7 cách quản lý tiền bạc hiệu quả khi ngập trong nợ nần

0
2511

Với những người trẻ có mức thu nhập còn hạn chế, không biết cách chi tiêu là nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng vay nợ. Hầu hết đều chưa biết cách quản lý nợ/ vay một cách hợp lý.

7 cách quản lý tiền bạc hiệu quả khi ngập trong nợ nần

Giới trẻ luôn muốn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để đạt được những mục tiêu tiết kiệm lâu dài. Tuy nhiên, đối với những bạn trẻ đang sống ở mức thu nhập thấp, ở một mức lương cơ bản nhất định, điều này trở nên khó khăn.

Vậy cần giải quyết vấn đề này như thế nào?

1. Cố gắng trả hết nợ (nếu có)

Nếu muốn có tiền tiết kiệm, trước hết phải trả hết nợ (nếu có). Quản lý các khoản vay và lên kế hoạch cụ thể cho việc trả nợ là rất quan trọng.

Tuy nhiên, đây cũng là thách thức cho rất nhiều người trong thời gian đầu. Hãy liệt kê cụ thể các khoản vay và đánh dấu ưu tiên trả trước những khoản có lãi suất cao. Bởi nguyên tắc tiền vay lãi cao trong thời gian dài sẽ càng tăng khoản nợ.

→ Xem thêm: Làm thế nào để giải quyết nợ nần nhanh chóng?

2. Cắt giảm những khoản chi không cần thiết

Hãy bắt đầu tối giản chi tiêu và tiết kiệm từ những hành động nhỏ nhất như tiết kiệm nước, điện, ga trong sinh hoạt… Nên lưu ý đến những hạng mục cần thiết cho cuộc sống, tối giản mọi chi phí nếu có thể.

7 cách quản lý tiền bạc hiệu quả khi ngập trong nợ nần
Ảnh minh họa – Tối giản các khoản chi

→ Xem thêm: Làm thế nào để giảm thiểu chi tiêu ăn uống hiệu quả?

3. Tiết kiệm nhiều hơn

Có một khoản tiền tiết kiệm để đầu tư cho sự nghiệp bản thân hoặc phòng ngừa lúc rủi ro là một điều cần thiết. Hãy mở một tài khoản tiết kiệm và trích 10% tổng thu nhập hàng tháng vào đó.

Số tiền tiết kiệm ban đầu có thể nhỏ nhưng lâu dài sẽ mang lại cho bạn một khoản lớn và lãi suất.

4. Lập kế hoạch mua sắm

Xem xét kỹ lưỡng những khoản mua sắm của mình. Đừng mua sắm quá “bừa bãi” bởi mức thu nhập của bạn thực sự chưa đủ ổn định để chi tiêu theo sở thích.

Hãy lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Nên liệt kê những món đồ cần mua trước khi đi chợ và giới hạn đúng số tiền được phép chi.

Cần đặt ra một ngưỡng chi tiêu trong ngày hoặc trong tuần. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được chi tiêu của bản thân.

Ngoài ra, để quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn có thể sử dụng ứng dụng Money Lover trên điện thoại, laptop… Money Lover sẽ giúp bạn nhập và theo dõi các khoản chi tiêu một cách đơn giản. Các báo cáo thu chi sẽ được cập nhập thường xuyên để bạn có thể điều chỉnh kế hoạch hợp lý.

7 cách quản lý tiền bạc hiệu quả khi ngập trong nợ nần
Quản lý chi tiêu trên ứng dụng Money Lover

5. Không sử dụng thẻ tín dụng

Không nên sử dụng thẻ tín dụng khi đi mua sắm. Theo chỉ số nghiên cứu của các chuyên gia tài chính, việc sử dụng thẻ tín dụng khiến bạn chi tiêu nhiều hơn 12% so với việc dùng tiền mặt.

Ngoài ra, khi sử dụng thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu lãi suất cũng như chi phí duy trì hoạt động của thẻ.

6. Tận dụng chương trình mua sắm giảm giá

Tận dụng những chương trình mua sắm giảm giá sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản không nhỏ. Nên để ý đến những chương trình giảm giá, khuyến mại vào cuối năm hoặc thời gian chuyển mùa.

Bạn sẽ mua được món đồ mình yêu thích với mức giá ưu đãi, tiết kiệm tối đa chi phí mua sắm.

7 cách quản lý tiền bạc hiệu quả khi ngập trong nợ nần
Ảnh minh họa – Tận dụng các chương trình giảm giá

→ Xem thêm: Cần lưu ý điều gì khi mua hàng giảm giá?

7. Tìm việc làm thêm

Đây là cách giúp bạn kiếm thêm thu nhập và quản lý được thời gian rảnh của mình. Kinh doanh online hay những công việc freelance… chắc chắn là những lựa chọn không tồi. Nếu chăm chỉ, những công việc này sẽ mang lại khoản thu nhập tương đối đáng kể.

Đối với nhiều người trẻ, để chi tiêu trong môi trường thành thị với mức thu nhập thấp là một điều thực sự khó khăn. Do đó, cần có kế hoạch chi tiêu và quản lý tiền bạc hợp lý. Không nên tiêu tốn quá nhiều tiền bạc vào những sở thích cá nhân để tránh rơi vào nợ nần.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây