính hoàn hảo là con đường ngắn nhất để tiến gần đến những mục tiêu trong cuộc sống. Tham khảo ngay những thông tin hữu ích dưới đây để thiết lập cho gia đình mình những kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. 

Kế hoạch tài chính cho vợ chồng mới cưới

Bước 1:Chia sẻ quan điểm về tài chính 

Vấn đề tài chính luôn đóng một vai trò quan trọng trong gia đình. Do đó, nếu bạn và đối phương thống nhất về cách quản lý tiền bạc. Sẽ giúp cuộc sống an nhàn và thoải mái hơn. 

Để thiết lập kế hoạch tài chính vững chắc trong hôn nhân, bạn và đối phương cần có một cuộc nói chuyện chính thức và thẳng thắn. 

Mỗi gia đình sẽ có cách quản lý tài chính khác nhau. Có những cặp vợ chồng sẽ trích ra một khoản tiền để trang trải các chi phí chung, còn mỗi người sẽ có quỹ riêng. 

Có những gia đình lại dồn tất cả thu nhập cho một người giữ, và người đó sẽ chịu trách nhiệm chi tiêu hàng tháng. 

Tuy nhiên, dù lựa chọn theo cách nào thì mọi quyết định chi tiêu cũng nên có sự đồng thuận của cả hai. 

Ban đầu, vì sự khác biệt trong thói quen chi tiêu, chắc chắn cả hai sẽ có những bất đồng.

Chẳng hạn, bạn muốn dùng tiền vào các khoản ăn uống nhiều hơn, còn chồng bạn lại thích mua sắm đồ công nghệ, điện tử gia đình. 

Hay vấn đề đầu tư sinh lời cũng có thể nảy sinh quan điểm trái chiều. Như bạn thích mua vàng còn chồng thì thích gửi tiết kiệm…

Hãy lắng nghe ý kiến của đối phương, cũng như kiên trì giải thích và thuyết phục đối phương. Để thống nhất một phương án phù hợp với hoàn cảnh tài chính của gia đình. 

Kế hoạch tài chính cho vợ chồng mới cưới
Ảnh minh họa – Chia sẻ quan điểm về quản lý tài chính

Bước 2: Thiết lập kế hoạch chi tiêu gia đình

Việc thiết lập kế hoạch tài chính giúp bạn phân bổ những khoản chi cần thiết, hạn chế những khoản chi không cần thiết. Đồng thời, giúp kiểm soát dòng tiền một cách hiệu quả. 

2.1. Lập ngân sách chi tiêu 

Lập ngân sách chi tiêu chính là việc phân bổ lương vào những khoản chi tiêu thiết yếu và không thiết yếu. 

Nên ưu tiên phân bổ cho những khoản chi tiêu cần thiết trước. Những khoản chi này gồm: 

  • Thuê/ trả góp nhà 
  • Ăn uống 
  • Đi lại 
  • Điện, nước 
  • Khoản chi lặt vặt
  • Sức khỏe 
  • Giáo dục

Nhìn chung, một hộ gia đình sẽ có những khoản chi tiêu cần thiết cơ bản như trên. Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi gia đình mà sẽ có thêm những khoản chi khác.

Sau khi phân bổ cho những khoản chi cần thiết, bạn cần phân bổ lương cho những khoản chi không cần thiết. Hay những khoản phát sinh hay quỹ tiết kiệm, quỹ dự phòng khẩn cấp. 

  • Mua sắm 
  • Giải trí 
  • Hiếu hỉ, ma chay, sinh nhật
  • Quỹ tiết kiệm 
  • Quỹ dự phòng khẩn cấp 

Giả sử, thu nhập một tháng của hai vợ chồng là 25 triệu đồng. Bạn có thể tham khảo cách phân bổ chi tiêu như sau: 

  • Tiền thuê nhà: 5 triệu đồng 
  • Điện nước: 500 nghìn đồng 
  • Ăn uống: 6 triệu đồng 
  • Đi lại: 500 nghìn đồng 
  • Giáo dục: 500 nghìn đồng 
  • Sức khỏe: 1 triệu đồng 
  • Chi tiêu lặt vặt trong gia đình: 2 triệu đồng 
  • Mua sắm: 1 triệu đồng 
  • Hiếu hỉ, sinh nhật: 500 nghìn đồng
  • Tiết kiệm: 6.5 triệu đồng
  • Quỹ khẩn cấp: 1 triệu đồng
  • Tiết kiệm cho con cái: 1 triệu đồng

Tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế, nhu cầu chi tiêu của mỗi gia đình mà sẽ có cách phân bổ khác nhau.

Bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế, để phân bổ hợp lý đảm bảo cân đối thu – chi trong gia đình. 

Lập ngân sách chi tiêu
Ảnh minh họa – Lập ngân sách chi tiêu là cách để quản lý dòng tiền hiệu quả

2.2. Ghi chép chi tiêu thường xuyên 

Sau khi thiết lập ngân sách chi tiêu, bạn cần ghi chép tất cả các khoản chi. Điều này giúp bạn theo dõi tình hình chi tiêu một cách hiệu quả. 

Có nhiều cách để bạn theo dõi và ghi chép chi tiêu. Chẳng hạn như: 

  • Dùng sổ tay 
  • Bảng tính excel 
  • Ứng dụng quản lý chi tiêu

Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Bạn cần lựa chọn một phương pháp phù hợp với bản thân để đảm bảo đạt hiệu quả. 

Nếu bạn thường xuyên phải làm việc với sổ sách, bạn có thể lựa chọn cách ghi chép bằng sổ tay. Nhưng bạn cần giữ gìn và bảo quản cẩn thận. 

Ngược lại, nếu công việc của bạn phải làm việc với máy tính. Bạn có thể tạo một bảng tính và ghi chép tất cả các khoản chi tiêu. Công cụ này sẽ hỗ trợ tối đa trong việc tính toán các khoản thu – chi. 

Ghi chép chi tiêu thường xuyên
Ảnh minh họa – Tạo thói quen ghi chép chi tiêu thường xuyên

Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu có lẽ là phương pháp tối ưu nhất mà bạn có thể tham khảo. Chẳng hạn như: ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover, sổ thu chi Misa…

Với Money Lover, bạn có thể sử dụng miễn phí trên tất cả các thiết bị như: máy tính, điện thoại, máy tính bảng… Sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Ngoài tính năng ghi chép, Money Lover còn có thêm những tính năng khác nhằm phục vụ tối đa lợi ích cho người sử dụng như: 

  • Tính năng báo cáo 
  • Lập ngân sách chi tiêu 
  • Kế hoạch tiết kiệm 
  • Sổ nợ 
  • Tính lãi suất 
  • Liên kết ngân hàng 
  • Chia sẻ Ví 

Khi đó, việc thiết lập kế hoạch tài chính sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và giảm bớt lo lắng hay áp lực trong việc quản lý chi tiêu gia đình. 

2.3. Áp dụng các mẹo chi tiêu tiết kiệm 

Trong cuộc sống gia đình có rất nhiều những khoản chi mà bạn cần chi trả hàng tháng như: hóa đơn điện nước, ăn uống, đi lại…

Để tiết kiệm chi phí, bạn nên áp dụng những mẹo chi tiêu để giảm ngân sách chi tiêu hàng tháng.

Có nhiều cách để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tham khảo một vài cách sau đây:

2.3.1. Tiết kiệm hóa đơn điện, nước

Hóa đơn điện, nước chính là một trong những chi phí cố định mà bạn phải thanh toán hàng tháng.

Nếu giảm thiểu được những chi phí này, ngân sách chi tiêu của gia đình bạn sẽ giảm một cách đáng kể.

Để tiết kiệm chi phí này, bạn nên sử dụng những thiết bị tiết kiệm điện như: quạt trần, bóng đèn tiết kiệm điện, không để thiết bị ở trạng thái chờ, hay tắt điện khóa nước trước khi ra khỏi nhà…

Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện
Ảnh minh họa – Tắt điều hòa trước khi ra khỏi nhà để tiết kiệm hóa đơn tiền điện

2.3.2. Tiết kiệm chi phí đi chợ

Đây được coi là khoản chi phí chính mà bất kỳ gia đình nào cũng có. Để tiết kiệm tối đa khoản chi phí này bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Lên danh sách đồ cần mua: Bạn nên thiết kế thực đơn cho gia đình vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tránh mua những nguyên liệu không cần thiết, rút ngắn thời gian đi chợ.
  • Kiểm tra tủ lạnh trước khi đi chợ: Việc này giúp bạn tiết kiệm chi phí, tránh mua những thực phẩm gây lãng phí.
  • Đi chợ vào sáng sớm: Bạn nên tránh đi vào những giờ cao điểm từ 7 – 9h sáng. Lúc này mức giá cả sẽ cao hơn so với thời gian khác. Do đó, bạn nên đi chợ trước 7h sáng, vừa lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, vừa tiết kiệm chi phí.
  • Mang đủ tiền đi chợ: Chỉ nên đủ hoặc dư một chút theo danh sách đồ cần mua. Tránh tình trạng chi tiêu theo cảm xúc, gây bội chi.

2.4. Gia tăng thu nhập 

Để hoàn thành sớm những mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, kết hôn, sinh con… bạn cần xây dựng kế hoạch tài chính một cách cụ thể và rõ ràng. 

Ngoài việc thắt chặt chi tiêu, gia tăng thu nhập cũng là cách tiến gần những mục tiêu mà bạn không nên bỏ qua. 

Ngoài mức lương hàng tháng của cả hai. Bạn và đối phương nên cân nhắc đến kế hoạch tài chính để tìm cách gia tăng thu nhập. 

Đối với những cặp vợ chồng trẻ, việc gia tăng thu nhập hàng tháng là điều cần thiết. Không chỉ giúp gia đình sớm hoàn thành những mục tiêu, mà còn giúp đảm bảo có một cuộc sống đảm bảo, an nhàn và thoải mái. 

Khi chất lượng cuộc sống được cải thiện, sẽ hạn chế những mâu thuẫn, cãi vã trong gia đình. 

Có nhiều cách để gia tăng thu nhập, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình cũng như gia đình những phương pháp phù hợp: 

  • Bán hàng online
  • Góp vốn kinh doanh
  • Cộng tác viên viết bài 
  • Trông giữ trẻ
  • Nhân viên bán hàng 
  • Nhân viên giao hàng 
  • Làm đồ handmade

Tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế như: Sức khỏe, thời gian mà bạn nên tìm kiếm những công việc phù hợp với bản thân. 

Dù lựa chọn công việc nào, vẫn nên đảm bảo yếu tố thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình và sức khỏe của bản thân. 

Nâng cao thu nhập hàng tháng
Ảnh minh họa – Nâng cao thu nhập là cách đến gần với những mục tiêu tài chính

2.5. Đầu tư cho bản thân 

Đầu tư cho bản thân được coi là khoản đầu tư đem lại lợi nhuận cao và lâu dài nhất. 

Nói cách khác, đầu tư cho bản thân chính là cách đầu tư khôn ngoan và thông minh mà bất kỳ ai cũng không nên bỏ qua. 

Có nhiều cách để đầu tư cho bản thân, như tham gia các khóa học nâng cao về chuyên môn, kỹ năng mềm, đọc sách…

Tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình mà sẽ có những sự lựa chọn khác nhau. 

Tuy nhiên, bạn cần phải đảm bảo cân đối giữa thời gian làm việc, học tập và chăm sóc gia đình. 

Mục đích cuối cùng của việc đầu tư cho bản thân đó chính là mong muốn có mức thu nhập tốt hơn. 

Khi đó, cuộc sống tại thành phố sẽ không khiến bạn phải gặp áp lực. Sớm hoàn thành những mục tiêu tài chính tương lai.

Bước 3: Phân chia trách nhiệm quản lý tài chính

Dù vợ hay chồng bạn là người quản lý tài chính tốt hơn, nhưng bạn vẫn cùng chồng/ vợ  mình tham gia chia sẻ trách nhiệm nặng nề này.

Hãy cùng đối phương bàn bạc về những vấn đề tài chính hiện tại hay tương lai. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng khi giải quyết vấn đề tiền bạc, đồng thời tăng thêm tình cảm gắn kết giữa hai vợ chồng.

Nếu tình hình tài chính của gia đình chưa khả quan. Bạn nên thẳng thắn trao đổi với người còn lại để tìm cách giải quyết, cải thiện tình hình tài chính hiện tại.

Có thể bắt đầu bằng việc chi tiêu tiết kiệm, hạn chế chi tiêu những khoản không cần thiết, hay nâng cao thu nhập để cải thiện tình hình tài chính.

Chia sẻ trách nhiệm tài chính gia đình
Ảnh minh họa – Phân chia trách nhiệm cho vợ/ chồng

Đơn giản như, việc chi tiêu trong gia đình. Bạn có phân chia trách nhiệm cho cả hai như sau:

  • Vợ: chịu trách nhiệm cho việc chi tiêu hàng ngày như đi chợ, nấu nướng, mua sắm đồ dùng nhà bếp…
  • Chồng: trách nhiệm thanh toán các khoản như điện, nước, mua sắm đồ đạc trong gia đình.

Bạn nên bắt đầu bằng cách chia sẻ những nhiệm vụ đơn giản hàng ngày để cả hai cùng có trách nhiệm.

Sau đó, bạn có thể bàn bạc đến những mục tiêu dài hạn hơn. Chẳng hạn như, mục tiêu mua nhà trong 3 năm tới.

Khi đó, hãy cùng nhau bàn bạc, đưa ra các phương án phù hợp để nhanh chóng đạt được dự định tài chính tương lai.

  • Ngân sách cần có để sở hữu căn nhà là gì?
  • Mua nhà mặt đất hay chung cư?
  • Vị trí ở trung tâm thành phố hay ngoại thành?
  • Cần tiết kiệm bao nhiêu nữa?
  • Nên tiết kiệm như thế nào?
  • Có cần gia tăng thu nhập?

Khi có sự bàn bạc, cùng chia sẻ những vấn đề thì chắc chắn rằng vợ hay chồng bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi có người luôn quan tâm, san sẻ nỗi lo cùng mình.

Như vậy, mọi mục tiêu tài chính sẽ dễ dàng thực hiện mà còn tạo động lực giúp hai bạn cố gắng để hoàn thành sớm những dự định.

Không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích trong quá trình thảo luận. Nhưng bạn và đối phương cần bình tĩnh, kiên nhẫn để giải thích và thuyết phục người kia hiểu những mong muốn của bạn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây