Bạn đã chi tiêu trong gia đình đúng cách chưa?

0
1014

Làm sao để chi tiêu hợp lý theo thu nhập của gia đình luôn là bài toán khó, làm đau đầu các bậc cha mẹ. Tìm hiều ngay cách chi tiêu hợp lý cho gia đình.

Lên danh sách các khoản chi tiêu trong gia đình

Việc đầu tiên các bạn cần làm là lập danh sách các khoản cần chi tiêu cho gia đình trong một tháng. Thông thường một gia đình sẽ có những khoản chi sau:

  • Chi phí cho việc ăn uống: Một ngày gồm có 3 bữa: Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối
  • Chi phí sinh hoạt: Tiền điện, tiền nước, tiền thuê nhà, tiền mạng internet, tiền điện thoại….
  • Chi cho việc mua sắm, giải trí: Mua quần áo, đồ trang sức, phụ kiện, đi chơi, xem phim, đi du lịch…
  • Chi cho việc học tập của con cái và bản thân: tiền học phí của con, tiền mua sách vở, đồ dùng học  tập cho con, mua sách, tài liệu nghiên cứu cho bố mẹ
  • Chi phí cho việc đi lại: Bao gồm tiền xăng xe, tiền vé xe bus, taxi…
  • Chi tiếp khách, hiếu hỉ, bạn bè
  • Chi giúp đỡ người thân trong gia đình.
  • Tiền tiết kiệm

Phân chia nguồn tiền cho các khoản chi đã lập

Sau khi đã có danh sách các khoản chi trong tháng bạn hãy đặt hạn mức cho từng khoản chi. Việc đặt hạn mức chỉ mang tính chất tương đối bởi trong tháng có thể phát sinh rất nhiều sự việc. Bạn không thể kiểm soát hết được.

Việc đặt hạn mức này sẽ căn cứ theo tổng thu nhập và tình hình thực tế của gia đình. Nếu gia đình bạn có thu nhập cao thì việc chi tiêu sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại nếu thu nhập của gia đình bạn thấp thì việc chi tiêu rất khó khăn, thậm chí có những thời điểm bạn phải đi vay tiền mới đáp ứng hết các khoản chi tiêu trong thời gian đó.

Trong trường hợp gia đình bạn phải thuê nhà hãy lấy tổng thu nhập trừ đi tiền nhà, sau đó mới lấy số tiền còn lại chia cho các phần chi tiêu khác theo tỷ lệ nhất định.

Ví dụ: Giả sử một gia đình có hai vợ chồng, hai con nhỏ. Hai con đã đi học , ăn bán trú tại lớp. Tổng thu nhập của cả nhà là 12.000.000đ  và bạn phải đi thuê nhà với chi phí là 1.000.000đ/tháng. Như vậy số tiền bạn còn để sử dụng cho sinh hoạt gia đình là 11.000.000đ. Số tiền này có thể được phân chia như sau:

STT CÁC KHOẢN CHI NỘI DUNG CHI SỐ TIỀN TỔNG CỘNG
1 Chi ăn uống Ăn sáng 30.000đ 3.000.000đ
Ăn trưa Bố mẹ ăn tại công ty, con ăn tại trường
Ăn tối 70.000đ
2 Sinh hoạt phí Tiền điện 300.000đ 800.000đ
Tiền nước 100.000đ
Tiền ga 100.000đ
Tiền mua dầu ăn, mắm muối 150.000đ
Tiền bột giặt, dầu gội… 150.000đ
3 Mua sắm, giải trí Mua quần áo, đi chơi… 1.000.000đ 1.000.000đ
4 Chi phí học tập cho hai con Tiền học phí, tiền mua đồ dùng học tập… 2.000.000đ 2.000.000đ
5 Tiếp khách, bạn bè, hiếu hỉ 1.000.000đ 1.000.000đ
6 Giúp đỡ người thân Tiền gửi về cho bố mẹ dưới quê 500.000đ 500.000đ
7 Tiền tiết kiệm 2.400.000đ 2.400.000đ
Tổng cộng: 11.000.000đ

 

Lưu ý: Ví dụ trên chỉ mang tính chất minh họa, không phải là tiêu chuẩn để bạn đặt định mức cho các khoản chi. Việc đặt hạn mức phải căn cứ trên tình hình thực tế của gia đình bạn. Nếu như gia đình bạn chi tiêu càng tiết kiệm bao nhiêu thì số tiền để ra càng lớn. Ngược lại nếu bạn dành nhiều tiền cho việc ăn uống và đầu tư học hành cho con cái thì bạn càng có ít tiền tiết kiệm.

Một số mẹo tiết kiệm hữu ích

Dậy sớm nấu ăn cho cả gia đình, hạn chế ăn ngoài quán xá để giảm bớt chi phí nấu ăn và bảo vệ sức khỏe

  • Sử dụng thật tiết kiệm điện, nước để giảm tiền điện, nước và dành nhiều tiền hơn cho các hoạt động khác. Ví dụ: Tắt điện khi không sử dụng, chỉ nấu cơm trước bữa ăn 30-45 phút, không để rò rỉ nước…
  • Sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân để tiết kiệm tiền xăng xe.
  • Tự trồng rau sạch để vừa tiết kiệm chi phí ăn uống vừa đảm bảo sức khỏe
  • Cố gắng tự làm một số việc đơn giản thay vì lúc nào cũng nghĩ đến việc thuê mướn
  • Thường xuyên săn các chương trình khuyến mãi, giảm giá để được mua hàng giá rẻ, tiết kiệm chi phí mua sắm.
  • Tham khảo giá và tìm địa chỉ có mức giá thấp nhất để tiết kiệm được tiền sinh hoạt.
  • Không mua theo sở thích, cảm tính, suy nghĩ thật kỹ trước khi mua bất cứ vật dụng gì.
  • Sử dụng ứng dụng quản lý tiền thông minh Money Lover để có thể dễ dàng ghi chép, tổng hợp và phân bổ nguồn thu- chi cho hợp lý.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới cách chi tiêu hợp lý cho gia đình. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc lập kế hoạch chi tiêu và giúp các bạn có nhiều tiền tiết kiệm hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây