Bật mí phương pháp chi tiêu tiết kiệm trong gia đình

0
1072

“Giàu không tiết kiệm, nghèo liền tay”. Nếu không biết cách chi tiêu tiết kiệm, bạn sẽ không bao giờ có nhiều tiền và một tương lai đảm bảo.

Bật mí phương pháp chi tiêu tiết kiệm trong gia đình

Phân bổ nguồn tiền một cách hợp lý

Yếu tố then chốt quyết định bạn sẽ tiết kiệm được nhiều hay ít chính là việc bạn có phân bổ nguồn tiền một cách hợp lý hay không. Việc phân bổ nguồn tiền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, quan trong nhất là tổng thu nhập và mức chi tiêu trong gia đình.

Gia đình chi tiêu càng tiết kiệm, số tiền để ra được càng nhiều. Tương tự, càng kiếm được nhiều tiền, càng có nhiều tiền tiết kiệm.

Theo các chuyên gia, tổng tiền kiếm được nên được chia thành 6 phần với các mục đích khác nhau. Mỗi phần sẽ chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng thu nhập của cả gia đình.

STT

Nội dung cần chi trả

Tỷ lệ % tổng thu nhập

1

Chi trả việc ăn uống, sinh hoạt, chi phí khám bệnh định kỳ

45%

2

Mua sắm, giải trí

10%

3

Phát triển giáo dục, đầu tư học hành cho con cái và bản thân

15%

4

Tiết kiệm dài hạn

15%

5

Tiết kiệm ngắn hạn, đầu tư kinh doanh, thu lại lợi nhuận

10%

6

Tiếp khách, hiếu hỉ, cỗ bàn, giúp đỡ người thân.

5%

 

Tổng cộng

100%

 

Ví dụ: Một gia đình 4 người( 2 vợ chồng, 2 người con) có tổng thu nhập trung bình 10.000.000đ/tháng mà không cần thuê nhà. Nếu phân bổ lượng tiền theo đúng như định mức trên, các khoản chi tiêu sẽ được tính như sau:

STT

Nội dung chi

Số tiền

1

Chi ăn uống, sinh hoạt, khám bệnh định kỳ

4.500.000đ

2

Chi mua sắm, giải trí

1.000.000đ

3

Chi cho giáo dục, học hành của con cái

1.500.000đ

4

Tiết kiệm dài hạn

1.500.000đ

5

Tiết kiệm ngắn hạn, đầu tư làm giàu

1.000.000đ

6

Chi tiếp khách, hiếu hỉ, giúp đỡ người thân, bạn bè

500.000đ

 

Tổng cộng

10.000.000đ

 

Khi đã có kế hoạch chi tiêu, cần tuyệt đối tuân thủ theo định mức đã đề ra, tránh tiêu lạm phát quỹ này sang quỹ khác.

Nếu làm theo đúng kế hoạch, chỉ sau 1 năm, bạn sẽ có 18.000.000 đồng tiền tiết kiệm và 12.000.000 đồng để đầu tư cho việc kinh doanh. Tổng số tiền tiết kiệm bạn có được là 30.000.000đ.

Bật mí phương pháp chi tiêu tiết kiệm trong gia đình
Ảnh minh họa – Tuyệt đối tuân thủ kế hoạch đã đặt ra

Làm mọi việc theo kế hoạch

Một trong những lý do khiến bạn nhanh hết tiền chính là chi tiêu không có kế hoạch, làm mọi việc theo cảm tính hoặc theo sở thích. Điều này sẽ khiến bạn trở nên trắng tay kể cả khi bạn kiếm được nhiều tiền.

Hãy lên kế hoạch trước khi làm mọi việc. Với những công việc lớn như mua nhà, xây nhà, mua xe… cần có kế hoạch dài hạnvà chuẩn bị tiềm lực tài chính chu đáo.

Trong cuộc sống hàng ngày, cần tạo thói quen lập kế hoạch. Lên thực đơn đi chợ cho cả gia đình trong một tuần, dự trù số tiền chi cho nấu ăn và làm theo đúng thực đơn đó.

Lên danh sách và tham khảo giá trước khi muốn mua bất cứ đồ dùng gì hoặc trước khi đi siêu thị mua sắm. Có kế hoạch cho việc đi du lịch trước 3-6 tháng để được hưởng mức giá ưu đãi khi đăng ký sớm hoặc giảm giá khi đặt mua vé máy bay sớm.

→ Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính cá nhân chuẩn không cần chỉnh

Hạn chế vay mượn

Nên tập thói quen chi tiêu theo đúng số tiền mình kiếm được, tránh đi vay mượn để phục vụ nhu cầu của bản thân. Trước khi vay mượn, cần tính toán xem có thể trả khoản nợ đó trong bao lâu, lãi suất nhiều hay ít.

Nhanh chóng trả nợ ngay khi có thể để tránh lãi mẹ sinh lãi con. Đặc biệt, nói không với vay nặng lãi. Đây chính là con dao hai lưỡi khiến kinh tế gia đình bị kiệt quệ nhanh chóng.

Bật mí phương pháp chi tiêu tiết kiệm trong gia đình
Ảnh minh họa – Nói “không” với vay nặng lãi

→ Xem thêm: Cảnh báo: Tất cả sự thật cần biết về vay tiền online từ tín dụng đen

Sống lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội

Đã có rất nhiều gia đình rơi vào bất hạnh khi người chồng, hoặc người vợ sa vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, cá độ…

Bạn đi làm 1 tháng mới kiếm được vài triệu nhưng chỉ một lần cá độ bạn có thể mất hàng trăm triệu, thậm chí là tiền tỉ. Các tệ nạn xã hội không chỉ làm suy kiệt kinh tế gia đình, mà còn làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. Do đó, cần tuyệt đối tránh xa các tệ nạn xã hội.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây