7 gợi ý giúp phát triển sự nghiệp dễ dàng đạt thành tựu

0
1038

Tất cả mọi người đều tìm hướng đi riêng cho sự nghiệp của bản thân mình nhưng đều hướng đến mục tiêu hạnh phúc và thành công trong tương lai. Để định hướng cho việc phát triển sự nghiệp một cách rõ ràng nhất bạn cần có kế hoạch cụ thể ngay hôm nay

1. Đưa ra khung thời gian cụ thể

Trước khi lên kế hoạch bạn cần xác định xem đó là một kế hoạch trong ngắn hạn hay dài hạn: 1 năm, 2 năm, 5 năm hay 10 năm. Nắm được mốc thời gian và hoạch định cụ thể kế hoạch của bạn trên giấy để trả lời cho những câu hỏi sau: Bạn sẽ là ai trong 5 năm tới? Bạn sẽ theo đuổi lĩnh vực nào để thành công? Bạn có sẵn sàng đánh đổi những thú vui cá nhân cho công việc?… Đặt ra càng nhiều câu hỏi bạn càng có thêm nhiều định hướng cho kế hoạch tương lai.

2. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Trong cuộc sống, ai biết cách tận dụng thế mạnh và tài năng của mình thì sẽ dễ dàng đạt được thành công cũng như gặp ít khó khăn hơn nếu nhận biết được điểm yếu và kiểm soát chúng một cách hiệu quả. Nhưng làm sao để biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu? Làm sao phân tích cơ hội và nguy cơ. Đó là lúc bạn cần dùng tới kỹ thuật phân tích SWOT.

Cân nhắc từng câu trả lời trên quan điểm của bạn và từ nhận xét của những người xung quanh. Hãy cố gắng trả lời càng chính xác càng tốt, đừng quá khiêm nhường mà phải đưa ra câu trả lời thực sự khách quan.

3. Biết mình biết ta

Biết mình biết ta nghĩa là đừng đặt ra những mục tiêu không tưởng, vượt quá khả năng của bản thân. Hãy bắt đầu với những mục tiêu nhỏ, cụ thể và rõ ràng trong thời gian ngắn. Ví dụ, bạn sẽ phấn đấu lên làm trưởng nhóm kinh doanh trong năm nay hoặc đạt mức thu nhập 8 con số trong năm tới. Cuộc đời mỗi người cần một quá trình phấn đấu dài hơi và không gừng nghỉ để thành công. Hãy nhớ, bạn không thể từ nhân viên thành trưởng phòng chỉ sau một đêm.

Ảnh minh họa – Biết rõ năng lực bản thân để đặt vào vị trí phù hợp

4. Luôn khiêm nhường và học hỏi không ngừng

Có được một công việc tốt không có nghĩa là ngừng học hỏi. Đối với mỗi công việc cụ thể, nghiên cứu tim tòi và sáng tạo ra những cách làm mới, nhanh chóng và hiệu quả hơn luôn được biểu dương. Không chỉ giỏi ở lĩnh vực của mình, bạn nên tìm hiểu thêm các lĩnh vực bổ trợ như các công cụ web, các phần mềm văn phòng, các công cụ mạng xã hội… Không ngừng nghiên cứu một cách chủ động giúp bạn nắm được mạng lưới vận hành công việc một cách trơn tru hơn thay vì trông chờ sự giúp đỡ từ bộ phận khác hay cấp trên, cấp dưới của bạn.

5. Cân nhắc về công việc hiện tại

Nếu bạn đang làm một công việc văn phòng 8 tiếng nhàm chán, sáng đi tối về và không biết ngày mai ra sao, hãy thử cân nhắc về vấn đề nhảy việc cho những bước đột phá tiếp theo trong tương lai của bạn. Gạt bỏ nỗi sợ hãi về quãng thời gian thất nghiệp hay những giới hạn bản thân trong một môi trường mới toàn những người trẻ năng động, lịch làm việc dày đặc, deadline ngập đầu, áp lực bủa vây, hãy nghĩ đến mục đích của bạn khi tìm việc và bạn muốn trở thành ai trong tương lai. Tất nhiên, chúng tôi không khuyên bạn bỏ công việc hiện tại khi chưa cân nhắc hết các rủi ro. Một số người có thể vẫn chấp nhận công việc đều đều và tìm thêm nghề tay trái phù hợp với đam mê của bản thân.

Ảnh minh họa – Cân nhắc công việc hiện tại có phù hợp không để đưa ra sự thay đổi phù hợp

6.  Xây dựng thương hiệu cá nhân

Xây dựng thương hiệu cá nhân là về việc xác định đúng và truyền thông những điều làm cho bạn trở nên độc đáo, khác biệt và liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn, từ đó giúp bạn có thể đạt được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Trong thời đại công nghệ ngày nay, các công cụ mạng xã hội mang đến cho bản dấu ấn cá nhân độc đáo, lại rất đơn giản, dễ sử dụng. Tạo một hồ sơ chuyên nghiệp trên Linkedin hay có một trang blog cho riêng mình chia sẻ những kiến thức chuyên môn, hiểu biết về ngành hay những xúc cảm trong cuộc sống cũng  giúp bạn trở nên khác biệt với mọi người.

7. Đừng bao giờ bỏ cuộc

Một khi bạn đã quyết định xác định thiết lập mục tiêu đầu tiên của bạn, hãy giữ cho quá trình diễn ra bằng cách xem xét và cập nhật danh sách việc cần làm của bạn hàng ngày.Xem xét định kỳ các kế hoạch dài hạn và chỉnh sửa để phản ánh những thay đổi trong thứ tự ưu tiên và kinh nghiệm của bạn.

Xem thêm5 mục tiêu tài chính giúp phát triển sự nghiệp trước tuổi 30

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây