Vì sao bạn mãi không thể trả nợ dù đã rất tiết kiệm tiền?

0
1712

Bạn đang gặp phải khó khăn về mặt tài chính? Hay mắc một vài khoản nợ xấu mãi không thể trả nổi? Bạn đã rất tiết kiệm tiền mà vẫn trả không hết?

Vì sao bạn mãi không thể trả nợ dù đã rất tiết kiệm tiền?

Có thể bạn đang tiết kiệm và quản lý tài chính không đúng cách.  Dưới đây là 6 mẹo nhỏ giúp bạn tự trả nợ trong thời gian ngắn.

1. Nhận thức vấn đề đang gặp phải

Nếu bạn đang có một khoản nợ, hãy giải quyết chúng có kế hoạch. Phụ thuộc vào khoản nợ đó được dự tính trước hay phát sinh?

Các khoản nợ học phí dành cho sinh viên, nợ tiêu dùng để mua phương tiện làm việc, mua nhà là nợ được dự tính trước.

Đối với khoản phát sinh, như chi tiêu cho các buổi tiệc, mua sắm vượt quá ngân sách, gặp tai nạn hoặc mất cắp …. Việc đầu tiên bạn cần làm, hãy nhìn nhận nó như một vấn đề cần phải giải quyết nghiêm túc.

2. Nắm bắt được chi tiết hoàn cảnh của bản thân

Bạn không thể trả hết nếu bạn không biết mình nợ tổng cộng bao nhiêu tiền? Trước hết, hãy suy nghĩ và ghi lại tất cả những khoản vay. Vay ai? Bao nhiêu tiền? Có lãi suất  không? Nếu có là bao nhiêu? Khoản nào cần trả trước? Đâu là nợ dài hạn?…

Vì sao bạn mãi không thể trả nợ dù đã rất tiết kiệm tiền?
Ảnh minh họa – Nắm rõ tình hình tài chính của bản thân

Hơn nữa, việc nắm bắt tình hình tài chính hiện tại cũng vô cùng quan trọng. Thu nhập hàng tháng là bao nhiêu? Có thu nhập ngoài hay không? Trung bình là bao nhiêu? Các khoản chi thiết yếu như tiền nhà, sinh hoạt phí … Và cuối cùng lập bảng cân đối tài sản cá nhân để đánh giá chính xác.

Trả lời được hết những câu hỏi đó, bạn đã nắm được tổng quát tình hình tài chính của mình.

3. Cứng rắn và nhất quán

Một trong những nguyên tắc đầu tiên của việc này là bạn phải nhất quán và có kỷ luật. Đôi khi chúng ta cảm thấy rất xấu hổ, tội lỗi và hối hận về những khoản nợ. Những cảm xúc đó không giúp ta giải quyết vấn đề ở hiện tại. Hãy loại bỏ chúng!

Bạn có đủ tinh thần, kỷ luật và tập trung để giải quyết vấn đề, đó là tất cả những cảm xúc tích cực cần có. Giữ cho mình một cái đầu lạnh và một trái tim vững vàng.

Thay vì than vãn, thất vọng hay u sầu, tại sao không dành thời gian đó để lập kế hoạch trả nợ? Viết ra tất cả những phạm vi vấn đề mà bạn xác định. Hãy chắc chắn đã ghi ra hết tất cả những khoản nợ, người cho vay và kế hoạch chi tiêu hiện giờ của bạn.

4. Lập kế hoạch chi tiết để trả nợ

Bây giờ là lúc để bạn ngồi vào bàn và nghiêm túc vạch ra cho mình những kế hoạch trả nợ chi tiết. Bạn có con số cần phải trả rồi và giờ là lúc bắt tay vào tiết kiệm tiền thôi!

Hãy xác định một chuẩn mực, khung mẫu cho việc chi tiêu. Có bao giờ bạn không tuân thủ chuẩn mực đó? Tiêu quá tay khi đi mua sắm, liên hoan quá nhiều khi vừa nhận lương? … Bạn có chi tiêu một số tiền lớn vào một hoạt động cụ thể nào không?

Bây giờ bạn đang lâm vào cảnh túng thiếu, chỉ chi trả cho những nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày có lẽ cũng là quá đủ với bạn rồi. Thực phẩm, nước uống, đồ sinh hoạt, tiền đi lại, một khoản chi phí nhỏ dự trữ lúc ốm đau, ngoài ra những thứ khác đều không cần thiết.

Hãy bắt đầu phân loại những khoản chi tiêu và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên, bạn sẽ tiết kiệm tiền được một khoản đáng kể để trả nợ đó.

https://my.moneylover.com/huong-dan-lap-bang-can-doi-gia-tri-tai-san-ca-nhan/
Ảnh minh họa – Trả hết nợ ngay khi có tền

Ngay khi tiết kiệm được đủ số tiền, hãy trả ngay những khoản nợ xấu. Đừng tiết kiệm tiền để trả nợ hết một lúc, như vậy số lãi phát sinh mỗi ngày sẽ khiến bạn hoảng loạn đấy. Và có thể, bạn sẽ bị nản khi thời gian trả nợ mãi kéo dài.

Việc trả được những khoản nợ nhỏ giúp bạn có động lực để tiếp tục đạt được những mục tiêu lớn hơn.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Nếu bạn sống đủ tử tế, bạn sẽ không bao giờ chỉ có một mình, nhất là những lúc khó khăn. Gia đình có thể là nơi đầu tiên nên tìm đến. Dùng tiền từ người thân để trả những khoản nợ xấu, sau đó hoàn trả những khoản vay mới này dần dần. Tránh số tiền lãi phát sinh ngày càng lớn.

Số tiền mà bạn vay của bố mẹ sẽ chẳng bao giờ sinh lời nhiều như vậy đâu. Thậm chí còn hao hụt đi theo năm tháng ấy chứ. Đừng bao giờ xấu hổ, bạn nên cảm thấy may mắn vì còn người thân để dựa dẫm mới đúng chứ.

Bạn bè cũng là một phương án tốt. Hãy nhờ bạn bè trợ giúp những khoản tiền nhỏ để trả nợ và hứa sẽ trả ngay khi bạn nhạn lương tháng tiếp theo. Nhưng đừng làm mất uy tín của bản thân.

Vì sao bạn mãi không thể trả nợ dù đã rất tiết kiệm tiền?
Ảnh minh họa – Đừng ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người thân thiết

6. Biết tự quản lý tài chính cá nhân lúc khó khăn

Trong khi phải lao đầu vào suy nghĩ, hãy để đầu óc được thảnh thơi hơn với công cụ quản lý tài chính tự động. Money Lover sẽ giúp bạn quản lý những khoản thu chi mỗi ngày. Bên cạnh đó, các tính năng báo cáo, lập kế hoạch trả nợ, kế hoạch tiết kiệm hay phân bổ ngân sách hợp lý sẽ giúp bạn đáng kêt để rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu.

Vì sao bạn mãi không thể trả nợ dù đã rất tiết kiệm tiền?
Quản lý chi tiêu trên ứng dụng Money Lover

Cho dù bạn có đang nợ xấu đến cỡ nào cũng phải hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn. Đừng quá bi quan! Nếu bạn cố gắng và biết tiết kiệm tiền đúng cách, bạn hoàn toàn có đủ khả năng trả được hết nợ.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây