Những mục tiêu lớn như kế hoạch mua nhà, mua xe, nuôi con… Sẽ được hiện thực hóa và trở nên dễ dàng, khi bạn áp dụng 7 bước hướng dẫn dưới đây. 

7 bước hoàn thành kế hoạch mua nhà

Bước 1: Xem xét tình hình thu nhập 

Xem xét tình hình tài chính cá nhân là bước quan trọng. Giúp bạn định hình giá trị tài sản ròng mà bạn đang có. 

Giá trị tài sản ròng = Tổng thu nhập – Nợ phải trả

Tổng thu nhập là tất cả những khoản thu chính và phụ của hai vợ chồng hàng tháng. Có thể là mức lương, doanh thu từ việc kinh doanh, khoản phụ cấp… 

Nợ phải trả là những khoản vay nợ cá nhân, tổ chức tài chính, ngân hàng… trong ngắn hạn và dài hạn. 

Giá trị tài sản ròng có thể là con số âm hoặc dương. Nếu kết quả là giá trị âm thì bạn cần xem xét lại tình hình tài chính. 

Xây dựng kế hoạch chi tiêu tiết kiệm, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Hoặc tìm cách gia tăng thu nhập hàng tháng để cải thiện tình hình này. 

Nếu kết quả là dương có thể bạn không phải lo lắng quá nhiều. Nhưng đó chưa chắc là kết quả tối ưu.

Bạn cần phải nỗ lực hơn nữa để nhanh chóng hoàn thành kế hoạch mua nhà. Bằng cách nâng cao thu nhập, tìm kiếm công việc có cơ hội phát triển. 

7 bước hoàn thành kế hoạch mua nhà
Ảnh minh họa – Xem xét thu nhập hiện tại

Bước 2: Xác định nhu cầu nhà ở

Xác định nhu cầu, là điều kiện cần để xây dựng kế hoạch mua nhà. Bạn có thể dựa vào những gợi ý dưới đây: 

  • Mong muốn nhu cầu nhà ở của gia đình là chung cư hay nhà mặt đất?
  • Diện tích bao nhiêu m2? 
  • Trung tâm thành phố hay ngoại thành? 
  • Tài chính có thể chi trả ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu? 
  • Cần vay nợ bao nhiêu?
  • Kế hoạch vay nợ như thế nào? 

Việc xác định nhu cầu rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch tài chính của bạn và gia đình. 

Nếu gia đình có một khoản vốn nho nhỏ từ việc tích góp và giúp đỡ từ hai bên gia đình. Bạn có thể cân nhắc mua nhà trả góp. 

Hiện nay thị trường bất động sản rất phát triển. Hoàn toàn tìm kiếm căn nhà phù hợp với nhu cầu của bản thân. 

Nếu mức tài chính của bạn chưa đủ để thanh toán 50% giá trị ngôi nhà. Bạn không nên mạo hiểm để sở hữu. 

Điều này đảm bảo bạn không gặp phải những áp lực về tài chính. Duy trì cuộc sống thoải mái. 

Quyết định mua nhà, nên dựa trên tình hình tài chính thực tế của gia đình.

Với mức thu nhập hiện tại không quá cao, có thể lựa chọn những căn hộ chung cư ở ngoại thành. Đây cũng là một gợi ý mà bạn có thể cân nhắc. 

7 bước hoàn thành kế hoạch mua nhà
Ảnh minh họa – Xác định nhu cầu nhà ở

Bước 3: Thiết lập kế hoạch chi tiêu tiết kiệm

Xây dựng kế hoạch chi tiêu tiết kiệm là phương pháp mà bạn không nên bỏ qua để tiến gần đến với mục tiêu sở hữu căn nhà mơ ước.

Chi tiêu tiết kiệm vẫn nên được thực hiện đều đặn, thường xuyên. Khi giá trị tài sản càng cao, bạn càng làm chủ tài chính. 

Do đó, hãy cân đối thu – cho bằng cách thiết lập kế hoạch chi tiêu. Gia tăng tài khoản tiết kiệm và nâng cao thu nhập hàng tháng. 

Điều này giúp bạn hình thành ý thức, trách nghiệm và nghiêm túc xây dựng kế hoạch chuẩn bị tài chính. Nhờ đó, kế hoạch mua nhà sẽ sớm hoàn thành. 

Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn thực hiện:

3.1. Lập ngân sách chi tiêu hàng tháng

Lập ngân sách chính là việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những nhu cầu chi tiêu hàng ngày.

Điều này giúp bạn kiểm soát chi tiêu, không chi trả cho những khoản không cần thiết, gây lãng phí. 

Đồng thời, còn là cách giúp bạn duy trì thói quen cân đối thu – chi. Tránh tình trạng bội chi hay chi tiêu quá đà, mất kiểm soát. 

Việc lập ngân sách chi tiêu hàng tháng sẽ đơn giản hóa hơn. Khi bạn sử dụng tính năng Lập ngân sách trên ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

Money Lover cho phép bạn thiết lập và tạo ngân sách đơn giản như: ngân sách ăn uống hàng tháng, ngân sách đi chợ, ngân sách mua sắm….

Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng, mà có thể thiết lập ngân sách phù hợp với cá nhân. 

Sau khi thiết lập ngân sách, ứng dụng sẽ tự động thông báo, nhắc nhở về việc chi tiêu quá đà. Hay tiết kiệm như thế nào để hoàn thành đúng ngân sách đã đặt ra. 

7 bước hoàn thành kế hoạch mua nhà
Tính năng lập ngân sách trên ứng dụng quản lý chi tiêu Money Lover

3.2. Ghi chép chi tiêu thường xuyên

Đây là bước cần thiết mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn kế hoạch mua nhà sớm hoàn thành. 

Tạo thói quen ghi chép chi tiêu chính là bước để bạn theo sát việc chi tiêu hàng ngày. Điều chỉnh khi chi tiêu chưa hợp lý hay cắt giảm khi chi tiêu không cần thiết. 

Song song với kế hoạch tiết kiệm tiền hàng tháng. Nâng cao thu nhập cũng là điều mà bạn nên thực hiện. 

Gia tăng thu nhập là chìa khóa để bạn tiến gần hơn với kế hoạch mua nhà. 

Tìm kiếm những công việc liên quan đến chuyên môn, sở trưởng bản thân. Vừa giúp vừa giúp tích lũy kinh nghiệm, vừa giúp gia tăng thu nhập. 

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm những công việc khác như: gia sư; kinh doanh online; bán hàng tại cửa hàng; siêu thị; làm đồ handmade; nhân viên giao hàng…

Dù lựa chọn công việc nào, bạn nên cân đối thời gian làm việc. Và sức khỏe của bản thân để không ảnh hưởng đến công việc chính. 

7 bước hoàn thành kế hoạch mua nhà
Ảnh minh họa – Tạo thói quen ghi chép chi tiêu

Bước 4: Tính toán chi phí cần thiết cho ngôi nhà 

Ngoài khoản tiền mua nhà, bạn cũng không nên bỏ qua những chi phí cần thiết để sinh hoạt hàng ngày. 

Nếu căn nhà bạn mua đã có những đồ cơ bản thì bạn chỉ cần sắm những đồ dùng cần thiết để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. 

Ngược lại, bạn mua một căn hộ mới. Thì chắc chắn rằng những đồ dùng như: tủ đồ; bàn ghế; điều hòa; máy giặt; thiết bị điện…. bạn cần sắm sửa cho ngôi nhà. 

Và những chi phí này không phải là nhỏ. Chúng có thể là hàng chục đến hàng trăm triệu, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân. 

Do đó, bạn cần lưu ý để đảm bảo tài chính trước khi quyết định sở hữu một căn nhà. Hãy đảm bảo rằng những chi phí mua sắm này nằm trong ngân sách mua nhà của bạn.

Ngoài ra, khi mua nhà chung cư sẽ có một chi phí mà bạn phải thanh toán hàng tháng như: 

4.1. Phí dịch vụ hàng tháng 

Đây là khoản chi phí thường niên khi ở nhà chung cư. Tùy thuộc vào từng loại chung cư: chung cư bình dân hay chung cư cao cấp mà sẽ có mức phí khác nhau. 

Ngoài ra, mức phí này còn phục thuộc vào diện tích căn hộ mà bạn sở hữu.

Phí dịch vụ hàng tháng thường được thu với mức phí trung bình từ 2.500 đồng đến 16.000 đồng/ m2. 

Giả sử, căn hộ của bạn 70m2, mức phí dịch vụ là 5.000 đồng/m2. Khi đó, phí dịch vụ hàng tháng bạn cần thanh toán là: 350.000 đồng. 

Phí dịch vụ
Ảnh minh họa – Phí dịch vụ cần thanh toán khi mua nhà chung cư

4.2. Phí quản lý chung cư 

Khoản phí này bao gồm tất cả chi phí hoạt động vận hành và quản lý chung cư. Phụ thuộc vào tiêu chuẩn và chất lượng chung cư. 

Mức đóng góp của chi phí này dao động từ 4.000 đồng – 8.000 đồng/ m2/ tháng. 

Thông thường, khoản phí này sẽ tỷ lệ thuận với giá bán căn hộ. Và chi phí sinh hoạt ở chung cư sẽ có một mức thu khác, không vượt quá quy định giá trần do Nhà nước ban hành. 

Do đó, trước khi ký hợp đồng mua nhà, bạn cần xem xét rõ mức tối thiểu theo quy định của Nhà nước .Và mức thu của chủ đầu tư để có thỏa thuận ngay từ đầu, tránh xảy ra tranh chấp về sau. 

4.3. Chi phí làm sổ đỏ

Để căn nhà là của chính bạn, bạn cần đóng chi phí để làm sổ đỏ chung cư như sau: 

Đầu tiên, thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của bên chuyển nhượng. Nếu bạn và chủ đầu tư đã có thỏa thuận từ trước thì bạn sẽ phải nộp loại thuế này với mức thu là 2% so với giá trị của căn hộ. 

Tiếp theo là lệ phí trước bạ. Đây là loại chi phí làm sổ đỏ nhà chung cư bắt buộc bạn phải đóng với mức thu là 0,5%.Ttính trên bảng giá đất của UBND cấp tỉnh ban hành. 

Đồng thời, bạn cần phải đóng lệ phí cấp giấy chứng nhận với mức thu là 100.000 đồng/giấy cấp mới và 50.000 với giấy cấp lại. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính theo quy định của Nhà nước.

Ngoài ra, khi tiến hàng sang tên sổ đỏ thì bạn cần phải đóng các chi phí sang tên. Gồm có:

  • Phí địa chính 15.000 đồng/ trường hợp. 
  • Phí thẩm định 0,15% giá trị sang tên. Hoặc chuyển nhượng với mức thu tối thiểu là 100.000 đồng, tối đa là 5.000.000 đồng/ trường hợp. 
  • Lệ phí cấp sổ đỏ theo từng trường hợp cụ thể.
  • Phí công chứng sau khi thực hiện thủ tục sang tên có mức thu 0,1% so với giá trị tài sản. 

4.4. Các khoản chi phí khác 

Ngoài những khoản chi phí do chủ đầu tư quy định, thì cư dân ở chung cư phải chi trả những chi phí khác như:

Phí gửi xe

Phí gửi xe hàng tháng khoảng từ 50.000 đến 1.200.000/xe/tháng. Tùy thuộc vào từng loại xe mà có mức phí khác nhau. 

Tổng chi phí gửi xe của một gia đình trung bình hàng tháng sẽ rơi vào khoảng 1 triệu cho đến gần 3 triệu/tháng.

Phí bảo trì

Phí bảo trì thường được đóng 1 lần bằng 2% giá trị căn hộ ngay khi lúc bạn mua. Nghĩa là loại phí này tùy thuộc vào giá trị của căn hộ.

Chi phí điện, nước

Chi phí điện, nước và internet là chi phí hàng tháng khi ở chung cư mà bất cứ hộ gia đình nào cũng phải đóng.

Chi phí này hoàn toàn phụ thuộc vào mức tiêu thụ của gia đình bạn. Và được định giá theo quy định của nhà nước.

Để giảm thiểu chi phí này xuống mức tối đa, trước khi ký hợp đồng bạn nên xem xét kỹ các điều khoản và đưa ra thỏa thuận với chủ đầu tư. 

Những khoản chi phí khác
Ảnh minh họa – Chi phí khác cần thanh toán khi ở nhà chung cư

Bước 5: Tham khảo các nguồn vay vốn 

Chuyên gia tài chính khuyên rằng chỉ nên quyết định sở hữu ngôi nhà khi tài chính tối thiểu bằng 50% giá trị ngôi nhà. 

Điều này giúp bạn không lâm vào tình trạng nợ nần, giảm bớt gánh nặng và áp lực trong quá trình trả nợ. 

Hiện nay, các khoản vay ngân hàng, tổ chức tài chính mà bạn có thể vay một cách dễ dàng.

Khi mua nhà chung cư, bạn sẽ nhận được những lời mời chào về các gói vay trả góp trong 4 năm, 5 năm, 7 năm hay thậm chí là 15 năm với mức lãi suất vô cùng ưu đãi.

Tuy nhiên, đây chỉ là những chiêu trò để lôi kéo khách hàng. Bạn cần cẩn trọng và tỉnh táo để quyết định.

Thông thường, mức lãi suất ưu đãi chỉ trong năm đầu tiên. Những năm tiếp theo là mức lãi suất “cắt cổ”. 

Do đó, khi quyết định vay bạn nên cân nhắc và lựa chọn gói vay phù hợp. Tránh lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất. 

Tham khảo các khoản vay vốn
Ảnh minh họa – Lập kế hoạch vay vốn ngân hàng

Bước 6: Tận dụng nguồn vay không lãi suất

Đây là nguồn vay từ người thân, bạn bè… với mức lãi suất rất thấp hoặc bằng 0. Là nguồn vay mà bạn nên tận dụng, nếu gia đình bạn có đủ điều kiện để giúp đỡ. 

Đồng thời, đây cũng là khoản vay mà thời hạn vay lâu dài. Bạn không phải gặp quá nhiều áp lực cho việc trả nợ, lo lắng những khoản lãi suất hàng ngày, hàng tháng như những khoản vay khác.  

Bước 7: Tham khảo ý kiến người thân, bạn bè 

Tham khảo nguồn thông tin từ bạn bè, người thân, đồng nghiệp… để có lời khuyên chính xác nhất. 

Tuy nhiên, bạn cần biết chắt lọc thông tin đúng và phù hợp với hoàn cảnh tài chính hiện tại để có quyết định chính xác nhất. 

Đừng cố sĩ diện để sở hữu một căn nhà đắt tiền, vượt quá khả năng tài chính của bản thân và gia đình. Khi đó, gia đình bạn sẽ gánh chịu những hậu quả như lãi suất cao, lãi mẹ đẻ lãi con, thời gian trả nợ kéo dài, tăng theo cấp số nhân. 

Vì vậy, hãy sáng suốt để đảm bảo rằng sau 3 – 5 năm, kế hoạch xóa nợ sẽ được hoàn thành. Và bắt đầu một cuộc sống thảnh thơi. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây