Chat qua facebook dựng chuyện chia tài sản triệu USD để lừa đảo

0
867

Hình thức lừa đảo này không phải là mới, nạn nhân thường nhận được thông điệp thông báo trúng thưởng hoặc phân chia tài sản kèm các đường link giả mạo nhằm đánh cắp thông tin tài khoản.

Chat qua facebook dựng chuyện chia tài sản triệu USD để lừa đảo

→ Xem thêm: Cảnh báo: Tất cả sự thật cần biết về vay tiền online từ tín dụng đen

Thông tin mới nhất từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cho biết, gần đây, SHB đã phát hiện một cá nhân có tên Faith Geren trên Facebook đã chat với một khách hàng của SHB mong muốn được chia đôi số tiền rất lớn lên đến 7,3 triệu USD và đề nghị khách hàng đăng nhập vào website giả mạo để giúp rút tiền.

Hình thức lừa đảo này không phải là mới, nạn nhân thường nhận được thông điệp (thông qua tin nhắn, email, chat qua facebook messenger…) với nội dung thông báo trúng thưởng hoặc phân chia tài sản, đề nghị hỗ trợ nhận thưởng, phân chia tài sản kèm theo yêu cầu click vào các đường link, trang web do kẻ lừa đảo cung cấp để có cơ sở nhận thưởng.

Khi truy cập vào website giả mạo đó và đăng nhập internet banking, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân sẽ bị đánh cắp và gửi cho hacker để thực hiện một số hành vi phạm pháp như: chiếm đoạt tiền trong tài khoản thanh toán của khách hàng, thanh toán hàng hóa hoặc các dịch vụ bất hợp pháp khác…

Chat qua facebook dựng chuyện chia tài sản triệu USD để lừa đảo
Ảnh minh họa- Cảnh báo lừa đảo đăng nhập internet banking

→ Xem thêm: Cảnh báo mất thông tin cá nhân khi vay tiền trực tuyến

Trước đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã ghi nhận một số kịch bản lừa đảo mới  nhắm tới các giao dịch online như: giả mạo người đang ở nước ngoài cần mua hàng hóa trực tuyến cho người thân, yêu cầu thanh toán bằng cách chuyển tiền qua dịch vụ chuyển tiền (moneygram, western union…).

Đối tượng lừa đảo sau đó gửi khách hàng tin nhắn có đường link truy cập và webiste giả mạo. Trường hợp khách hàng truy cập vào thì bị yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật ngân hàng điện tử.

Nếu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật đó thì đối tượng sẽ lợi dụng để thực hiện giao dịch gian lận.

Riêng đối với khách hàng đang sử dụng ví điện tử (Zalo, MoMo, Payoo…), những kẻ lừa đảo sẽ mạo danh là nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ để liên hệ với khách hàng và hỏi về vướng mắc khi sử dụng dịch vụ.

Sau đó, đối tượng sẽ lừa khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng điện tử như là một bước yêu cầu để khắc phục lỗi dịch vụ.

Còn đối với khách hàng có nhu cầu vay tín dụng trực tuyến, đối tượng giả mạo là người cho vay trực tuyến để lừa khách hàng có nhu cầu vay vốn và yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ và thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử.

Còn theo ghi nhận tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), có xuất hiện việc tội phạm giả mạo nội dung thư điện tử, giả danh cán bộ, nhân viên của ngân hàng để gửi thông báo nợ tới khách hàng.

Thực tế đây là một đường dẫn đến ứng dụng khác, chứa mã độc sẽ được tải về máy tính của người dùng nhằm đánh cắp thông tin bảo mật cá nhân của khách hàng.

Trước những tình trạng trên, SHB cũng như nhiều ngân hàng khuyến cáo khách hàng cần cẩn trọng với email, tin nhắn, cuộc gọi trên mạng xã hội với những nội dung chuyển tiền, trúng thưởng, chia tài sản,…

Đồng thời, khách hàng cần cảnh giác với tất cả các yêu cầu liên quan đến việc click vào các trang website kèm theo yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mã đăng nhập dịch vụ internet banking, số thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, mã CVV…

Theo Lê Phương (BNEWS/TTXVN) 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây