Thẻ tín dụng (Credit Card) là một loại thẻ ngân hàng có tính năng thanh toán mà không cần tiền có sẵn trong thẻ. Nói cách khác, bạn sẽ mượn tiền của ngân hàng để chi tiêu, sau đó thanh toán dư nợ thẻ tín dụng vào cuối kỳ. 

1. Dư nợ thẻ tín dụng là gì?

Dư nợ thẻ tín dụng là số tiền mà các chủ thẻ đang nợ ngân hàng khi dùng thẻ để thanh toán, rút tiền. 

Vì bản chất của thẻ tín dụng là chi trước trả sau. Khi dùng thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ cấp một số tiền nhất định mỗi tháng cho khách hàng dùng trước và chỉ phải trả lại vào ngày thanh toán mỗi tháng.

Do đó, số tiền chi tiêu bằng thẻ tín dụng là số dư nợ cần phải trả cho ngân hàng.

Ví dụ: Bạn mở một thẻ tín dụng với hạn mức là 15 triệu đồng. Tức là bạn được phép chi tiêu tối đa 15 triệu đồng bằng thẻ. Đến ngày thanh toán, bạn phải trả lại số tiền đã chi tiêu cho ngân hàng.

>> Xem thêm: Có nên sử dụng thẻ tín dụng khi mức thu nhập trung bình?

2. Thời điểm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Thứ nhất, cần biết được thời hạn ngân hàng chốt toàn bộ giao dịch trong tháng vừa rồi và gửi lại bản sao kê. Thông thường sẽ vào cuối tháng.

Thứ hai, nắm rõ chu kỳ thanh toán. Thông thường là 30 – 45 ngày.

Thứ ba, cần biết được thời gian có thể gia hạn. Thuật ngữ trong ngành gọi là thời gian ân hạn – khoảng thời gian ngân hàng cho thêm để bạn thanh toán tiền nợ. Thông thường là khoảng 15 ngày.

Giả sử bạn mua một sản phẩm trị giá 5.000.000 đồng bằng thẻ tín dụng vào ngày 01/11. Đến ngày 30/11, bạn sẽ nhận được biên lai sao kê thông báo về khoản tiền dư nợ này.

Trong sao kê, ngân hàng sẽ yêu cầu ngày 15/12 bạn phải thanh toán toàn bộ hoặc số tối thiểu khoản nợ này. Tổng số ngày bạn có thể mượn tiền mà không phải chịu lãi tối đa là 45 ngày.

Trong trường hợp, bạn mua hàng vào ngày 20/11, đến ngày 30/11 bạn vẫn sẽ nhận được biên lai. Đồng thời, hạn thanh toán vẫn là 15/12. Như vậy, số ngày dùng tiền không phải chịu lãi chỉ còn 25 ngày.

Vì vậy, cần lưu ý thời điểm chốt giao dịch để tránh sử dụng thẻ tín dụng vào ngày cận chốt.

thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Ảnh minh họa – Hạn chế dùng thẻ tín dụng vào ngày cận chốt giao dịch

3. Tại sao phải thanh toán dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn?

Khi khách hàng quên thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ bắt đầu tính lãi suất trả chậm trên số tiền bạn đang nợ. Mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau tùy thuộc vào giá trị thẻ tín dụng.

Ngoài ra, chủ thẻ sẽ phải chịu phí phạt thanh toán chậm, dao động khoảng 4 – 6% trên tổng dư nợ. Đồng thời, điểm tín dụng của bạn sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến việc xin tăng hạn mức hoặc các khoản vay vốn sau này.

>> Xem thêm: 12 cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh không phải ai cũng biết

4. Cách tính lãi suất trả chậm khi dùng thẻ tín dụng

Ví dụ: Tổng số tiền bạn chi tiêu trong tháng 11 bằng thẻ tín dụng là 10.000.000 đồng. Đến 30/11, ngân hàng sẽ gửi biên lai sao kê, yêu cầu bạn thanh toán số tiền trên bằng phương pháp chuyển khoản hoặc nạp tiền. Hạn cuối cùng phải thanh toán là 15/12.

Nhưng do gặp vấn đề về tiền bạc, đến ngày 15/12, bạn không thể thanh toán số tiền 10.000.000 đồng. Lúc này ngân hàng bắt đầu tính lãi.

Số tiền lãi = Số dư nợ x Lãi suất

Mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất khác nhau, dao động từ 1,5 – 4,5%.

Ví dụ:

Lãi suất của đơn vị phát hành thẻ tín dụng cho bạn là 4%. Lãi suất bạn phải chịu là:

10.000.000 x 4% = 250.000 đồng

Như vậy, tổng số tiền bạn phải thanh toán cho ngân hàng là: 

10.000.000 + 250.000 = 10.250.000 đồng

Trong tháng 12, bạn lại phát sinh giao dịch thêm 5.000.000 đồng. Nếu tiếp tục không trả được, bạn sẽ phải chịu lãi suất là: 

(10.250.000 + 5.000.000) x 4% = 610.000 đồng

Số tiền nợ này được tăng lên tối đa đến giới hạn chi tiêu của thẻ. Giới hạn chi tiêu tùy thuộc vào hạn mức ngân hàng đã cấp cho bạn ban đầu.

5. Các cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Để tránh việc phải trả lãi khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn phải thanh toán dư nợ trong thời hạn ưu đãi miễn lãi. Dưới đây là 4 cách phổ biến để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng:

Nộp tiền mặt để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Bạn có thể thanh toán dư nợ thẻ tín dụng bằng cách nộp tiền mặt tại các quầy giao dịch của ngân hàng hoặc máy ATM.

Hãy đến bất kỳ điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng mà bạn đã đăng ký để thanh toán dư nợ sao kê bằng cách nộp tiền vào tài khoản thẻ tín dụng. Đây là cách đơn giản nhất nhưng khá mất thời gian và công sức.

Chuyển khoản bằng thẻ ghi nợ

Ngoài cách nộp tiền mặt, bạn có thể chuyển tiền trực tiếp từ thẻ ghi nợ sang thẻ tín dụng để thanh toán dư nợ. Có nhiều cách để thực hiện như sử dụng máy ATM, dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking.

Với thời đại 4.0 như hiện nay, với các dịch vụ tiện ích như Internet Banking hay Mobile Banking, bạn sẽ chỉ mất vài phút để thực hiện các giao dịch ngân hàng. Rất nhanh chóng và tiện lợi!

thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Ảnh minh họa – Thanh toán dư nợ bằng cách chuyển khoản Internet Banking hoặc Mobile Banking

Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng tự động

Khi đăng ký dịch vụ này, ngân hàng sẽ tự động thanh toán (có thể lựa chọn thanh toán một phần hoặc toàn bộ) số dư trong thẻ tín dụng của bạn. Miễn là số dư trong tài khoản thanh toán của bạn đảm bảo được số tiền cần thiết để trả.

Tuy nhiên, với phương thức thanh toán này, bạn không thể chủ động về thời gian trả nợ phù hợp với tình hình của bản thân hiện tại.

Chuyển khoản bằng thẻ tín dụng của đơn vị khác

Sử dụng thẻ tín dụng của đơn vị khác để thanh toán dư nợ trên thẻ tín dụng của bạn cũng là một sự lựa chọn tốt nhằm kéo giãn thời gian được vay nợ. 

Tuy nhiên, phương thức này không được sử dụng nhiều. Bởi một cá nhân thường không sử dụng quá nhiều thẻ tín dụng do chi phí sử dụng không hề nhỏ.

Bên cạnh đó, nếu không có kế hoạch sử dụng thẻ hợp lý, dễ dẫn đến nợ nần chồng chéo. Thậm chí rơi vào trường hợp mất khả năng thanh toán, trở thành nợ xấu.

>> Xem thêm: 6 cách ngăn ngừa và giải quyết nợ thẻ tín dụng

6. Làm thế nào để giải quyết các khoản dư nợ tín dụng nhanh nhất?

Trả nợ ngay khi lĩnh lương

Mỗi thẻ tín dụng luôn đi kèm với tỉ lệ dư nợ phải trả tối thiểu trong từng kỳ. Thông thường là khoảng 5%. Đây chính là “cái bẫy” khiến nhiều người rơi vào vòng luẩn quẩn của nợ tín dụng và lãi suất.

Do đó, để tránh rơi vào bẫy này, nên thanh toán dư nợ ngay sau khi lĩnh lương. Hãy đặt nó ở vị trí ưu tiên cao hơn mọi khoản chi tiêu còn lại.

Việc này sẽ khiến bạn không có cơ hội tiêu tiền vào những mục đích không cần thiết như tiệc tùng, mua sắm quần áo,… 

thanh toán dư nợ thẻ tín dụng
Ảnh minh họa – Ưu tiên thanh toán dư nợ thẻ tín dụng ngay sau khi lĩnh lương

Trả dứt điểm các thẻ tín dụng lãi suất cao

Nếu bạn sở hữu cùng lúc nhiều thẻ tín dụng, hãy tập trung vào một con số duy nhất là lãi suất của từng khoản nợ và ưu tiên trả hết các món lãi suất cao trước tiên.

Đừng để bị hấp dẫn bởi các lợi ích nhỏ nhặt như hoàn tiền 2 – 3% hay miễn phí thường niên. Với các thẻ có lãi suất cao, hãy ngưng sử dụng ngay và trả nợ gốc tối đa trong khả năng có thể. Nếu cần thiết, chỉ cần trả tối thiểu với các thẻ lãi suất thấp hơn để tránh chịu phí phạt.

Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng theo phương pháp “tuyết lở”

Theo Dave Ramsey, nếu bạn đang có một vài khoản nợ, hãy ưu tiên trả trước các món nhỏ, có thể thanh toán dứt điểm được. Trả hết nợ và đóng băng một tài khoản thẻ tín dụng sẽ là tạo động lực cho bạn thoát khỏi nợ nần. 

>> Xem thêm: Nợ xấu và những lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng

7. Một số lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng

Không để lộ thông tin thẻ

Thẻ tín dụng là loại thẻ dùng để thanh toán những nhu cầu cá nhân. Do đó, tính bảo mật không cao như những loại thẻ khác. 

Nhiều chủ thẻ vẫn chưa thực sự ý thức được việc bảo vệ thông tin trên thẻ. Đồng thời, không lường trước những nguy hiểm khi để lộ thông tin.

Thực tế, bất cứ ai cầm thẻ tín dụng của bạn đều có thể quẹt thanh toán ở mọi nơi, giao dịch trên khắp các sàn thương mại điện tử. Thậm chí, họ chỉ cần ghi nhớ thông tin mặt trước và sau của thẻ là có thể lấy tiền của bạn thông qua hình thức thanh toán trực tuyến.

  • Do đó, cần lưu ý để tránh để lộ thông tin trên thẻ:
  • Không để thẻ linh tinh.
  • Không cho mượn thẻ.
  • Không để người khác chụp ảnh thẻ.
  • Chú ý theo dõi khi đưa thẻ cho nhân viên cửa hàng thanh toán.
thẻ tín dụng
Ảnh minh họa – Chú ý theo dõi khi đưa thẻ cho nhân viên cửa hàng thanh toán

Tránh rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

Bản chất của thẻ tín dụng là vay tiền ngân hàng để chi tiêu cá nhân mà không cần dùng tiền mặt. Đồng thời, các đơn vị phát hành thường không khuyến khích việc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng bởi tính rủi ro cao.

Do đó, mức biểu phí và lãi suất cho giao dịch này khá cao và bị tính ngay tại thời điểm rút. Lãi suất thường là khoảng 4%, hoặc tối thiểu bị tính 50.000 – 100.000 đồng.

Phí giao dịch ngoại tệ

Phí này được tính khi bạn thanh toán với các điểm thanh toán ở nước ngoài như đi du lịch, mua hàng trên các trang web nước ngoài,… Ở Việt Nam, phí xử lý giao dịch ngoại tệ khoảng 3%.

Ví dụ, khi mua một đôi giày giá 50 USD ở Mỹ, bạn sẽ bị tính thêm 1,5 USD. Tổng số tiền thực tế bạn phải trả cho nhà phát hành thẻ là 51,5 USD. 

Tuy nhiên, hiện nay, một số ngân hàng đã đưa mức phí này về 0%.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây