Kế hoạch chi tiêu đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân. Nó quyết định đến khả năng hoàn thành những mục tiêu tài chính: kết hôn, mua nhà, sinh con, mua xe… 

Kế hoạch chi tiêu

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng và đánh giá kế hoạch chi tiêu của bản thân. Dưới đây là các bước cần thực hiện để xem xét kế hoạch, có những điều chỉnh nếu cần thiết. 

Bước 1: Xem xét tổng thu nhập hiện tại 

Đây được coi là bước đệm để bạn tiến hành những bước tiếp theo một cách dễ dàng và chuẩn xác. 

Nhìn lại tổng thu nhập hiện tại là bước để bạn có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của bản thân. 

Thu nhập càng cao, chi tiêu càng nhiều. Đó là lý do khiến bạn luôn nhẵn túi, tiền không cánh mà bay. 

Do đó, nếu bạn có nhu cầu chi nhiều hơn hãy thu hãy tìm cách gia tăng thu nhập. Hoặc cân đối chi tiêu sao cho phù hợp với khoản thu hiện tại. 

Có thể sẽ gây khó khăn khi bạn phải làm thêm việc. Hay cắt giảm chi tiêu để đảm bảo cân đối thu – chi. Nhưng đó là cách duy nhất để bạn cải thiện tình hình tài chính của bản thân.

Bạn không thể chi tiêu quá đà, không có một tài khoản tiết kiệm hay một quỹ dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra như: hỏng xe, ốm đau, thất nghiệp… 

Chắc chắn rằng, chẳng ai muốn lâm vào tình trạng khốn đốn này!

Do đó, kiểm soát tài chính, cân đối khoản thu – khoản chi càng sớm, càng giúp bạn đạt được những mục tiêu tương lai. 

Hãy kiểm tra lại tài khoản lương, cách chi tiêu hàng tháng. Tính đến những sự kiện có thể xảy ra trong thời gian tới như: chuyển nơi ở, sinh con hay đi du lịch nhiều hơn. 

Kế hoạch chi tiêu
Ảnh minh họa – Nắm rõ thu nhập để có kế hoạch chi tiêu phù hợp

Bước 2: Lưu giữ hóa đơn chi tiêu 

Xem lại các giao dịch chi tiêu là cách để bạn nhìn lại tất cả các khoản đã chi tiêu trong tháng qua. Là tất cả những khoản: 

  • Thuê/ trả góp nhà ở
  • Ăn uống 
  • Mua sắm 
  • Thanh toán dịch vụ: điện nước, đi lại, vé xe…
  • Quà tặng 
  • Giáo dục
  • Thể thao
  • Hiếu hỉ

Có thể bạn sẽ bất ngờ với một tập hóa đơn. Hãy giữ bình tĩnh và nhìn lại một lần nữa. Bạn sẽ thấy có những khoản chi thực sự không cần thiết.  

Xuất hiện tình trạng bội chi là do các chi tiêu chưa khoa học. Chưa có kế hoạch phân bổ tiền lương vào các khoản chi.

Quan trọng hơn, do bạn chưa có ý thức để bảo vệ tài chính của chính mình. Lương bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu! 

Nhìn vào các khoản đã chi tiêu để xem bạn đã chi bao nhiêu cho cửa hàng tạp hóa, siêu thị, mua sắm, giải trí, ăn uống… trong một tuần hoặc một tháng. 

Sau đó, phân bổ hợp lý để có kế hoạch chi tiêu thông minh và khoa học.

Kế hoạch chi tiêu
Ảnh minh họa – Lưu giữ hóa đơn để nắm rõ các khoản chi tiêu hàng tháng

Bước 3: Lập ngân sách chi tiêu 

Lập ngân sách chi tiêu thực chất là bước sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các khoản chi tiêu. 

Bạn cần liệt kê tất cả những khoản chi trong một tháng. Sắp xếp chúng theo thứ tự nhất định. Và dự tính chi phí cho những khoản chi này.

Thông thường, một cá nhân sẽ có những khoản chi như sau: 

  • Thuê nhà 
  • Ăn uống 
  • Điện – nước 
  • Đi lại 
  • Thể thao 
  • Giáo dục 
  • Mối quan hệ 
  • Mua sắm 
  • Giải trí 
  • Tiết kiệm 
  • Quỹ dự phòng

Giả sử, với mức thu nhập 15 triệu đồng/ tháng, có thể phân bổ ngân sách chi tiêu theo hai cách dưới đây:

Phương pháp Kakeibo

Đây là phương pháp được phát hiện bởi người Nhật. Theo cách này, thu nhập hàng tháng được chia vào 4 phong bì với 4 nhu cầu khác nhau. 

Theo Kakeibo, không có tỷ lệ phân bổ tiền lương cho mỗi phong bì. Sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập hàng tháng của mỗi cá nhân, mà tự đưa ra con số sao cho phù hợp.

Dưới đây là tỷ lệ % cho từng phong bì, bạn có thể tham khảo:

  • Phong bì 1: Chi phí thiết yếu 60% (thuê nhà, xăng xe, điện nước, ăn uống, giáo dục, thể thao) = 9 triệu đồng.
  • Phong bì 2: Chi phí không cần thiết 20% (mua sắm, giải trí, mối quan hệ) = 3 triệu đồng.
  • Phong bì 3: Đầu tư tương lai 15% (tiết kiệm, quỹ dự phòng) = 2,25 triệu đồng.
  • Phong bì 4: Chi phí phát sinh 5% = 750 nghìn đồng.
Kế hoạch chi tiêu
Ảnh minh họa – Lập ngân sách chi tiêu để kiểm soát các khoản chi

Phương pháp JARS

Phương pháp JARS là phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng 6 chiếc hũ. Số tiền được chia vào 6 chiếc hũ với 6 mục đích khác nhau. 

  • Quỹ thiết yếu 55%: nhà ở, ăn uống, xăng xe, điện nước…
  • Quỹ tiết kiệm 10% 
  • Quỹ giáo dục 10%: mua sách, tham gia khóa học…
  • Quỹ hưởng thụ 10%: mua sắm, giải trí…
  • Quỹ cho đi 5%: giúp đỡ người thân, làm từ thiện…
  • Quỹ tự do 10%

Sau đây là cách phân bổ chi tiêu theo phương pháp JARS, với mức thu nhập 15 triệu đồng/ tháng. Bạn có thể tham khảo: 

Ngân sách chi tiêu tháng 9

TT Danh mục chi tiêu Tỷ lệ % Số tiền
1 Thuê nhà  55% 3.500.000đ
2 Ăn uống  3.30.000đ
3 Điện – nước   400.000đ
4 Đi lại   530.000đ
5 Thể thao   520.000đ
6 Giáo dục  5%   750.000đ
7 Mối quan hệ 5%   750.000đ
8 Mua sắm  10% 1.200.000đ
9 Giải trí   300.000đ
10 Tiết kiệm 15% 2.250.000đ
11 Quỹ dự phòng 10% 1.500.000đ
TỔNG 100% 15.000.000đ

Tùy thuộc vào tình hình tài chính, cũng như nhu cầu chi tiêu của mỗi cá nhân mà bạn có thể điều chỉnh con số này sao cho hợp lý. 

Chẳng hạn, nếu bạn thấy nhu cầu cần thiết nhiều hơn có thể tăng lên 60% và giảm 5% cho nhu cầu giải trí để đảm bảo cân đối chi tiêu. 

Bước 4: Xây dựng mục tiêu tài chính 

Kế hoạch chi tiêu không đạt hiệu quả, nếu bạn chưa xây dựng mục tiêu tài chính tương lai.

Việc thiết lập dự định tài chính tương lai là cách để bạn kiểm soát chi tiêu một cách chặt chẽ. Và điều chỉnh lại nếu cần thiết, để ưu tiên hoàn thành những mục tiêu.

Nên thiết lập kế hoạch chi tiêu tối thiểu từ 6 đến 12 tháng. Nếu bạn có những dự định tài chính quan trọng trong tương lai như: kết hôn; sinh con; mua xe….

Để thực hiện những mục tiêu tài chính này. Bạn nên tiết kiệm nhiều hơn, thắt chặt chi tiêu, tìm kiếm công việc làm thêm ngoài giờ…  

Theo các chuyên gia tài chính, nên tiết kiệm từ 10 – 20% tổng thu nhập hàng tháng để đảm bảo không áp lực trong việc chi tiêu hàng ngày. 

Thắt chặt chi tiêu là hạn chế những khoản chi không cần thiết. Những khoản chi này có thể là: mua sắm, giải trí, ăn uống ngoài hàng….

Bán hàng online, kinh doanh, gia sư, cộng tác viên viết bài, nhiếp ảnh gia…. là những công việc mà bạn có thể tham khảo để tìm kiếm cơ hội gia tăng thu nhập. Nhưng cần đảm bảo sức khỏe và sở trường của bản thân để lựa chọn một công việc phù hợp để đem lại hiệu quả. 

Kế hoạch chi tiêu
Ảnh minh họa – Thiết lập mục tiêu tài chính là cách để kiểm soát chi tiêu hiệu quả

Bước 5: Chi trả cho bản thân trước 

Bước tiếp theo để đánh giá kế hoạch chi tiêu, mà bạn nên thực hiện đó là nhắm đến những mục tiêu tiết kiệm.

Nếu bạn chưa tiết kiệm nổi 1 xu trong tài khoản tiết kiệm, kế hoạch chi tiêu hiện tại của bạn chưa chính xác và hiệu quả.

Trước tiên hãy ưu tiên cho bản thân bằng cách tiết kiệm trước khi chi tiêu. Hãy coi chúng là một khoản chi cần thiết, nếu không có chúng bạn không thể tồn tại.

Sau đó, tính toán xem bạn cần bao nhiêu cho chi phí sinh hoạt và mức tối thiểu cho những nhu cầu cần thiết. Từ đó, bạn sẽ biết chính xác con số tiết kiệm hàng tháng.

Thật tuyệt vời khi bạn hoàn thành và duy trì thói quen thiết lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm đều đặn hàng tháng. 

Khi đó, không có bất kỳ lý do gì mà những mục tiêu tài chính của bạn không thể hoàn thành. 

Bước 6: Theo dõi kế hoạch chi tiêu thường xuyên

Hầu hết mọi người không có thói quen theo dõi các khoản chi. Ngay cả khi đã thiết lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng. 

Khi đó, việc lập kế hoạch chi tiêu sẽ không còn ý nghĩa và không đem lại hiệu quả. 

Đây là bước đánh giá rõ ràng nhất mà bạn có thể thấy. Nếu trước đây bạn không theo dõi hoặc theo dõi nhưng không đều đặn và thường xuyên. Có thể bạn không thể cải thiện cách chi tiêu trong những tháng tới.

Và đó chính là lý do mà bạn không thể tiết kiệm nhiều hơn, hay hoàn thành những dự định sớm hơn.

Để đạt hiệu quả trong việc kiểm soát tài chính, bạn cần tạo thói quen theo dõi tất cả các khoản chi tiêu.

Cách tốt nhất, nên theo dõi theo tuần để có những điều chỉnh kịp thời cho những tuần tiếp theo. 

Kế hoạch chi tiêu
Ảnh minh họa – Theo dõi chi tiêu thường xuyên để kiểm soát nguồn tiền

Bước 7: Sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý chi tiêu

Kế hoạch chi tiêu hàng tháng sẽ đạt hiệu quả hơn, nếu có những công cụ hỗ trợ và đo lường kết quả.

Những công cụ này là những ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân. Có thể kể đến như: Money Lover, Sổ thu chi Misa…

Chẳng hạn, khi sử dụng ứng dụng Money Lover. Ngoài tính năng nhập giao dịch chi tiêu hàng ngày, ứng dụng còn có những tính năng khác để hỗ trợ tối đa cho người dùng như:

  • Tạo ngân sách chi tiêu
  • Lập kế hoạch tiết kiệm
  • Liên kết tài khoản ngân hàng
  • Chia sẻ Ví

Money Lover cho phép bạn phép bạn cài đặt trên nhiều thiết bị như: điện thoại, máy tính, laptop, máy tính bảng… Bạn có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Tất cả các khoản chi tiêu đã được tạo hay thanh toán qua thẻ ngân hàng sẽ được ứng dụng tự động cập nhật.

Kế hoạch chi tiêu
Tính năng báo cáo trên ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

Ngoài ra, bạn có thể xem báo cáo thu – chi một cách tổng quan và chi tiết theo ngày, tháng, quý dưới dạng biểu đồ.

Như vậy, việc kiểm soát chi tiêu sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Giảm bớt áp lực và lo lắng, giúp bạn đạt được những mục tiêu tài chính tương lai để có cuộc sống sung túc và an nhàn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây