Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân khi ra ở riêng

0
1511

Các bước hướng dẫn lập kế hoạch tài chính khi ra ở riêng dưới đây sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc quản lý, cân đối ngân sách chi tiêu.

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân khi ra ở riêng

Ra ở riêng đang trở thành lựa chọn của nhiều người trẻ trong xã hội hiện nay. Việc ra ở riêng đồng nghĩa với một cuộc sống tự do. Tuy nhiên cần có sự tính toán, cân nhắc hợp lý trong vấn đề chi tiêu để không rơi vào trạng thái bị động hay khủng hoảng ngân sách.

→ Xem thêm: Bạn đã sẵn sàng cho cuộc sống tự lập?

Nhìn nhận khách quan mức thu nhập và ngân sách của bản thân khi ra ở riêng

Vấn đề tiền bạc luôn là mối bận tâm hàng đầu khi quyết định chính thức dọn ra ở riêng. Bởi trong thời điểm này, bạn cần tự sắp xếp và cân đối tất cả các khoản chi tiêu cho phù hợp khi không còn sự hỗ trợ từ phía gia đình.

Đó là lý do lập kế hoạch tài chính là cách tối ưu nhất. Việc đầu tiên bạn cần thực hiện là tổng hợp và đánh giá lại ngân sách hiện có cũng như thu nhập trung bình mỗi tháng.

Hãy tính toán, thống kê cụ thể ngân quỹ trong tài khoản cũng như số tiền bạn có thể kiếm được hàng tháng. Từ đó đưa ra lựa chọn mua sắm hợp lý, cân đối các khoản chi phí để đảm bảo không rơi vào tình trạng cạn hầu bao.

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân khi ra ở riêng
Ảnh minh họa – Tính toán ngân sách cụ thể

→ Xem thêm: 9 bước để bắt đầu cuộc sống tự lập khi còn trẻ

Lập kế hoạch tài chính trên tiêu chí tiết kiệm

Bắt đầu cuộc sống độc lập đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đứng ra chi trả cho tất cả các khoản chi tiêu phục vụ nhu cầu sinh hoạt như tiền nhà, điện nước, ăn uống,…

Vì thế, cần chủ động lên kế hoạch tài chính lâu dài sau khi có sự cân đối với mức thu nhập để đảm bảo cuộc sống không có nhiều xáo trộn. Đồng thời dành ra một khoản tiết kiệm cho những trường hợp đặc biệt trong tương lai.

Chi tiêu cố định cần được ưu tiên hàng đầu

Nếu ở chung cùng gia đình, bạn có thể thoải mái mua sắm, du lịch mà không cần lo lắng tới việc trả tiền thuê nhà, thanh toán hóa đơn điện nước… Tuy nhiên, với cuộc sống tự lập, đây là vấn đề cần đặt lên hàng đầu.

Hãy phân chia và cân đối các khoản tiêu dùng cá nhân tương đương với số tiền cố định cho mỗi khoản chi phí. Từ đó tạo thói quen chi tiêu tiết kiệm cho bản thân. Việc này không chỉ giúp bạn quản lý ngân sách hợp lý, mà còn khắc phục nỗi ám ảnh về hóa đơn vào cuối tháng.

Thông thường, nên dành khoảng 50% tổng thu nhập để chi trả cho các khoản phí liên quan tới nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân khi ra ở riêng
Ảnh minh họa – Dành 50% thu nhập cho chi phí cố định

Chi tiêu cá nhân cần được xem xét từ 10 – 20%

Sau khi đã phân chia số tiền cố định trong ngân sách chi tiêu mỗi tháng, bạn có thể xem xét tới các nhu cầu mua sắm, làm đẹp hay giải trí của bản thân.

Tuy nhiên, để không ảnh hưởng tới các khoản chi khác, tránh tình trạng cạn tiền vào dịp cuối tháng, hãy tính toán một cách kỹ lưỡng số tiền bạn sẽ bỏ ra cho những nhu cầu này.

Để tiết kiệm tiền hiệu quả, hãy cân nhắc trước khi mua sắm và lựa chọn sản phẩm thực sự cần thiết và phù hợp. Chỉ nên dành từ 10 – 20% cho các nhu cầu giải trí của cá nhân.

Lên kế hoạch tiết kiệm và đầu tư sinh lời

Khi sống tự lập, cần xác định được tầm quan trọng của việc tích lũy tiền bạc. Khoản tiền tiết kiệm này sẽ được sử dụng để giải quyết các sự cố ngoài ý muốn, đề phòng những bất trắc trong tương lai.

Vì thế, sau khi đã trừ mọi khoản phí cần chi tiêu, mỗi tháng, bạn có thể dành từ 10 – 20% tổng thu nhập để gửi tiết kiệm ngân hàng với kỳ hạn dài để nhận lãi suất.

Ngoài ra, có thể đầu tư tích lũy vàng hay USD tùy thuộc theo sở thích và tình hình chung của thị trường. Tuy nhiên, cần hiểu biết và tính toán kỹ lưỡng trước khi tham gia vào các kênh đầu tư này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây