8 bước để có một kế hoạch tài chính hoàn hảo [Update 2020]

0
2065

Một bản kế hoạch tài chính cá nhân có vai trò quan trọng trong hoạt động chi tiêu và quản lý tiền bạc. Tham khảo 8 bước dưới đây và áp dụng ngay!

Kế hoạch tài chính cá nhân

Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng “kế hoạch tài chính cá nhân” là một cái gì đó quá xa vời, vĩ mô và không dễ để thực hiện. Nhưng không khó như bạn nghĩ! Dạo qua 8 gợi ý dưới đây có thể giúp bạn sở hữu một kế hoạch tài chính hoàn hảo cho bản thân.

» Xem thêm: 6 nguyên tắc giúp thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân hoàn hảo

1) Cụ thể hóa tất cả các mục tiêu đặt ra

Mục tiêu là yếu tố cần quan tâm đầu tiên trong một bản kế hoạch tài chính cá nhân. Trong bản kế hoạch chi tiêu của mỗi người đều cần phải có mục tiêu.

Việc hoạch định mục tiêu nhằm giúp hoạt động chi tiêu hướng đúng “tâm”. Tức là tập trung cho những thứ đã định thay vì chi tiêu lãng phí, ngẫu hứng vào những thứ bất chợt, không có nhiều giá trị.

Mục tiêu cần phải được cụ thể hóa để chúng ta vừa có trách nhiệm. Vừa có động lực thực hiện hành động chi tiêu thông minh, không xa rời mục tiêu đã đặt ra. Quan trọng là không biện minh cho bất kỳ loại chi tiêu vô bổ nào.

Mục tiêu tài chính cá nhân

» Xem thêm: Kế hoạch tài chính cá nhân – Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu [Update 2020]

2) Xác định tổng thu nhập trong một thời gian nhất định

Có phải bạn đang hưởng lương tháng cố định và biết chắc số tiền mình kiếm được mỗi tuần là bao nhiêu?

Hay bạn là người lao động tự do và lương thay đổi tùy từng tháng? Việc ghi lại lịch sử thu nhập trong một năm có thể giúp bạn nhận biết chính xác thu nhập trung bình từng thời gian nhất định.

Biết được chính xác số tiền mình có thể có được trong một thời gian nhất định sẽ là căn cứ để đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong chi tiêu.

Hơn nữa, chúng ta còn có thể phân bổ tiền một cách hợp lý trong mọi hoạt động chi tiêu ở hiện tại và trong tương lai.

Xác định tổng thu nhập trong thời điểm nhất định

3) Liệt kê tất cả các khoản cần chi tiêu

Việc liệt kê các khoản chi tiêu dễ dàng giúp bạn nhận ra bạn đang sở hữu số tiền là bao nhiêu? Bạn có đang lạm chi hay không? Khoản nào cần điều chỉnh để ngân sách được bảo toàn.

Nếu khoản chi tiêu lớn hơn khoản thu nhập thì nghĩa là bạn đang sống quá mức thu nhập. Kế hoạch chi tiêu của bạn phải chia thành hai phần:

Chi phí cố định: Hóa đơn sinh hoạt, bảo hiểm, tiền trả nợ vay, thực phẩm và các khoản mua sắm thiết yếu như quần áo và đồ gia dụng.

Tiền chi tiêu tùy thích: Tiền gửi tiết kiệm, tiền cho các hoạt động vui chơi giải trí, tiền dành cho kỳ nghỉ và các chi tiêu xa xỉ khác.

Liệt kê các khoản chi tiêu cần thiết

4) Phân bổ thu nhập

Phân bổ thu chi là cách phân chia dòng tiền một cách hợp lý và khoa học dựa trên mức thu nhập – nhu cầu chi tiêu của bản thân.

Theo chuyên gia tài chính, nên trích tối thiểu 10% tổng thu nhập hàng tháng dành cho tiết kiệm. Khoản này nên trích trước khi chi tiêu. Số tiền còn lại để chi trả cho nhu cầu chi tiêu.

Thông thường, một cá nhân sinh sống và làm việc tại thành phố sẽ có những khoản chi tiêu dưới đây. Giả sử, mức thu nhập 12 triệu đồng/ tháng, bạn có thể tham khảo cách phân bổ sau:

Bảng phân bổ thu nhập

5) Cân nhắc cho khoản chi tiêu tùy thích

Phần này hoàn toàn dựa vào nhận thức về giá trị. Bạn có những giá trị gì và bạn muốn tiêu tiền như thế nào để biểu hiện các giá trị đó?

Nói cho cùng, tiền chỉ là phương tiện để đạt tới mục đích chứ không phải là mục đích. Bạn là người như thế nào, bạn mong muốn làm điều gì?

Nhiều người tiêu tiền cho các sở thích, thú vui hoặc làm từ thiện. Hãy nghĩ đó như là việc đầu tư vào một trải nghiệm hoặc cảm giác thỏa mãn.

Cân nhắc khoản chi tiêu tùy thích

6) Cố gắng cắt giảm chi tiêu

Việc giảm những khoản chi tiêu lớn có thể là cách khó chịu nhất nhưng cũng hiệu quả nhất để chi tiêu trong kế hoạch.

Nếu năm nào cũng đi nghỉ, năm nay bạn hãy cân nhắc ở nhà. Cắt giảm những khoản chi tiêu nhỏ hơn cũng có thể tích tiểu thành đại. Cố gắng nhận biết và cắt giảm những thứ xa xỉ mà bạn thường hưởng thụ.

Nếu tuần nào bạn cũng tận hưởng dịch vụ mát-xa hay có thú thưởng thức rượu vang đắt tiền. Hãy cắt giảm sao cho bạn chỉ tiêu tiền cho những thứ xa xỉ đó một hoặc hai tháng một lần.

Tiết kiệm tiền trong những khoản chi tiêu nhỏ hơn bằng cách chuyển sang dùng những nhãn hiệu thông thường. Và ăn ở nhà thường xuyên hơn. Cố gắng không ăn ở ngoài quá một hoặc hai lần mỗi tuần.

Một cách tiêu tiền thông minh không có chỗ tồn tại cho những kiểu chi tiêu theo cảm xúc, hay những thứ yêu thích nhất thời không có giá trị,… Nếu trong hoạt động chi tiêu của bạn tồn tại những thói quen này, hãy điều chỉnh và loại bỏ ngay.

Kế hoạch tài chính cá nhân

» Xem thêm: Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính du lịch cho cả gia đình

7) Tự thưởng cho mình nhưng không dựa vào số tiền “từ trên trời rơi xuống”

Tiền bạc phải phục vụ bạn chứ không phải ngược lại. Chắc hẳn bạn không muốn làm nô lệ cho ngân quỹ của mình hay cho tiền bạc nói chung. Vì vậy điều quan trọng là bạn hãy tự chiều chuộng mình mỗi tháng mà không phá vỡ kế hoạch tài chính của bạn.

Bạn đừng tính đến những nguồn thu nhập tiềm năng (không chắc chắn) như tiền thưởng cuối năm, tiền thừa kế hay tiền hoàn thuế. Chỉ nên đưa vào ngân quỹ số tiền chắc chắn. Nếu không, mọi thứ sẽ gây tác dụng ngược và rốt cuộc ảnh hưởng đến ngân quỹ của bạn.

Kế hoạch tài chính cá nhân

8) Sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân để dễ dàng kiểm soát chi tiêu và lập kế hoạch ngân sách. Đọc báo cáo mỗi tháng, bạn sẽ biết được cần điều chỉnh thế nào cho phù hợp.

Bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý tài chính cá nhân Money Lover. Ứng dụng cho phép bạn cài đặt miễn phí và sử dụng bất cứ khi nào, bất cứ đâu.

Tính năng Báo cáo trên ứng dụng Money Lover

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây