Làm thế nào để tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong gia đình?

0
5641

Có nhiều cách để tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong gia đình rất đơn giản và dễ áp dụng mà có thể bạn chưa biết. Tham khảo ngay những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây! 

Tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong gia đình

Nhiều người quan niệm rằng, muốn có cuộc sống thoải mái phải sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà nhưng điều này “ngốn” không ít chi phí.

Do đó, lên kế hoạch chi tiêu cụ thể và tính toán linh hoạt rất quan trọng. Giúp gia đình bạn vượt qua những cơn “bão giá”, tạo dựng sự ổn định cho tương lai.

Dưới đây là một số mẹo có thể áp dụng để tiết kiệm chi phí sinh hoạt thường ngày trong gia đình.

1) Nấu ăn tại nhà

Nấu ăn tại nhà không chỉ đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, mà còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí sinh hoạt không hề nhỏ.

Nếu mỗi bữa ăn ngoài tiêu tốn tối thiểu từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng. Chưa kể đồ uống cà phê, hay la cà quán. Việc nấu ăn ở nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được cả triệu đồng mỗi tháng.

Nếu bạn là người khá bận rộn, không có nhiều thời gian để  vào căn bếp của gia đình. Hãy cố gắng dành 1-2 giờ mỗi tuần để nấu một bữa lớn. Sau đó chia nhỏ, cất trong tủ lạnh rồi đun nóng.

Ngoài ra, thay vì tụ tập bạn bè, người thân ngoài tiệm trong các ngày lễ, dịp cuối tuần. Có thể, hãy mời mọi người đến nhà để cùng đi chợ, nấu ăn nhằm mục đích tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo sức khỏe và tăng thêm tình cảm gắn bó.

Nấu ăn tại nhà thường xuyên

2) Tiết kiệm điện – cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong gia đình

Có khá nhiều cách để tiết kiệm điện. Tắt hay ngắt nguồn điện khi không sử dụng, còn khi sử dụng nên tận dụng tối đa công năng của lượng điện tiêu thụ.

  • Khi sử dụng tủ lạnh, hãy tiết kiệm điện bằng cách trữ đủ đồ và trữ đông đá hoặc những chai nước lạnh, để tủ lạnh vận hành ổn định so với việc trống không.
  • Đừng rút phích điện của tủ lạnh nếu bạn vắng nhà 2-3 ngày.
  • Nhiều người có thói quen sử dụng điều hòa cả đêm. Nhưng điều này thực sự không cần thiết. Trước khi ngủ, hãy hẹn giờ tắt điều hòa vào 1h – 2h sáng.

Thời điểm này, nhiệt độ bên ngoài cũng đã giảm dần. Hơn thế, hơi lạnh từ điều hòa vẫn trong phòng nên sẽ giữ cảm giác mát đến gần sáng giúp cả gia đình.

Lưu ý, dùng điều hòa trong không gian nhỏ, nên đóng các cửa lại, tránh để hơi lạnh lan ra quá rộng.

Tiết kiệm điện

3) Tiết kiệm tiền điện thoại

Tiền điện thoại hàng tháng cũng ngốn một khoản chi phí không hề nhỏ. Trung bình hàng tháng cả hai vợ chồng có thể sẽ tốn từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Để cắt giảm khoản chi phí này, bạn có thể áp dụng một vài mẹo tiết kiệm sau đây:

  • Chỉ gọi nội mạng, khi gọi ngoại mạng thì cước phí khá cao. Bạn sẽ mất một khoản chi phí khá cao. Vì vậy, hãy lưu ý trước khi gọi điện. Hoặc sử dụng 2 sim điện thoại với 2 nhà mạng khác nhau để thuận tiện liên lạc cũng như giảm thiểu chi phí.
  • Tích cực sử dụng ứng dụng mạng xã hội để được liên lạc miễn phí: Bạn hoàn toàn có thể liên lạc qua facebook, zalo, skype, line,… mà không tốn một khoản tiền nào.
  • Nạp tiền điện thoại khi có khuyến mãi. Hầu hết các nhà mạng đều có chương trình khuyến mãi giá trị thẻ nạp 20%.

Bạn có thể tận dụng thời điểm này, dù không nhiều nhưng đó cũng là cách để bạn góp thêm vào kế hoạch tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong gia đình.

Tiết kiệm tiền điện thoại

4) Trồng rau, củ tại nhà – cách tiết kiệm chi phí sinh hoạt gia đình đơn giản

Nếu gia đình bạn có một khoảng đất trống bạn có thể tận dụng để trồng các loại rau củ theo mùa.

Hay diện tích nhà không thuận lợi để trồng các loại rau củ. Có thể sử dụng thùng xốp để trồng các loại rau, củ này. Sau đó hãy để chúng trên tầng thượng hay ngoài ban công.

Điều này vừa giúp bạn có nguồn thực phẩm sạch cho cả gia đình, vừa đem lại an toàn, đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

Việc trồng các loại rau, củ này khá đơn giản. Nếu trồng trong thùng xốp, bạn chỉ cần tìm mua các loại thùng này tại các cửa hàng bán đồ gia dụng. Sau đó mua hoặc xin đất màu để đầy trong thùng.

Đến các địa điểm bán các loại giống cây, củ, quả để mua cây hay hạt về ươm. Hàng ngày hãy chăm chỉ tưới nước và nên bón phân để đảm bảo cho khu vườn rau được tươi tốt.

Sau từ 20 đến 30 ngày bạn có thể thu hoạch và nấu những bữa ăn tươi sạch và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Trồng rau củ tại nhà

5) Lên danh sách trước khi mua sắm

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy tâm trạng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua sắm.

Bao bì hay slogan sản phẩm có thể làm khách hàng mờ mắt. Chúng ta có thể đưa quyết định chọn mua chỉ vì thích bao bì hay slogan quảng cáo, mà không quan tâm đến giá trị thực của sản phẩm, nhu cầu thực của bản thân.

Vì vậy cần xác lập lý do mua sắm, lên danh sách các thứ cần thiết để giúp khống chế cảm hứng mua sắm và tiết kiệm hơn.

Lập danh sách trước khi mua sắm

6) Mua nhiều mặt hàng cùng lúc

Trừ những khoản phát sinh không dự đoán được. Ngoài ra, có những đồ dùng không thể thiếu trong gia đình. Chỉ cần để ý một chút, bạn có thể biết chính xác những khoản sẽ phải tiêu trong tuần hoặc tháng tới.

Hãy gom những món hàng cần mua ở cùng khoảng thời gian và cùng địa điểm, sau đó  mua chúng trong 1 lần.

Chắc chắn, bạn sẽ nhận được giá tốt hơn và có thể sẽ được nhận những ưu đãi, quà tặng đi kèm.

Có thể mua cùng lúc các sản phẩm cần thiết như: kem đánh răng; sữa tắm; dầu gội; bột giặt; giấy vệ sinh; các loại gia vị;… nhằm tiết kiệm chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng như tiết kiệm thời gian.

Tuy nhiên cần cân nhắc mua những sản phẩm có thể để được lâu và lưu ý đọc hạn sử dụng trên mỗi sản phẩm.

Mua sắm nhiều mặt hàng cùng lúc

7) Tuyệt đối không mang nhiều tiền mặt

Việc mang hết số tiền mặt đang có, sẽ khiến bạn không thể kiểm soát được tổng giá trị hiện có trong ví.

Việc dư dả tiền trong túi có thể dễ dàng dẫn tới việc phóng tay tiêu xài quá mức. Vì vậy, chỉ nên mang một khoản tiền mặt vừa đủ.

Điều này sẽ khiến bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sắm.

Nên ưu tiên sử dụng tiền mặt thay cho dùng thẻ. Dùng tiền mặt sẽ giúp không chi tiêu quá số tiền mình có, tránh thâm hụt ngân sách vì “vung tay quá trán”.

Chi phí sinh hoạt gia đình

8) Cộng dồn những khoản chi thường xuyên

Một cách để tự khích lệ bản thân thay đổi thói quen từ những thứ nhỏ nhặt. Đó là cộng tổng chi phí cả tháng hoặc theo quý của một loại khoản phải chi thường xuyên.

Một tách cà phê, tách trà, hoặc một cuốn tạp chí có thể không tốn nhiều tiền. Nhưng những chi phí này sẽ cộng dồn lại qua từng tháng, từng năm.

Biết đâu với cách tiết kiệm tiền từ những thứ nhỏ nhặt này. Bạn có thể có một khoản cho một căn hộ đẹp hơn, một kỳ nghỉ dài hơn, hoặc một món đồ mới trong tủ quần áo?

Chi phí sinh hoạt trong gia đình

9) Lập ngân sách cho từng khoản chi tiêu

Kế hoạch ngân sách rất quan trọng, thế nhưng việc quản lý ngân sách có vẻ sẽ khó khăn nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm.

Để lên kế hoạch ngân sách cho gia đình, bạn cần biết chính xác tổng thu nhập, ghi chép lại những khoản chi. Để biết tình hình chi tiêu và còn lại bao nhiêu tiền vào cuối tháng.

Mọi kế hoạch ngân sách hiệu quả đều bắt đầu từ việc lưu giữ các hoá đơn và ghi chép chi tiêu một cách cẩn thận.

Tạo một bảng tính; dùng một cuốn sổ; hay tải về một ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân trên máy tính hoặc điện thoại di động để ghi lại tất cả các chi tiêu hàng ngày.

Để thuận tiện trong quá trình sử dụng, bạn có thể tham khảo ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Money Lover.

Lập ngân sách chi tiêu trên ứng dụng Money Lover

Đây là ứng dụng được cài đặt miễn phí trên điện thoại di động, máy tính bảng, laptop,… Người dùng có thể sử dụng ở bất cứ đâu, thời điểm nào.

Với các tính năng như theo dõi chi tiêu hàng ngày, bạn chỉ cần nhập giao dịch gồm chọn theo các danh mục chi tiêu đã có sẵn và nhập số tiền đã chi tương ứng. Ứng dụng sẽ tự động tính toán và thống kê cho người dùng biết số dư hiện tại.

Ngoài ra, Money Lover còn có thêm các tính năng khác như: báo cáo; lập ngân sách; tiết kiệm; tính thuế thu nhập cá nhân… Đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như giúp người dùng quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây