7 mẹo tiết kiệm tiền cực đơn giản mà hiệu quả

0
1329

Cuộc sống sẽ ra sao nếu bạn không có khoản tiết kiệm để dự trù cho những rủi ro không may xảy ra? Tham khảo 7 mẹo tiết kiệm tiền cực đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện ngay dưới đây.

7 mẹo tiết kiệm tiền cực đơn giản mà hiệu quả

→ Xem thêm: 6 cách tiết kiệm tiền thông minh dành cho tất cả mọi người

1. Ghi chép chi tiêu hàng ngày

Bước đầu tiên để thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền, chính là thống kê tất cả các khoản đã chi tiêu trong một ngày. Bao gồm các chi phí như ăn uống, đi lại, mua sắm,…

Hãy cố gắng ghi chép tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày, đừng bỏ qua bất cứ khoản nhỏ nhặt nào, chẳng hạn như: 3 ngàn đồng tiền gửi xe.

Bạn có thể thực hiện việc này vào cuối ngày, điều này giúp bạn nhìn lại mình đã chi tiêu như thế nào. Đã hợp lý chưa hay quá lãng phí cho những khoản thực sự không cần thiết?

Một vài gợi ý giúp bạn thực hiện ghi chép chi tiêu để biến chúng thành thói quen hàng ngày:

Dùng sổ tay

Phương pháp này khá thuận tiện, nhưng sẽ có những trường hợp không may xảy ra như mất, thất lạc,… Mọi thông tin ghi chép của bạn sẽ biến mất hoàn toàn. Và việc nhớ lại chúng là điều rất khó, nếu sử dụng sổ tay ghi chép hãy bảo quản và giữ gìn cẩn thận.

Bảng tính Excel

Hãy tạo một bảng tính riêng, nhập các danh mục chi tiêu và số tiền đã thanh toán. Công cụ này sẽ giúp bạn tính toán dựa trên dữ liệu có sẵn. Với phương pháp này, bạn cần sử dụng máy tính.

Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

Người dùng có thể cài đặt ngay trên chiếc điện thoại di động của mình, nhập tất cả các khoản chi tiêu ở bất cứ thời gian nào, hay thời điểm nào. Ứng dụng sẽ tự động cập nhật và thống kê theo danh mục và thời gian.

Ngoài ra, Money Lover còn có nhiều tính năng khác như: báo cáo, nhắc nhở chi tiêu, thiết lập ngân sách, tiết kiệm,… giúp bạn dễ dàng kiểm soát chi tiêu và thực hiện các kế hoạch.

7 mẹo tiết kiệm tiền cực đơn giản mà hiệu quả
Ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

Tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như điều kiện cá nhân mà chọn cho mình một phương pháp thực sự phù hợp. Hãy cố gắng duy trì chúng hàng ngày, tạo thói quen ghi chép để kiểm soát chi tiêu một cách có hiệu quả.

2. Lập kế hoạch chi tiêu theo ngân sách

Từ việc ghi chép và thống kê chi tiết, hãy lập kế hoạch chi tiêu cụ thể theo ngân sách. Gạch đầu dòng tất cả các khoản cần chi cần thiết trong một tháng, sau đó phân bổ một lượng tiền phù hợp cho chúng.

Lời khuyên từ các chuyên gia tài chính cho rằng, nên phân chia theo nguyên tắc 50:30:20.

  • 50% thu nhập dành cho các các khoản thiết yếu như ăn uống, đi lại, nhà ở
  • 30% dành cho tiết kiệm, trả nợ, đầu tư, dự phòng phát sinh
  • 20% còn lại cho các khoản tiêu dùng cá nhân

Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cá nhân mà có thể điều chỉnh con số này sao cho phù hợp. Đừng vì thắt chặt chi tiêu quá mức, gây  áp lực và khó khăn trong cuộc sống.

7 mẹo tiết kiệm tiền cực đơn giản mà hiệu quả
Ảnh minh họa- Lập kế hoạch chi tiêu theo ngân sách giúp

Chẳng hạn, thu nhập trung bình hàng tháng của bạn là 10 triệu. Lập ngân sách chi tiêu cho tất cả các khoản trong một tháng:

  • Thuê nhà: 2 triệu
  • Điện + Nước + Mạng: 400 ngàn
  • Ăn uống: 2,5 triệu
  • Đi lại: 300 ngàn
  • Thẻ điện thoại: 100 ngàn
  • Mối quan hệ: 1 triệu
  • Mua sắm: 1 triệu
  • Thể thao: 500 ngàn
  • Đám, hỷ: 500 ngàn
  • Quà cáp cho gia đình: 500 ngàn
  • Tiết kiệm: 1,2 triệu

Trên đây chỉ ví dụ minh họa giúp bạn hình dung rõ cách lập ngân sách cho từng danh mục. Đồng nghĩa rằng, bạn không được phép chi tiêu quá hạn mức này. Hãy đảm bảo rằng, việc chi tiêu luôn trong giới hạn nhất định.

→ Xem thêm: 100 Cách tiết kiệm tiền ăn hàng ngày, ai cũng có thể thực hiện

3. Lập kế hoạch tiết kiệm

Từ việc lập kế hoạch chi tiêu, hãy tạo danh sách tiết kiệm từ những danh mục này. Bằng cách cắt giảm những khoản không cần thiết. Có nhiều cách để bạn thực hiện, miễn sao bản thân thấy phù hợp và dễ dàng thực hiện. Chẳng hạn như:

  • Tiết kiệm 50 ngàn/ ngày
  • 500 ngàn/ tháng
  • 10 – 15% tổng thu nhập

Chặng hạn, với kế hoạch tiết kiệm 50 ngàn/ ngày, trung bình mỗi tháng bạn sẽ tiết kiệm khoảng 1,5 triệu đồng. Và sau 1 năm, bạn sẽ có một khoản là 18 triệu đồng. Hãy cố gắng để duy trì con số này, sau nhiều năm bạn sẽ có một khoản kha khá mà trước đây chúng không cánh mà bay do cách chi tiêu không khoa học.

Nếu chi phí sinh hoạt hàng ngày quá cao, nên cắt giảm chúng. Để làm được như vậy, hãy xác định và phân loại những chi phí vào mục cần thiết và không cần thiết.

Với những khoản nếu không có bạn sẽ “chết đói” thì được coi là thiết yếu. Còn lại, với những khoản nếu không có cuộc sống vẫn diễn ra bình thường. Vì thế, hãy thắt chặt tối đa khoản này.

7 mẹo tiết kiệm tiền cực đơn giản mà hiệu quả
Ảnh minh họa- Lập kế hoạch tiết kiệm hàng tháng

Thay vì ăn ngoài hàng, bạn có thể tự nấu ăn tại nhà. Điều này vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, đồng thời giúp tiết kiệm một khoản chi phí kha khá. Hay thay vì đi xem phim tại rạp, có thể rủ bạn bè cùng xem tại nhà.

Những điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản không hề nhỏ hàng tháng. Đồng thời, hãy theo dõi khoản tiết kiệm và kiểm tra chúng. Việc này sẽ giúp bạn có thêm động lực để hoàn thành kế hoạch.

4. Chọn mục tiêu để tiết kiệm

Cách tốt nhất để thực hiện kế hoạch tiết kiệm đó là đặt ra mục tiêu. Điều này sẽ khiến bạn có thêm động lực để thực hiện và cố gắng hoàn thành.

Hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ về những thứ mà bạn muốn, chẳng hạn những chuyến du lịch vài ngày cùng bạn bè, hay mua món đồ phục vụ cho công việc,… Đồng thời, luôn có ý thức để thực hiện, chắc chắn rằng bạn sẽ hoàn thành được những dự định này.

Từ những kế hoạch tiết kiệm đơn giản trong thời gian ngắn này sẽ giúp bạn có thói quen tiết kiệm. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng thực hiện những kế hoạch cho tương lai như: kế hoạch mua xe, mua nhà và lấy vợ,…

Chẳng hạn, sắp tới bạn có kế hoạch đi du lịch cùng bạn bè, ngân sách cần có là 5 triệu đồng trong 3 tháng tới. Vậy làm thế nào để mỗi tháng cần tiết kiệm 1,7 triệu đồng?

7 mẹo tiết kiệm tiền cực đơn giản mà hiệu quả
Ảnh minh họa- Lập kế hoạch tiết kiệm tiền cho chuyến du lịch sắp tới

Lúc này, bạn cần tính toán chi tiêu như thế nào để có thể tiết kiệm. Cân nhắc và lựa chọn đâu là khoản chi cần thiết và không cần thiết. Với khoản không cần thiết như mua sắm, giải trí,…hãy cắt giảm chúng một cách tối đa.

Ví dụ, hàng tháng bạn thường chi cho mua sắm khoảng 1 triệu đồng. Vậy từ tháng này hãy cắt giảm chúng, có thể hãy dừng việc mua sắm lại ngay nếu thực sự không cần thiết. Như vậy, số tiền đó bạn có thể dành cho mục tiết kiệm.

Trung bình một ngày cần 120 ngàn cho ăn uống, hãy tiết kiệm bằng cách nấu ăn tại nhà. Mức chi phí của một người/ ngày cho 3 bữa ăn chỉ khoảng 80- 90 ngàn đồng. Bạn sẽ tiết kiệm được 30- 40 ngàn đồng/ ngày. Sau 1 tháng sẽ tiết kiệm tối thiểu 900 ngàn đồng.

Như vậy, sau các khoản đã cắt giảm, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 1,9 triệu/ tháng. Cố gắng duy trì chúng trong 3 tháng, bạn sẽ hoàn thành kế hoạch tiết kiệm và có một chuyến du lịch hoàn hảo cùng với bạn bè.

5. Quyết định theo thứ tự ưu tiên

Hãy phân định rõ những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Nên ưu tiên cho mục tiêu dài hơn ngắn hạn. Bởi những mục tiêu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống tương lai sau này của bạn.

Nếu bạn xây dựng kế hoạch tiết kiệm từ sớm, cuộc sống sau này sẽ an nhàn và thoải mái hơn.

Với các kế hoạch dự tính cho tương lai, ngoài việc tiết kiệm bạn có thể đầu tư vào các hình thức kinh doanh. Để tăng thêm nguồn thu nhập, rút ngắn thời gian để hoàn thành một cách nhanh nhất.

7 mẹo tiết kiệm tiền cực đơn giản mà hiệu quả
Ảnh minh họa- Lập kế hoạch và phân bổ theo thứ tự ưu tiên

Chẳng hạn, bạn có các kế hoạch cho tương lai như:

  • Đi du lịch
  • Mua điện thoại mới
  • Mua xe máy
  • Mua nhà
  • Sinh con
  • Nghỉ hưu

Với kế hoạch này, bạn cần ưu tiên cho những mục tiêu lâu dài như: kế hoạch mua nhà, sinh con và nghỉ hưu. Đây đều là những dự tính mà bạn cần có nhiều thời gian để thực hiện chúng. Vì đòi hỏi cần một khoản tiền tiết kiệm khá lớn, nếu không có tính toán và cân nhắc thì chắc chắn những dự định này chắc chắn sẽ không hoàn thành.

Nếu bạn ưu tiên cho những mục tiêu ngắn hạn thì sẽ ra sao? Khi bạn vẫn có một chiếc điện thoại đang dùng vẫn tốt, hay một chiếc xe máy vẫn hoạt động tốt. Nhưng vì bạn bè, đồng nghiệp đã dùng những chiếc điện thoại mắc tiền hơn, chiếc xe đắt tiền hơn mà mình cũng cần phải thay thế chúng.

Đó là bạn đang chạy theo xu thế, mọi người có mình cũng phải có. Đây là điều không cần thiết, và có thể theo thời gian, sẽ  bị cuốn theo những nhu cầu vật chất khác nữa. Và mãi mãi tài khoản tiết kiệm không có nổi một xu hay không thể tích lũy cho những rủi ro không may trong cuộc sống sau này.

6. Tiết kiệm tự động

Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ tiết kiệm tự động từ việc trích từ tiền lương hàng tháng để tiết kiệm. Bạn nên mở một tài khoản tiết kiệm cùng ngân hàng mà bạn nhận lương hàng tháng, để thuận tiện cũng như giảm chi phí và thời gian.

Bạn chính là người chủ động trong việc tiết kiệm bao nhiêu trong tổng thu nhập, tiết kiệm ngắn hạn hay dài hạn. Việc tách riêng một khoản tiền này, giúp chi tiêu hợp lý hơn với số dư còn lại. Tránh chi tiêu quá đà hay giảm bớt sự cám dỗ mua sắm.

7 mẹo tiết kiệm tiền cực đơn giản mà hiệu quả
Ảnh minh họa- Tự động trích một khoản tiết kiệm hàng tháng vào tài khoản ngân hàng

7. Thường xuyên theo dõi khoản tiết kiệm

Hãy theo dõi và kiểm tra tiến độ tiết kiệm của bạn vào mỗi tháng. Điều này không chỉ giúp bạn gắn bó với kế hoạch tiết kiệm mà còn giúp khắc phục sự cố nhanh chóng.

Sau một khoảng thời gian bạn sẽ thấy con số này tăng lên đáng kể, điều mà trước đây bạn chưa từng nghĩ đến. Hay chính xác là “ném tiền qua cửa sổ” mà bạn không hề hay biết.

Việc thường xuyên theo dõi khoản tiết kiệm còn giúp bạn có thêm những tính toán để điều chỉnh sao cho hợp lý trong khả năng bản thân. Nếu bạn muốn rút ngắn thời gian hoàn thành dự định, hãy nên kế hoạch cắt giảm chi tiêu và tiết kiệm hơn nữa. Hay đầu tư kinh doanh, cũng là một ý tưởng không tồi, tuy nhiên cần tìm hiểu thông tin một cách kỹ lưỡng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây