Làm thế nào để giải quyết tình trạng “cháy túi” ngay cả khi thời tiết không hề nóng?

0
1229

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao mình kiếm được một khoản thu nhập kha khá hàng tháng nhưng lúc nào cũng trong tình trạng “cháy túi” không? Có lẽ đây là vấn đề mà không ít  người đang gặp phải hiện nay.

Thay vì ngồi đó than phiền, trước tiên hãy suy nghĩ xem nguyên nhân là do đâu?

“Cháy túi” vì mua sắm không kiểm soát

Khi mới nhận lương, điều bạn nghĩ tới đầu tiên là tự thưởng cho bản thân một món quà mà mình yêu thích như quần áo, đồng hồ, túi xách,… 

Các trung tâm mua sắm, siêu thị luôn có rất nhiều gian hàng và sản phẩm bắt mắt cho bạn lựa chọn. Điều đó khiến bạn phân vân giữa món đồ này với món đồ khác. Không biết nên mua sản phẩm nào.

Nhưng điều đó không phải là thứ khiến bạn cảm thấy bế tắc. Bạn sẽ thở phào một cái và rinh ngay cả hai món đồ về nhà. 

Hoặc bạn đam mê đồ hiệu, sẵn sàng chi một khoản lớn so với số tiền đang có để mua sắm. Chẳng bận tâm tới vấn đề “cháy túi”, ngay lúc này bạn sẽ cảm thấy vui vẻ khi đã sở hữu được thứ mà mình mong muốn.

Bỏ một khoản tiền để mua những món đồ không cần thiết sẽ gây lãng phí tiền bạc. Trước khi mua đồ, hãy cân nhắc món đồ này có thật sự cần thiết hay không? 

Bên cạnh đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi mua những món đồ khuyến mại, giảm giá,… ở siêu thị. Mức giá rẻ bất ngờ có thể khiến bạn bị hấp dẫn. Tuy nhiên, nên suy nghĩ đến lợi ích thực sự của nó đối với bản thân.

cháy túi
Ảnh minh họa – Nên chi tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được

>> Xem thêm: 5 bước đơn giản để lập kế hoạch mua sắm siêu tiết kiệm

Nợ nần tiếp diễn

Trước tiên, hãy tìm cách khắc phục vấn đề này. Những món nợ dai dẳng sẽ khiến bạn luôn lo lắng về chuyện tiền bạc. Giải pháp duy nhất cho bạn chính là từng bước thực hiện kế hoạch xóa nợ.

Liệt kê các khoản nợ khiến bạn “cháy túi”

Hãy dành thời gian suy nghĩ về nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình trạng nợ nần hiện tại. Bạn đã tiêu tốn tiền bạc vào những gì? Đâu là khoản chi lớn nhất?

Bạn sẽ nhận ra mình đã “vung tay quá trán” ở những khoản mục nào. Từ đó thay đổi thói quen chi tiêu phù hợp.

Tuy nhiên, không phải hầu hết mọi người mắc nợ đều do tiêu xài quá đà. Đôi khi, những rủi ro bất ngờ trong cuộc sống như ốm đau, thất nghiệp… có thể là nguyên nhân khiến bạn rơi vào tình cảnh khó khăn về tiền bạc.

Hãy liệt kê chi tiết tất cả khoản nợ hiện tại của bản thân: số tiền nợ, lãi suất, thời hạn thanh toán. Từ đó, tính toán cụ thể để đưa ra con số tổng nợ cuối cùng.

Nên phân loại các khoản nợ theo lãi suất thực tế để xác định đâu là khoản nợ cần ưu tiên thanh toán trước. Sau đó lập kế hoạch trả nợ với mục tiêu và thời gian rõ ràng để đảm bảo chấm dứt tình trạng nợ nần nhanh nhất có thể.

Lập kế hoạch trả nợ

Để nhanh chóng giải quyết nợ nần, nên sắp xếp các khoản nợ theo số dư, lãi suất, thời hạn thanh toán. Từ đó, xác định đâu là khoản nợ cần ưu tiên thanh toán trước.

Thông thường, các khoản nợ có lãi suất cao nên được ưu tiên trả trước. Bởi các khoản nợ này yêu cầu bạn phải bỏ ra một số tiền khá lớn để trả cho chủ nợ hàng tháng.

Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn khi phải tiết kiệm một số tiền lớn, có thể bắt đầu bằng những khoản nợ nhỏ. Việc này sẽ giúp bạn có động lực hơn khi thực hiện kế hoạch trả nợ.

Khi đã xác định được khoản nợ ưu tiên, hãy quyết định số tiền sẽ trả mỗi tháng. Tốt nhất, nên thanh toán một lần cho một trong các khoản nợ của bạn. Đồng thời, trả số tiền tối thiểu cho các khoản nợ còn lại.

Muốn kế hoạch đạt được hiệu quả như mong muốn, cần đặt mục tiêu, ước tính thời gian cụ thể để thanh toán hết các khoản nợ. Đồng thời, nghiêm tục thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra.

Thời gian trả nợ có thể bị thay đổi nếu không duy trì đúng kế hoạch hoặc phát sinh thêm số nợ trong thời gian này. Do đó, cần theo dõi, quản lý ngân sách chặt chẽ để đảm bảo hoàn thành kế hoạch trả nợ như dự định.

trả nợ
Ảnh minh họa – Cần đặt mục tiêu cụ thể để thanh toán các khoản nợ

Không có quỹ dự phòng

Trong cuộc sống không phải lúc nào mọi chuyện cũng suôn sẻ. Sẽ có những lúc bạn bị hỏng xe, đau ốm, hỏng hóc một vài vật dụng trong nhà,… Những lúc như vậy, nếu không có một khoản tiền dự phòng, bạn rất dễ rơi vào tình trạng bế tắc và không biết phải xử lý như thế nào. 

Mượn tiền ư? Bạn sẽ lại tiếp tục rơi vào vòng xoáy nợ nần khiến bạn “cháy túi”.

>> Xem thêm: Cần bao nhiêu tiền cho quỹ dự phòng khẩn cấp?

Vậy phải làm thế nào để ngăn chặn tình trạng “cháy túi” xảy ra thường xuyên?

Ngừng chi tiêu hoang phí – Hạn chế tình trạng “cháy túi”

Chi tiêu giống như kinh doanh. Khi cung vượt quá cầu sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng. Vì vậy, cần chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Nếu thu nhập của bạn không cao, hãy lên kế hoạch cho việc chi tiêu. 

Đừng nghĩ mình không kiếm được nhiều tiền mà hãy nghĩ bạn đã dành số tiền mà bạn kiếm được vào việc gì. Đôi khi, tiêu xài vào những thứ lặt vặt cũng khiến túi tiền của bạn vơi đi lúc nào không hay.

>> Xem thêm: 5 lý do nên tạo ngân sách để quản lý chi tiêu hiệu quả

Lên kế hoạch tiết kiệm cho tương lai

Hít thở thật sâu và đề ra cho mình một mục tiêu. Bởi không có mục tiêu, bạn sẽ chẳng bao giờ phát triển được. 

Nếu bạn chưa lập gia đình, hãy chỉ ra những thứ mình cần làm trong tương lai. Nên trích một khoản thu nhập để tiết kiệm mua nhà, mua xe, tổ chức đám cưới,.. Khi đã có gia đình, bạn phải dành ra một khoản tiền để lo cho con cái. 

Không ai trong chúng ta có thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Tốt nhất, hãy để dành ít nhất là 10% số tiền bạn kiếm được để tiết kiệm. Nếu có một mục tiêu rõ ràng và cụ thể, cuộc sống trong tương lai của bạn chắc chắn sẽ được đảm bảo.

tiết kiệm tiền
Ảnh minh họa – Dành 10% thu nhập mỗi tháng để tiết kiệm

Lập danh sách những thứ cần mua

Cuốn sách “Stop acting rich:..and start living like a real millionaire” có thể sẽ giúp ích bạn trong vấn đề này.

Đừng vội chạy đi mua một món đồ mình cần. Hãy bắt tay vào cuộc “cách mạng” dọn dẹp đồ đạc. Bạn cần biết rõ số lượng đồ đạc của mình, thay vì tiếp tục chất đồ vào ngăn tủ và quên béng chúng như chưa hề tồn tại. 

Hãy gỡ hết toàn bộ đồ đạc ra theo từng loại và bắt đầu chọn lọc những thứ sử dụng được và những thứ hết hạn. Chẳng hạn, thay vì mua một chiếc bàn chải mới để đánh giày, tại sao bạn không tận dụng một chiếc bàn chải cũ. 

Nếu là một người có thói quen chi tiêu thiếu sự tính toán, tốt nhất hãy dừng lại nghĩ ngợi một chút rằng mình có thật sự cần nó hay không trước khi móc hầu bao để thanh toán.

Quản lý việc thu chi

Bạn cần ghi chép để xác định tổng số tiền đã chi tiêu hàng tháng. Hãy theo dõi mọi khoản chi tiêu, từ những khoản nhỏ nhất như mua bột giặt, sữa tắm,… đến tiền mua xe cộ, tivi,… 

Khi đã có dữ liệu, hãy phân loại chúng thành từng khoản ví dụ như ăn uống, đi lại, trả nợ,… Bạn có thể dùng thẻ tín dụng hoặc sao kê tài khoản ngân hàng để hỗ trợ việc này. Nếu sử dụng dịch vụ ngân hàng qua Internet, bạn có thể dễ dàng kiểm soát số tiền mà mình đã chi tiêu mỗi ngày.

Khi đã biết số tiền mình chi tiêu hàng tháng, hãy xác định ngân sách cho từng nhóm dựa trên thu nhập của bản thân. Việc này giúp tạo thói quen chi tiêu khoa học, quản lý tiền bạc hiệu quả hơn.

Ngoài các khoản cố định, hãy lưu ý cả những khoản phát sinh không thường xuyên như bảo dưỡng xe, sửa chữa vật dụng trong nhà,…

Quản lý chi tiêu thật dễ dàng với Money Lover

Gợi ý cho bạn một cách vô cùng dễ dàng và tiện lợi trong việc quản lý chi tiêu tiền mà không tốn nhiều công sức và thời gian. Đó là sử dụng Money Lover – ứng dụng quản lý tài chính cá nhân số 1 thế giới.

cháy túi
TÍnh năng Lập ngân sách trên ứng dụng Money Lover

Bạn chỉ tốn vài phút để ghi chép lại chi tiêu hàng ngày của mình, và phân loại vào các mục như là: Nhà hàng, Mua sắm,… Hay thêm các khoản thu nhập như Lương, Quà tặng,…

Sử dụng Money Lover giúp bạn không còn nỗi lo chi tiêu ngoài tầm kiểm soát. Dựa trên thói quen tiêu dùng của bản thân, bạn có thể tạo một ngân sách chi tiêu trong một khoảng thời gian nhất định. Ứng dụng sẽ thường xuyên nhắc nhở về tiến độ chi tiêu của bạn, giữ cho các khoản chi luôn trong tầm kiểm soát.

Ngoài ra, Money Lover tự động tạo cho bạn những biểu đồ báo cáo cực kỳ dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ. Bạn sẽ có một cái nhìn rõ ràng về các khoản thu chi của bản thân hàng tuần, hàng tháng. Từ đó điều chỉnh thói quen chi tiêu phù hợp với tình hình tài chính của mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây