Nếu không muốn sau này phụ thuộc vào con cái, lập kế hoạch nghỉ hưu càng sớm càng tốt

0
2670
kế hoạch nghỉ hưu

Hầu hết mọi người thường không có kế hoạch nghỉ hưu từ sớm. Làm việc, tích lũy, nuôi con, mua nhà, trang trải chi phí sinh hoạt và y tế đã tiêu tốn phần lớn thu nhập.

1. Lập kế hoạch nghỉ hưu càng sớm càng tốt

Lập kế hoạch tiết kiệm tiền rất quan trọng và cần thiết để đảm bảo cho cuộc sống tương lai ổn định. Đặc biệt là khi bạn về già hoặc lúc ốm đau không thể kiếm được tiền.

Tiết kiệm tiền có thể chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ 18 đến 25 tuổi. Lúc này tiết kiệm tiền chủ yếu để phục vụ các nhu cầu của bản thân như: du lịch, mua sắm, giải trí…

Giai đoạn 2: Từ 25 đến 50 tuổi. Tiền tiết kiệm chủ yếu phục vụ cho các công việc như: chăm sóc gia đình, xây nhà, mua xe, đầu tư giáo dục cho con cái…

Giai đoạn 3: Từ 50 đến 60 tuổi. Tiết kiệm tiền cho cuộc sống về già.

Nên bắt đầu tiết kiệm tiền cho kế hoạch nghỉ hưu khi 50 tuổi

Như vậy, thời gian để bắt đầu tiết kiệm tiền cho kế hoạch nghỉ hưu là khi bạn bước vào tuổi 50. Thông thường, khi đến tuổi này, bạn sẽ không cần phải lo lắng cho con cái nữa. Vì lúc này các con của bạn đã trưởng thành, có thể tự kiếm tiền.

Sau tuổi 50, bạn cần phải tiết kiệm thật nhiều tiền để chuẩn bị đối mặt với khoảng thời gian nghỉ hưu. Hãy dành khoảng 45 – 50% tổng thu nhập của bạn để tiết kiệm.

kế hoạch nghỉ hưu
Ảnh minh họa – Nên có kế hoạch nghỉ hưu với việc tiết kiệm tiền trước tuổi 50

Ví dụ: Một tháng bạn kiếm được 10.000.000đ. Tiền tiết kiệm dành cho nghỉ hưu 1 tháng là: 4.500.000đ – 5.000.000đ.

Như vậy, sau 1 năm, bạn sẽ tiết kiệm được từ 54.000.000đ – 60.000.000đ. Trong vòng 10 năm, có thế dành dụm đươc số tiền 540.000.0000đ đến 600.000.000đ.

Nếu cố gắng thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra, chỉ sau 10 năm bạn sẽ có một khoản tiền tương đối lớn. Với số tiền tiết kiệm như vậy, bạn sẽ không cần quá lo lắng về kế hoạch nghỉ hưu phải phụ thuộc vào con cái nữa.

Nếu đến 60 tuổi, bạn có 500.000.000đ tiền tiết kiệm hãy gửi nó vào ngân hàng. Mỗi tháng, bạn sẽ có khoảng 3.500.000đ tiền lãi cộng với số tiền hưu trí. Với số tiền này, bạn có thể có cuộc sống tương đối thoải mái, an hưởng tuổi già.

2. Tìm việc làm mới ngay sau khi nghỉ hưu

Có nhiều người cảm thấy bị sốc sau khi nghỉ hưu. Bởi họ cảm thấy mình đã già và trở thành người thừa trong xã hội.

Khi đi làm, bạn được tiếp xúc với nhiều người, làm nhiều việc, kiếm được tiền. Bạn cảm thấy rất thoải mái mặc dù phải chịu nhiều áp lực từ công việc.

Nhưng khi nghỉ hưu, thu nhập bị giảm, thường xuyên ở nhà và không có nhiều cơ hội tiếp xúc với người khác. Rất dễ rơi vào trạng thái buồn chán, khó chịu.

Để tránh tâm lý này cũng như có thể kiếm thêm tiền, hãy cố gắng tìm kiếm một công việc khác không yêu cầu độ tuổi. Công việc mới này phải phù hợp với tình hình sức khỏe , khả năng của bạn cũng như điều kiện của gia đình.

Một số công việc dành cho người nghỉ hưu như: bảo vệ, dạy học, mở cửa hàng tạp hóa, làm vườn, trồng cây cảnh, hoa cảnh…

3. Giải quyết nợ nần trước tuổi 50

Trước 50 tuổi, hãy cố gắng giải quyết tất cả các khoản vay bạn đang mượn. Bởi nếu không giải quyết chúng sớm, bạn sẽ không thể tiết kiệm tiền. Mà còn phải bỏ số tiền hưu trí ít ỏi ra để trả nợ.

Việc trả nợ như vậy sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng thiếu tiền tiêu. Trở thành gành nặng cho con cái.

Do đó, khi còn trẻ, hãy tập cách tiêu tiền theo đúng thu nhập của mình. Tránh chi tiêu hoang phí, dẫn đến tình trạng vay mượn.

Ngoài ra, cần tạo lối sống lành mạnh. Không sa vào các tệ nạn xã hội để tránh “tiền mất tật mang”.

kế hoạch nghỉ hưu
Ảnh minh họa – Nên giải quyết các món nợ trước 50 tuổi

4. Mua bảo hiểm chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu

Bên cạnh chính sách bảo hiểm tự nguyện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều gói bảo hiểm hưu trí của các công ty bảo hiểm. Đây cũng là một gợi ý khi lập kế hoạch nghỉ hưu mà bạn có thể tham khảo.

Hãy tìm hiểu và tham gia một loại bảo hiểm mà bạn cảm thấy tin tưởng. Vừa tiết kiệm được tiền, vừa có thể phòng tránh những trường hợp không may xảy đến.

Việc mua bảo hiểm rất thịnh hành ở các nước phát triển. Ngay từ khi còn trẻ, người dân đã bắt đầu tham gia bảo hiểm. Và duy trì gói bảo hiểm đó từ 15 – 30 năm.

Khi tham gia các gói bảo hiểm hưu trí này, bạn phải gửi đều đặn một khoản tiền nhất định vào tài khoản hưu trí đã lập và được hưởng lãi suất. Khi đến tuổi nghỉ hưu, sẽ được rút dần số tiền đã đóng.

Ngoài bảo hiểm xã hội, nên cân nhắc mua thêm bảo hiểm hưu trí để đảm bảo cuộc sống về già

Bên cạnh đó, bảo hiểm hưu trí còn có thêm những dịch vụ bổ sung đi kèm dành cho người thân, gia đình.

Khi không may gặp phải những rủi ro như bệnh tật, tai nạn,… bảo hiểm sẽ hoàn trả số tiền bạn đã đóng trước đó. Người thân của bạn sẽ được hưởng một phần lợi ích từ gói dịch vụ này.

Theo một số khảo sát, số tiền mà bạn cần dùng khi nghỉ hưu sẽ chiếm khoảng 60%- 80% số tiền bạn chi tiêu trước đó. Vì vậy, sẽ thật gay go nếu như không lập kế hoạch nghỉ hưu cụ thể và nghiêm túc thực hiện.

Tuy nhiên, trước khi quyết định, hãy tìm hiểu những nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy. Nên tham khảo ý kiến của người thân hay bạn bè để có những lời khuyên khách quan nhất.

→ Xem thêm: 4 hình thức sinh lời từ tiền tiết kiệm nhàn rỗi

5. Tập lối sống tiết kiệm

Mỗi tháng, hãy lập kế hoạch đảm bảo sau chi tiêu, số tiền tiết kiệm chiếm 25 – 30% thu nhập.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày:

Tận dụng đồ cũ: Thay vì mua các đồ mới hoàn toàn, hãy tận dụng những đồ cũ nếu chúng còn sử dụng được. Hãy tính toán và chọn lọc những đồ dùng nào nên cần bền, đẹp để có giá trị sử dụng lâu dài.

Áp dụng quy tắc 48 giờ khi mua sắm: Khi muốn mua món đồ nào đó, hãy để 2 ngày sau hãy quyết định. Trong 2 ngày này, suy nghĩ xem việc mua nó là “cần mua” hay “muốn mua”.

Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover: Đây là ứng dụng giúp bạn ghi chép, thống kê các khoản chi hàng ngày – tuần – tháng.

Bên cạnh đó, Money Lover có biểu đồ báo cáo về mức chi tiêu hàng tháng của bạn. Ứng dụng sẽ đưa ra thông báo, lời nhắc về kế hoạch chi tiêu.

Ngoài ra, Money Lover còn có các tính năng như Lập ngân sách, Ví tiết kiệm… Giúp bạn kiểm soát chi tiêu một cách chặt chẽ, hiệu quả. Đồng thời dễ dàng thực hiện các dự định trong tương lai.

kê hoạch hư trí
Tính năng Lập ngân sách trên ứng dụng Money Lover

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây