7 sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ mà cha mẹ nên biết

0
973

Những quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ không chỉ khiến bạn lãng phí tiền bạc, mà còn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của con.  Hãy thay đổi cách nuôi dạy con trẻ nếu bạn đang mắc một trong những sai lầm dưới đây.

7 sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ mà cha mẹ nên biết

1. Chỉ chú trọng uống sữa những năm đầu đời

Trong giai đoạn đầu đời, cha mẹ thường rất chú trọng việc bổ sung sữa cho trẻ. Tuy nhiên, đến độ tuổi mầm non, việc uống sữa dần bị lơi lỏng. Bữa ăn hàng ngày của trẻ mầm non hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu Canxi và 10-20% nhu cầu Vitamin D mà các chuyên gia khuyến nghị.

Do đó, trẻ rất cần được bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa để tăng cường các dưỡng chất giúp phát triển chiều cao như Canxi, Vitamin D, Vitamin A, sắt, kẽm… Tạo cho con thói quen uống từ 400 đến 500ml sữa mỗi ngày (tương đương 2 ly ở nhà và một hộp ở trường), duy trì đến khi trưởng thành.

7 sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ mà cha mẹ nên biết
Ảnh minh họa – Cho trẻ uống 400-500ml sữa mỗi ngày để tăng cường dưỡng chất

Cha mẹ nên có chế độ chăm sóc con phù hợp, bao gồm dinh dưỡng khoa học, ngủ đủ giấc và vận động thể chất hợp lý. Đây là cách tốt nhất giúp trẻ tối ưu tiềm năng chiều cao. Trong đó, dinh dưỡng khoa học đóng góp đến 40% chiều cao của trẻ, đặc biệt là vi chất có trong sữa mà bé uống mỗi ngày.

Hãy dành ra một khoản tiền nhỏ mỗi tháng để mua loại sữa phù hợp với lứa tuổi của con. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tốt nhất nên dùng hoàn toàn bằng sữa mẹ, không cần thiết phải bổ sung thêm bất kì một nguồn dinh dưỡng nào khác.

2. Chỉ tập trung cung cấp chất đạm cho trẻ

Các bậc phụ huynh thường chú trọng tập trung các loại protein từ thịt bò, cá, tôm.. vào các bữa chính trong ngày. Tuy nhiên, bữa ăn hàng ngày của trẻ mầm non ngoài đạm còn cần 6-8ml chất béo và các dưỡng chất liên quan đến chiều cao.

Cơ thể của trẻ có nhu cầu gấp 3 lần Canxi và Vitamin D, gấp 4 lần chất sắt, gấp 2 lần phốt pho và gấp 1.5 lần Choline so với người trưởng thành. Do đó, mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hợp lý để con phát triển tối ưu thể chất và trí tuệ. Nên ăn uống đầy đủ, đảm bảo tính đa dạng về thực phẩm và phân chia hợp lý các bữa ăn.

3. Trẻ em trên 6 tháng tuổi nên ngủ xuyên đêm

Quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Việc ngủ xuyên đêm hay không tùy thuộc vào từng bé. Một cuộc khảo sát đã chỉ ra chỉ có ½ số trẻ sơ sinh có thể ngủ qua đêm vào tháng thứ 5 hoặc 6. Một số khác vẫn thức vài lần mỗi đêm dù đã 1 năm tuổi.

Việc ngủ xuyên đêm hay không sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Vậy nên bạn đừng quá lo lắng! Bé sẽ ngủ thâu đêm khi cơ thể thực sự sẵn sàng.

4. Bé 6 tháng tuổi có thể tập đi vệ sinh bằng bô

Đối với những trẻ 6-12 tháng tuổi, việc tự đi vệ sinh bằng bô có thể không đảm bảo an toàn. Vì lúc này bé chưa thể tự điều khiển bàng quang cũng như quá trình đi đại tiện. Hơn nữa, các cơ quan nội tạng của trẻ cũng chưa ổn định nên nếu ngồi bô quá lâu sẽ gây nguy hiểm.

5. Bắt đầu vận động thể chất khi đến tuổi dậy thì

Đến giai đoạn dậy, trẻ mới cần vận động để phát triển chiều cao. Quan điểm này hoàn toàn không hợp lý, rất dễ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ.

Sự vận động ở tuổi chập chững biết đi sẽ tác động mạnh lên xương khiến xương to, dày và chắc khỏe. Do đó, những trẻ lúc nhỏ ít hoạt động rất dễ có nguy cơ loãng xương và gãy xương khi lớn tuổi.

Các nhà khoa học tại Đại học Manchester Metropolitan và Đại học Bristol cho biết, trẻ hoạt động sớm thì sau này sẽ năng động về thể chất hơn. Những trẻ có khối cơ lớn hơn sẽ có hoạt động thể chất nhiều hơn. Càng hoạt động thì khối cơ càng mạnh, tạo lực lớn hơn trên xương khi trẻ đi, chạy và nhảy. Điều này giúp cho xương của trẻ chắc khỏe hơn.

7 sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ mà cha mẹ nên biết
Ảnh minh họa – Cho trẻ vận động thể chất ngay từ khi mới tập đi

6. Chưa quan tâm đến việc phát triển trí tuệ của con ngay từ khi còn nhỏ

Không chỉ có hoạt động về thể chất và ăn uống khoa học để nâng cao tầm vóc. Mỗi tháng cha mẹ nên đầu tư tiền cho việc phát triển trí tuệ của trẻ. Hoặc cũng có thể để trẻ phát triển tự nhiên bằng trí sáng tạo và óc tưởng tượng của mình thay vì ép buộc đến các trung tâm đào tạo.

Để phát triển tinh thần độc lập cũng như khả năng tư duy của con, hãy cho con thử sức với những trò chơi thông minh, rèn luyện trí tuệ như Rubik, Lego, xếp hình,…

Bên cạnh đó, cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi với trẻ, nói chuyện, kể chuyện cho con nghe, dạy con học và lắng nghe những tâm sự của con. Đặc biệt là trong giai đoạn tuổi dậy thì.

7. Không tạo ngân sách cho việc nuôi con

Sinh con ra đã khó, nuôi con sao cho đúng cách càng khó hơn. Vì vậy, ngay từ khi có kế hoạch sinh con, cha mẹ cần tạo một quỹ tiết kiệm dành cho việc nuôi con.

Chuẩn bị trước kế hoạch và ngân sách cho việc nuôi dạy và chăm sóc con cái sẽ giúp đảm bảo cho việc phát triển toàn diện của trẻ. Đồng thời, cha mẹ cũng không cần bận tâm quá nhiều về chi phí nuôi con ở mỗi giai đoạn.

Sử dụng tính năng ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover sẽ giúp bạn lập ngân sách rõ ràng cho những chi phí hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể tạo Ví tiết kiệm để theo dõi những kế hoạch mà mình đặt ra.

Với nhiều tính năng hữu ích, Money Lover sẽ đồng hành cùng gia đình bạn suốt cả chặng đường nuôi bé lớn, để những khoản thu, chi không còn là nỗi lo.

7 sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ mà cha mẹ nên biết
Lập ngân sách trên Money Lover

Con cái là tài sản lớn nhất của cha mẹ. Ngoài tình yêu thương và sự quan tâm, cha mẹ cần có kế hoạch rõ ràng để con cái phát triển một cách toàn diện trong tương lai. Con cái trưởng thành tốt chính là món quà lớn nhất đối với các bậc phụ huynh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây